TIN TỨC

Nếp nhà xưa cũ trong Về nơi nguồn cội của nhà văn Đới Xuân Việt

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-05-24 09:24:50
mail facebook google pos stwis
359 lượt xem

TRƯƠNG NAM HƯƠNG

Cuốn sách "Về nơi nguồn cội" kể về dòng họ nội, họ ngoại của nhà văn Đới Xuân Việt. Tác phẩm phản ánh gần như bức tranh toàn cảnh của gia tộc tác giả những năm đầu thế kỷ trước cho đến khi đất nước độc lập, giang sơn thu về một mối, qua đó ghi nhận những đóng góp của các vị đức cao vọng trọng trong dòng tộc cho xã hội và cho dòng họ.
 


Nhà văn, đạo diễn Đới Xuân Việt.

Tác phẩm còn nhắc nhở chúng ta công lao của các bậc tiền nhân trong việc khai sơn phá thạch, đã xây dựng và để lại cho chúng ta giang sơn gấm vóc như ngày nay.

Tôi đặc biệt ấn tượng với những hồi ức của tác giả về những bậc tiên tổ trong dòng họ. Ông nội tác giả, một thầy đồ Nho hay chữ, một lang y bốc thuốc chữa bệnh cứu người có tiếng ở vùng Quảng Xương - Thanh Hóa. Cụ có lòng yêu thương con cháu đặc biệt. "Năm nào ông cũng nấu cao ban long bồi dưỡng cho người đau yếu. Sáng ra, ông thường cho người nấu một nồi cháo với củ hoàng tinh rồi cho cao ban long đã thái hạt lựu vào bát cháo cho các cháu ăn trước khi đi học". Cụ dạy bảo con cháu rất cẩn thận, tỉ mỉ từ nếp ăn, nếp ở đến công việc nhà nông, giáo dục con cháu sống có đức độ, sống tốt, sống có trên, có dưới. Đặc biệt, cụ luôn bảo ban con cháu phải biết giữ gìn của cải, sống tiết kiệm, tránh xa cờ bạc, rượu chè bê tha. Cụ luôn ý thức về dòng họ, chăm lo các điều kiện cho con cháu làm ăn, lập nghiệp, giao trách nhiệm cho người đi trước giúp đỡ người đi sau làm cho dòng họ ngày càng phương trưởng. Cụ như cây đại thụ xum xuê chở che cho con cháu.

Cùng với ông nội, bà nội của tác giả cũng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Cụ bà là người phụ nữ Việt Nam điển hình cần cù, chăm chỉ, lo toan việc nhà và thương yêu con cháu. Cả một đời lao động vất vả, hầu như ngày nào cũng có mặt ở vườn trước, vườn sau, trồng đủ loại rau mùa nào thức ấy, tự cung cấp rau quả cho bữa ăn gia đình. Cả đời bà làm việc lam lũ, đến già lưng cụ còng xuống nhưng không lúc nào rời mắt khỏi con cháu. "Nhà tôi ở phía trước nhà ông bà. Bà tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, mỗi lần sang nhà tôi đều phải chống gậy. Ấy vậy mà ngày nào bà cũng sang thăm một, hai lần. Lúc thì mang cho rổ rau, rổ khoai lang, lúc thì dăm bơ lạc, bơ vừng. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh bà lưng còng, mặc váy đen, áo nâu sồng, da nhăn nheo chống gậy lững thững sang nhà tôi mà thương bà vô hạn".

Khi nhìn sang bên họ ngoại của tác giả, ta được chiêm ngưỡng một dòng họ trâm anh thế phiệt. Là hậu duệ của vị vua có nhiều con nhất Việt Nam - Vua Minh Mạng, ông ngoại của tác giả, cụ Công Tôn Ưng Dinh là tấm gương sáng về rèn luyện, học tập, phấn đấu tu dưỡng đạt được các kết quả đáng mơ ước trên con đường công danh sự nghiệp. Là một thượng thư, tổng đốc tỉnh Thanh Hóa, một tỉnh có diện tích lớn vào bậc nhất Việt Nam, ngoài việc làm tròn bổn phận của một quan đầu tỉnh, cụ còn có công khai khẩn đất hoang, lập làng, lập ấp, xây dựng hệ thống cống dẫn thủy nhập điền góp phần biến một vùng đất hoang hóa, sình lầy rộng lớn thành đồng ruộng.

Là một vị quan to nhưng cụ không nề hà việc nhà nông chân lấm tay bùn. Cụ vẫn xắn quần đi cày bừa, nhổ mạ, làm quần quật ngoài đồng không kể nắng mưa, lao động cần cù chăm chỉ như một nông dân thực thụ. Ngoài bảy mươi tuổi, cụ vẫn chống ba-toong ra đồng kiểm tra lúa má, nước nôi. Cụ có một tình yêu đặc biệt đối với đất đai và cây lúa.


Bìa sách của nhà văn Đới Xuân Việt.

Cụ ngoại của nhà văn cũng sống rất tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. Ra ngoài chỉ đội khăn xếp, áo the thân dài. Đi tàu hỏa chỉ lựa hạng 3. Bữa cơm thường nhật đạm bạc với canh cá kình, cá bống kho khô… Cụ cũng rất quan tâm đến việc giáo dục con cái, rất trân trọng, khuyến khích từng thành quả học vấn nhỏ nhoi của con cháu… Các bậc tiên tổ trong dòng họ của tác giả đều có lối sống giản dị, tiết kiệm, yêu thương con cháu hết mực và chăm lo đến sự nghiệp của con cháu. Đó chính là cái gốc đạo đức của các dòng họ Việt Nam, góp phần vào việc ổn định và phát triển xã hội từ đời này qua đời khác.

Cuốn sách cũng đề cập những vấn đề nhạy cảm, thường rất khó truyền tải suôn sẻ. Song, với giọng văn chân thật và trân trọng, những vấn đề gai góc bỗng trở nên đơn giản, dễ chấp nhận. Trong truyện, có những đoạn đời, phần đời gắn với những sự kiện lớn của đất nước, ví dụ cách mạng ruộng đất ở nông thôn miền Bắc những năm năm mươi của thế kỷ trước, tác giả đã kể cho ta biết những câu chuyện đau lòng, cười ra nước mắt nhưng không đi sâu vào nỗi đau quá khứ mà chủ yếu phản ánh những con người, những số phận chịu nhiều thiệt thòi, mất mát đã đứng dậy ra sao, đã phấn đấu ra sao cho một cuộc sống bình yên và tốt đẹp hơn. Những đau khổ, đắng cay của cuộc đời đã không đẩy họ đến những hành động tiêu cực. Họ vẫn phấn đấu hướng đến những điều tốt đẹp, tiếp tục có những đóng góp tích cực cho xã hội, cho đất nước. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, con cháu của nhiều địa chủ trong dòng họ của tác giả đã đi bộ đội chiến đấu ở các chiến trường và đã hoàn thành nhiệm vụ của người lính. Tác giả luôn có xu hướng nghiêng về tính tích cực của các sự kiện. Cuốn sách đề cao truyền thống quý báu của dòng họ, niềm tự hào cho con cháu noi theo. Nó cũng là nguồn động lực tiếp sức cho các thế hệ sau phấn đấu và vươn lên.

Truyện còn kể về một người bà con của tác giả, một ông Cai Tổng trong chính quyền của thực dân Pháp, một đại địa chủ lại là người giác ngộ tham gia cách mạng ngay từ khi Đảng mới thành lập. Ngôi nhà của ông là nơi thành lập và hoạt động của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của vùng phía Nam huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, đã được công nhận là di tích cách mạng cấp tỉnh.

Nhiều tấm gương sáng của các bậc tiền bối trong dòng họ của tác giả mang tính khái quát, đại diện cho những đức tính tốt của các bậc tiên tổ trong các dòng họ ở Việt Nam. Ví dụ, truyền thống hiếu học, tính cần cù lao động, sống tiết kiệm, tích cóp tiền của xây dựng cơ nghiệp để lại cho con cháu. Hoặc lòng yêu nước, thương nòi thì ở dòng họ nào cũng có. Và ta có cảm giác, dường như số phận của dòng họ gắn liền với sự thăng trầm của đất nước.

Hướng về cội nguồn là tâm tưởng của người Việt từ bao đời nay. Điều này được thể hiện qua các ngày giỗ chạp. Giỗ ông bà, giỗ cha mẹ. Giỗ quốc Tổ Hùng Vương…  Cũng từ đó, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Đó là truyền thống rất quý báu của dân tộc ta.

"Về nơi nguồn cội" là một thiên truyện ký, một truyện dài về dòng họ đã trải qua hơn một thế kỷ từ khi đất nước còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ cho đến khi hoàn toàn được độc lập. Bao nhiêu vui buồn, bao nhiêu khổ hạnh và sung sướng tưới đẫm số phận các nhân vật, đem lại cho chúng ta những cảm xúc nhiều chiều. Tác phẩm, với các chi tiết, sự kiện phong phú, ngồn ngộn trải ra trước mắt người đọc, khiến cuốn sách, dù là ở thể hồi ký, nhưng đọc rất hấp dẫn, không khô khan, đơn điệu. Đã 70 năm trôi qua, nhưng nhiều sự kiện, sự việc vẫn rõ mồn một, hiển hiện trên từng trang sách. Hy vọng cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc niềm tự hào về dòng họ, về ông cha với một tình yêu và lòng kính trọng dành cho các bậc tiên tổ.

Tháng 5/2024

Một vài hình ảnh nhà văn Đới Xuân Việt và bạn bè tại TP. Hồ Chí Minh
 
Từ trái: Đới Xuân Việt, Trần Mạnh Hảo, Nguyên Hùng và Trương Nam Hương
 

 
Từ trái: Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc, Bùi Quang Lâm, Đới Xuân Việt, Nguyên Hùng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm