TIN TỨC

Người lặn dưới những lớp sóng thời gian

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-11-07 12:38:29
mail facebook google pos stwis
141 lượt xem

Nhà thơ NGUYỄN VĂN HÙNG

 (Đọc sách "Những lớp sóng thời gian". Tập chân dung, phê bình văn học của Ngô Xuân Hội, NXB Hồng Đức, 2024)

Cuốn sách hơn 500 trang, bề thế, với 41 bài ôm chứa 40 chân dung nhà văn, trong đó ngoại trừ một tác giả là Miên Đức Thắng, nhạc sỹ. Riêng nhà thơ Trần Chấn Uy được "dựng" đến hai lần. Quê anh Ngô Xuân Hội ở làng Yên Trung, Hưng Thinh, Hưng Nguyên, Nghệ An nên số nhà văn, nhà thơ anh chơi thân, rồi thành chân dung của anh khi nào khó biết. Đấy là các anh Nguyễn Trọng Tạo, Mai Hồng Niên, Trần Huy Quang, Lê Huy Mậu, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Công Bình, và Trần Chấn Uy. Bảy tác giả người Nghệ - Tĩnh trên bốn mươi tác giả quê rải khắp cả nước, con số ấy chưa nhiều cũng không phải ít nữa. Hầu hết chân dung đều được chọn in trên báo chí, truyền thông, nhiều nhất là Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam.


Nhà văn Ngô Xuân Hội và bìa cuốn sách mới, 2024.

Nếu hỏi sau khi đọc "Dưới những lớp sóng thời gian", tôi thích những bài nào nhất? Xin trả lời, chân dung "khắc họa" bằng ngôn từ mỗi người mỗi vẻ, có không ít trang để thích thú. Riêng tôi, đấy là các chân dung Nguyễn Trọng Tạo, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Quang Lập, Hoàng Minh Tường, Tô Ngọc Hiến, Trần Anh Trang, Đỗ Minh Dương, Trần Chấn Uy,... Chị Mỹ Dạ trong sáng, sâu sắc ở thơ ca, ngờ nghệch trước đời thường, nhưng hết mực trách nhiệm với chồng con. Tôi râm rấm nước mắt khi dọc mấy dòng này: “Mồng bốn Tết Đinh dậu (2017) vừa rồi, mình đến thăm. Chị ngồi trên ghế, không nhận ra mình, hỏi gì cũng không nói, chỉ cười, thỉnh thoảng xòe hai bàn tay ra khoe. Mình nâng đôi bàn tay chị mà rằng: Chúng ta, người trước người sau rồi ai cũng trắng nợ cuộc đời, chị ạ. Chị nhìn, không nghe, không hiểu mình nói gì”.  Anh Tạo ham chơi, ham rượu đến thành “tai họa”, trong khi thơ thì nổi tiếng tài hoa, bứt phá. “Vào cuộc rượu – Ngô Xuân Hội viết nhẩn nha - Nguyễn Trọng Tạo lịch sự như người Pháp, cầm ly nâng ngang mày cung kính nhấp một ngụm, sau đó ngừng một tí cho vị rượu thấm môi để kiểm tra xem chai rượu mình đang uống thuộc loại nào, rồi anh đặt ly xuống phán một câu được hoặc không”. Anh Lập thông minh, không biết sợ, tác phẩm viết xong là y như “có vấn đề”, rất khó xuất bản, phát hành. Đây là một đoạn Ngô Xuân Hội nhận xét bản thảo “Những mảnh đời đen tráng” của anh Lập: “Trong tiểu thuyết nó tung ra nhiều nhân vật, mỗi nhân vật là một phận người, mỗi phận người là một bi kịch: Bi kịch cuồng tín, bi kịch của trong trắng, bi kịch của hiểu biết. Tác phẩm toát lên tinh thần khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ đểu cáng là sống… Nhưng dĩ nhiên không chỉ có thế, bởi nếu chỉ có thế thì mình đã không mang về trình giám đốc Nhà xuất bản Nghệ - Tĩnh”. Những đoạn văn như thế, viết về đồng nghiệp thân thương của mình, quả không hề hiếm trong sách. Ngay cả ở một số bài Ngô Xuân Hội "không chê, không khen" nhiều, như "Nhà thơ Lê Huy Mậu: Tản mạn từ một khúc sông quê", hay "Nhà văn Đỗ Kim Cuông: Sao đổi ngôi" thì bạn đọc hôm nay cũng có cái để ngẫm nghĩ về nghề văn, nghiệp văn, cái nghề cái nghiệp vô cũng nghiệt ngã mà nhiều cây bút vì những lý do khác nhau đang trầy trật theo đuổi. Tôi tin, ở những khía cạnh tình cảm, tài năng, tư liệu, cảm thụ nào đó, những chân dung văn học về, Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Quang Hà, Mạc Can, Hoài Vũ, Mai Hồng Niên, Nguyễn Công Bình, Nguyễn Minh Ngọc, Trương Nam Hương,... chắc chắn cũng sẽ được nhiều bạn đọc quan tâm, học hỏi và chia sẻ.

Biết và qua lại với nhà thơ Ngô Xuân Hội hồi anh rời đất Bắc về Vinh nhận công tác ở Nhà xuất bản Nghệ - Tĩnh, những năm 80 thế kỷ trước. Không thân, tuy vậy tôi phục anh ở khả năng đọc, đi, làm việc, và quyết đoán trong mọi tình thế... Nhà thơ sau đó, khảng năm 1991, vào Nam trên con đường thiên lý "mưu sinh", thật long đong, vất vả, và cuối cùng gia đình định cư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dù rất ít khi gặp và liên lạc, tôi vẫn theo dõi văn thơ anh trên báo chí, sách vở, cả qua những mẩu chuyện nửa thực nửa hư mang màu sắc giai thoại. Mãi đến gần đây, bất ngờ anh gửi tặng tôi cuốn truyện dài giàu tính tự truyện "Ngày ấy ở Yên Trung" (NXB. Phụ Nữ, 2019, tái bản 2023), được bạn đọc, dư luận, báo chí trong Nam ngoài Bắc đánh giá cao. Tiếp theo, hồi tháng 3/2024, chúng tôi còn có chuyến "chu du" ra Tĩnh Gia, Thanh Hóa thăm gia đình nhà thơ Đỗ Minh Dương, vô cùng tình cảm. Nay, nhận tiếp cuốn "Dưới những lớp sóng thời gian", tôi cảm phục tác giả về sức viết bền bỉ, ý thức muốn bứt phá và vốn đọc, vốn sống tỉ mỉ, phong phú, "bụi bặm" một chút nhưng cần có, của một nhà văn viết văn nói chung, viết chân dung văn học nói riêng. Tính đến nay, anh đã là tác giả của của bốn tập thơ (một tập in chung), bốn cuốn văn xuôi trong đó có truyện ngắn, truyện dài và hai tiểu thuyết. Thơ anh chân thật đến mộc mạc, có “chuyện”, phát hiện được nhiều tứ thơ xuất thần, độc đáo. Văn xuôi rèn cho anh kỹ thuật dàn dựng câu chuyện, tìm chi tiết, tình huống đắt, vẽ chân dung từng tính cách, số phận sao cho thần tình, khó lẫn, nên khi chuyển sang viết các bài chân dung văn học tập hợp thành cuốn "Dưới những lớp sóng thời gian", tôi nghĩ anh rất có lợi thế.

Viết chân dung văn học, nói nôm na, cũng khá giống làm thơ lục bát. Ai cũng có thể vung bút viết, nhưng viết cho hay cho giống thì cực khó. Thực ra, Ngô Xuân Hội chọn viết thể loại này hoàn toàn không phải là ngẫu hứng, tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhờ gắn với nghề làm xuất bản, rồi làm báo, phát hành ấn phẩm một thời hàn vi, nên anh có điều kiện đi nhiều, dao du rộng, hiểu biết kỹ tính nết, sở trường sở đoản của nhiều cây bút tên tuổi trong nước. Những bài viết về các nhà văn đương đại hầu hết là bạn thân của anh, chơi với nhau qua nhiều năm tháng, thăng trầm, hiểu biết nhau tường tận đến thành kỷ niệm; kể cả những bậc đã thành danh mà anh kính nể. Nhờ vậy, ngòi bút khi viết chân dung con người nhà văn cứ tự nhiên, hồn nhiên, lắm khi tung tẩy, đùa tếu có duyên, cười ra nước mắt. Thấy cái nghiệp viết lách ở xứ ta sao mà khốn khổ thế, lận đận thế, hài hước thế, nhưng cũng sao mà đáng trân trọng, đáng nâng niu đến thế?! Thể loại chân dung -  phê bình yêu cầu người viết cần kết hợp hài hòa giữa khắc họa con người cầm bút và phân tích, nhận định sắc sảo tác phẩm văn chương. Theo tôi, vế đầu, Ngô Xuân Hội làm rất tốt, vế sau không đều, có chỗ còn non, lép. Với cái tên sách "Dưới những lớp sóng thời gian", anh muốn nêu một thông điệp, hãy tìm tòi và ghi giữ lấy những gì gọi là tinh hoa, tinh chất, cá tính, giá trị còn chìm khuất ở nơi mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm văn thơ dù thời gian, tạo hóa có tàn phá đến đâu cũng khó xóa hết dấu vết. Bài cuối sách "Thay lời bạt: Phần chìm của tảng băng trôi", nhân đùa tếu với nhà thơ Trần Chấn Uy, Ngô Xuân Hội nêu quan điểm khi nhìn nhận, đánh giá mỗi nhà văn, tác phẩm; rằng độ lớn của nhà văn được đo bằng toàn bộ thế giới tưởng tượng mênh mông vô tận cộng với cái xác phàm của anh ta. Nhiều người, rõ ràng, khi chúng ta tiếp xúc ở ngoài đời thì rất thú vị, hóm hỉnh, nhìn đâu cũng thấy sự tức cười, nhưng thơ văn họ viết ra lại nghiêm chỉnh, đạo mạo, khô khan đến là khó chịu?!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm
Món quà ý nghĩa tặng trẻ thơ
Một tuyển tập thơ thiếu nhi vừa được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ hay của đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi tại thành phố trong suốt nửa thế kỷ qua.
Xem thêm