TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Vài cảm nhận khi đọc ‘Nhà văn và chữ Tình gởi lại’ của Trình Quang Phú

Vài cảm nhận khi đọc ‘Nhà văn và chữ Tình gởi lại’ của Trình Quang Phú

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-08-22 22:50:41
mail facebook google pos stwis
936 lượt xem

Trần Thế Tuyển

 Có thể nói, hiếm có cuốn sách nào lại đầy đủ tư liệu về các nhà văn nước ta thời chống Pháp chống Mỹ như cuốn: “Nhà văn và chữ Tình gởi lại” (NXB Hội Nhà văn – 2022) của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú. Với gần 300 trang in (khổ 14×20), “Nhà văn và chữ Tình gởi lại” là bức tranh toàn cảnh tập hợp hầu hết các gương mặt nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ – những người đã góp phần đặc biệt tạo nên diện mạo nền văn học cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những thập niên đầu của thế kỷ XXI.


GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú.

Thứ nhất, gần như 100% câu chuyện về các nhà văn nổi tiếng giới thiệu trong sách, tác giả Trình Quang Phú là người trong cuộc. Là nhân vật trong câu chuyện nên điển tích về các nhà văn gắn liền với các dấu ấn nổi tiếng có tính chân thực cao. Nhiều câu chuyện về các điển tích ấy bấy lâu nay lưu truyền dị bản, đọc “Nhà văn và chữ Tình gởi lại” cho ta “đáp số” chuẩn xác, thuyết phục hơn. Đó là sự tích hai câu ca dao để đời của nhà thơ Bảo Định Giang: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Nước Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Đó là sự tích bài thơ “Trên bãi biển Trà Cổ” Xuân Diệu viết đêm 5 tháng 9 năm 1963 tặng Trình Quang Phú mà ông vinh dự được giao làm “trưởng đoàn” hướng dẫn các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của đất nước đi “thực tế” ở Hải Phòng. Chuyến đi lịch sử ấy, Trình Quang Phú có dịp trực tiếp cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt văn hoá với 25 nhà văn, trong đó có nhiều cây đại thụ của làng văn nước nhà như: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Vân Đài, Hằng Phương, Anh Thơ… và các tên tuổi: Nguyễn Kiên, Mai Ngữ, Trần Thanh Địch, Nguyễn Hải Trừng, Xuân Hoàng, Xuân Tửu, Khương Hữu Dụng, Nguyễn Viết Lãm, Phan Xuân Hạt, Cẩm Lai, Phan Huỳnh Điểu… Đó là chất liệu quý hơn vàng để Trình Quang Phú cung cấp cho bạn đọc trong “Nhà văn và chữ Tình gởi lại”.


Cuốn sách “Nhà văn và chữ tình gởi lại”.

Ra đi làm cách mạng từ quê hương Phú Yên giàu đẹp và nên thơ, Trình Quang Phú dành những trang viết ắp đầy nghĩa tình với các nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ từ quê hương Phú Yên. Với tư cách là người trong cuộc, Trình Quang Phú kể với chúng ta sự tích bài thơ đi cùng năm tháng của Nguyễn Mỹ – “Cuộc chia ly màu đỏ”. Cùng sinh ra trên đất Tuy An, cùng tập kết ra Bắc, cùng sinh hoạt trong Câu lạc bộ Thống Nhất, Nguyễn Mỹ đã kể với tác giả về sự tích ra đời bài thơ “ Cuộc chia ly màu đỏ”. Và, cả hai (NV TQP và NT NM) sung sướng như thế nào ngay buổi sinh hoạt đó (một tối thứ Bảy năm 1965) nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng Trần Thị Tuyết đã ngâm bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ. Câu chuyện về nhà văn Võ Hồng quê hương Tuy An cũng thế. Trình Quang Phú viết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông với sự trân trọng, biết ơn và tràn đầy niềm tự hào.

Còn nhiều nữa, đó là Hồi ức về Thanh Hải, nhà thơ xứ Huế; Nhớ Nguyễn Tuân, nhà thơ lớn; Trầm tư Lưu Trọng Lư; Trần Độ, nhà văn, vị tướng; Một ít kỷ niệm với nhà Thơ Quang Dũng; Kỷ niệm với nhạc sĩ Xuân Hồng; Minh Huệ và bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”…

Với tư cách là người trong cuộc, bằng bút pháp thể hiện giàu thông điệp, nhà văn Trình Quang Phú đã thành công phác họa chân dùng các nhà văn nổi tiếng của đất nước với chữ Tình gởi lại.

Thứ hai, đọc “Nhà văn và chữ Tình gởi lại” cho chúng ta thấy tài năng, đức độ và niềm tin của các nhà văn thời Cụ Hồ dựng nước. Bằng tình yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc Việt, các nhà văn tài năng và đức độ ấy đã vượt lên chính mình đi theo ngọn cờ yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay cả khi bị “hiểu lầm” “đánh nhầm”, họ vẫn thể hiện tư chất sĩ phu như con tằm nhả tơ để lại cho nền văn học nước nhà những áng văn chương bất hủ.
Nhận thức là một quá trình, đây cũng là bài học để thế hệ sau tỉnh táo, không lạc vào lỗi lầm như thế hệ trước đã mắc phải.

Thứ ba, bằng “Nhà văn và chữ Tình gởi lại”, thêm một lần nữa chúng ta ghi nhận và cảm phục sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Trình Quang Phú. Trước hết, ông là một chiến sĩ, sau đó là một nhà báo, nhà văn, một nhiếp ảnh gia đã từng có mặt chứng kiến nhiều khoảnh khắc hiếm hoi của lịch sử. Khi ông vinh dự được gặp Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch cùng đoàn Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam; lúc ông cùng Bộ trưởng Xuân Thuỷ và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình tại hội nghị Paris năm 1973 và thoáng cái, ông đã đeo ba lô với chiếc gậy Trường Sơn có mặt ở chiến trường Quảng Trị khốc liệt… Hình như, biết sứ mệnh của mình là phải viết về các sự kiện lịch sử ấy, nên Trình Quang Phú ghi chép và lưu giữ rất nhiều tư liệu. Bạn đọc không thể không ngưỡng mộ Trình Quang Phú khi ông cho đăng trong tập sách giàu sử liệu này các bức ảnh, bút tích của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của đất nước mà nay hầu như họ đã đi theo tổ tiên, ông bà.

Đó là một đóng góp rất lớn của nhà văn, nhà khoa học, nhà quản lý GS TS Trình Quang Phú đối với nền văn học sử nước nhà. Một tài liệu quý cho tất cả những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Nhà văn và nền văn học cách mạng nửa đầu thế kỷ XX, những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Sydney, tháng 8 năm 2022

T.T.T

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm