TIN TỨC

Bài Viết

Trịnh Bích Ngân, người đi tìm ngôi đền thiêng tâm thức
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 22/01/2025 07:34:00

Không biết từ lúc nào, nhưng bắt đầu từ khi tôi được nhìn thấy những bức ảnh nhà văn Trịnh Bích Ngân chụp đăng trên face book, tôi đã nghĩ cô ấy ngoài nhà văn còn là một nhà thơ bởi từ những góc nhìn sự vật, sự việc có chiều sâu và mang tính nghệ thuật cao đã cho tôi cái cảm giác ấy.

Xem thêm
Tổ quốc mình đất biển mãi hòa nhau khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng hoà bình
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 19/01/2025 16:41:45

"Tổ quốc mình đất biển mãi hòa nhau" của NGƯT Ngô Minh Oanh đã vượt khỏi khuôn khổ và giá trị của một tác phẩm văn học thông thường để mang ý nghĩa của thông điệp về tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình và toàn vẹn chủ quyền dân tộc.

Xem thêm
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 19/01/2025 12:03:02
Xem thêm
Hành trình trở về trong chùm thơ Phạm Thanh Bình
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 16/01/2025 23:54:31
Xem thêm
Nguyễn Bình Phương, nhà thơ chơi chữ họa lên tương phản thực hư của hiện thực huyền ảo
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 14/01/2025 00:36:12
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 14/01/2025 00:04:34

“Tiếng sấm Đồng Khởi” Bến Tre (1960) âm vang dai dẳng dồn dập nhiều năm khiến chế độ cộng hòa đương thời còn chịu sự tác động ngoại lai phải kinh hoàng lo sợ, tiếp tục bắt lính khắp nơi để tăng quân, không chừa cả sinh viên, giáo viên ở các trường học. Năm 1963, bị gọi đi trình diện học sĩ trù bị, tôi âm thầm trốn học trò và hiệu trưởng, rời bỏ Trường Trung học Long Mỹ - Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) - một huyện lỵ xa, lánh về Cần Thơ xin dạy Việt văn tại Trung học Tư thục Thủ Khoa Huân tại đường Thủ Khoa Huân (Cần Thơ) của ông Trần Đình Thân. Tình cờ, không, phải nói là may mắn, tôi được gặp một bài văn của Trang Thế Hy mà không rõ vì lý do nào, soạn giả lại không ghi xuất xứ. Đoạn văn được nhà văn, nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà (1) biên soạn, đưa vào quyển Giảng văn lớp Đệ Lục (nay là lớp 7) do nhà xuất bản Sống Mới ấn hành năm 1962. Nhan đề bài giảng văn là “Con người quả cảm”.

Xem thêm
“Bình yên từ phía quê nhà” của Nguyễn Văn Hòa
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 11/01/2025 23:11:29

Cầm cuốn tản văn nho nhỏ trên tay: “Bình yên từ phía quê nhà”, giữa chốn nhộn nhịp của đất Sài Gòn, mà trong lòng tôi cảm thấy có một điều gì đó rất đỗi là chân quê, rất đỗi là an yên trong tâm hồn của một con người, khi bản thân chúng ta luôn quay cuồng với những tất bất hơn thua, cố gắng, lăn lộn ngoài đời sống, để đi tìm những giá trị vật chất hay tinh thần nhằm thỏa mãn những ham muốn khát vọng ở đời thường, thì khi đọc bình yên từ phía quê nhà, chúng ta dường như, hoặc đã có trong tay liều thuốc cho sự tự chữa lành, cho việc quân bình, cân bằng lại trong cuộc sống.

Xem thêm
Có một buổi chiều như thế!
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 11/01/2025 20:29:13

Tôi đã “vô tình” mà “hữu ý” vươn tay hái ngắt một “chiếc lá cuối cùng không rụng bao giờ” có in hình đong dáng một bài thơ “xinh” mang tên: Thơ viết chiều cuối năm. Lâu lắm rồi mới nhặt được “chiếc lá” ẩn ứa đầy những “niệm” thời gian, hao mòn, nỗi nhớ, mưa sương, vết cắt cứa đời/ người với kiểu tự sự kết hợp trữ tình tạo cảm giác “nhu mềm” không “chói gắt” cho tâm hồn cộng hưởng/ cảm thụ như thế.

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam không đi trên những lối mòn – Tiểu luận của Pawel Kubiak
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 10/01/2025 17:19:44

Nguyệt san Gazeta Kulturalna (Báo Văn hóa) của Ba Lan số ra tháng 2 năm 2021 đăng bài viết của tác giả Pawel Kubiak về tập thơ Phía bên kia sự im lặng* của Mai Quỳnh Nam. Bài này từng đăng trên trang Lý luận phê bình của Hội Nhà văn Ba Lan giữa tháng 2 năm 2020. Chỉ hai tuần sau đó, tác giả bài viết đã đột ngột ra đi.

Xem thêm
Đọc “Mùa xuân xanh” nhớ “Mùa xuân chín”
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 09/01/2025 16:15:20

Mùa xuân của thiên nhiên cứ theo qui luật tạo hóa mà đi và đến. Mùa xuân của lòng người lại theo nhịp đập của trái tim tình yêu và tuổi trẻ, ước mơ và khát vọng. Mùa xuân của một dân tộc là cái bản lề nối liền những thắng lợi của năm cũ với năm mới sau 365 ngày. Nhà thơ Nguyễn Bính chào đời và ra đi đều vào mùa xuân. Từ sáng 30 Tết năm Ất Tỵ (20/1/1966) nhà thơ đã vĩnh biệt thế giới này về miền mây trắng. Còn nhà thơ Hàn Mặc Tử, tuy hơn Nguyễn Bính 6 tuổi, nhưng cũng đã lên tiên từ mùa đông năm Canh Thìn  (11/11/1940). Hai nhà thơ ở hai phương trời xa lạ nhưng cảm xúc về mùa xuân lại có nét tương đồng. Cả hai thi sĩ đều nhìn mùa xuân như một trái cây ngọt lành đang chuyển từ xanh đến chín. Hàn Mặc Tử có cả một tập Xuân như ý với mấy chục bài thơ xuân. Nguyễn Bính lại có Mưa xuân, Xuân về, Thơ xuân, Xuân tha hương, Xuân nhớ miền Nam

Xem thêm