TIN TỨC

Bài Viết

Sức hấp dẫn và chiều sâu văn chương Nguyễn Quang Sáng
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 08/12/2024 11:40:28

Trong các nhà văn thuộc đội ngũ văn nghệ giải phóng miền Nam, Nguyễn Quang Sáng có lẽ là nhà văn có phong cách Nam Bộ nhất. Giọng văn của ông hồn hậu, mộc mạc, tự nhiên như cảnh sắc thiên nhiên của Nam Bộ, nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nhận xét là “nó sục lên mùi vị của sông nước Tháp Mười, cả cái chất đậm đặc không thể trộn lẫn” (Khôi Vũ, 2014).

Xem thêm
“Dòng sông thơ ấu” như là dòng chảy cuộc đời của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 07/12/2024 17:59:30

Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn lớn với sự nghiệp gắn bó mật thiết với vận mệnh đất nước. Những tác phẩm của ông, trong đó có “Dòng sông thơ ấu” là một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.

Xem thêm
Nhà thơ Thanh Hoàng lặng lẽ chiết gieo thơ vào đất mẹ
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 07/12/2024 08:35:46

Với nhiều nhà thơ, cái gốc rễ cùng mảnh đất chôn rau cắt rốn luôn là một điều hết sức thiêng liêng. Nhiều người lấy đấy làm nguồn cảm hứng cho mình khi sáng tác. Thanh Hoàng cũng thế. Mồ côi cha mẹ từ rất sớm và rồi từ rất sớm đã phải xa quê. Chính điều đó đã làm cho Thơ Thanh Hoàng luôn tồn tại một khoảng trống đến mênh mông, đến choáng ngợp và luôn có khát khao được bù đắp, được vun đầy.

Xem thêm
Đọc “Đất nước hình tia chớp” của Trần Mạnh Hảo
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 04/12/2024 22:56:46
Xem thêm
Tiếp biến văn hóa và sự đổi mới thơ Việt
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 04/12/2024 17:19:46

Mỗi dân tộc sống với một hoàn cảnh riêng trong trường kỳ lịch sử có một sắc thái tâm lý riêng biểu hiện khá rõ trong nền văn hóa, trong văn học-nghệ thuật của mình tạo nên một vẻ đẹp truyền thống ổn định. Dẩu vậy, trên cái nền ổn định đó trong dòng chảy lịch sử đều có những giao lưu với các nền văn hóa khác tạo những đổi mới của sự tiếp biến văn hóa. Cái mới, sự cách tân cũng sinh ra từ đây, theo cách nói của Paul Hoover (Mỹ) “Cái mới trong nghệ thuật luôn là cái được nhập từ một nền văn hoá khác”. Văn hóa nói chung và văn học-nghệ thuật Việt Nam nói riêng phát triển cũng trong quy luật này. 

Xem thêm
Tìm hiểu lý luận phê bình văn học miền nam 1954-1975
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 02/12/2024 09:17:37

Đọc chuyên luận "Lý luận - Phê bình văn học miền Nam 1954-1975: Tiếp nhận & Ứng dụng" của PGS.TS Trần Hoài Anh

Xem thêm
Cái tôi trữ tình mang nhiều nỗi niềm hoài niệm và những trắc ẩn, suy tư trong thơ Trần Quang Khánh
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 28/11/2024 17:12:13

Thơ Trần Quang Khánh được viết ra bởi những cảm xúc chân thành của một trái tim nhạy cảm, giàu trắc ẩn với nhiều nỗi trăn trở, suy tư. Có lẽ chính đời binh nghiệp và những thăng trầm của cuộc sống đã cho anh những bài học, sự trải nghiệm về con người, cuộc đời trong một cái nhìn thấu đáo, đầy tính nhân văn.

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc – Đi từ bi quan tận cùng để đến trọng sinh tinh sáng
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 27/11/2024 23:32:51

Không hiểu vì sao, khi viết về Nguyễn Lương Ngọc, tôi lại nhớ câu thơ của Tản Đà tiên sinh “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay chán nửa rồi”, và câu thơ của Quang Dũng tài hoa “Mây ở đầu ô mây lang thang/ Ôi chật làm sao góc phố phường”. Văn chương nó lạ lắm. Đường đầy người đi, đi nhiều, đi liên tục thành đường mòn. Với phàm giới nói chung đó là điều tốt. Thi nhân thì không. Khuôn phép sáo mòn khác chi con vẹt. Không xấu, thậm chí thuận nhĩ hóa thuận ngôn, nhưng không trình ra được cái mới, nghĩa là không sáng tạo, nghĩa là không phát triển, nói kiểu triết học, là phi tiến bộ. Thế là bảo thủ còn gì, vì anh thành tảng đá đứng ì cản trở dòng chảy của cuộc tồn tại không ngừng.

Xem thêm
“Lý Sơn yêu dấu” – Bản tình ca về biển đảo
Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 27/11/2024 22:27:52

 

 “Lý Sơn yêu dấu” là tuyển tập thơ văn thứ hai, sau tập “Biển gọi ta về” của nhóm biên soạn: Hồ Nghĩa Phương, Lucinda Nguyen, Trần Tín, Nguyễn Khiêm, được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 10 năm 2024.

Xem thêm
“Khảo nghiệm thẩm mỹ”: Chất trữ tình, nét chấm phá nữ quyền, tính tinh tế bẩm sinh qua ba bài “tình thi” của nữ sĩ Trần Mai Hường
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 27/11/2024 21:30:21

Trần Mai Hường dùng ngày rộng tháng dài chỉ để yêu và được yêu. Tiếng thơ đó nâng đỡ cho đời và người nên đẹp và nhã, say đắm và lặng lẽ… dạt dào và đong đầy mật hoa. Thơ chị ở lại thời thiếu nữ đầy mộng mơ mà tràn dư những trận mưa tình ngọt ngào, êm say, có lúc cuồng quyến, dâng động.

Xem thêm