TIN TỨC
  • Truyện
  • Người miền Đông Bắc | Truyện ngắn của Hoàng Kiến Bình

Người miền Đông Bắc | Truyện ngắn của Hoàng Kiến Bình

Người đăng : tranductin
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
941 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

Bóng tối đã bắt đầu lan nhanh trên biển khiến cho mặt biển giống như một tấm màn nhung đen khổng lồ huyền ảo. Phía ngoài khơi xa, ánh sáng của những tàu cá, thuyền câu mực đã lên đèn từ bao giờ làm cho mặt biển bớt đi chút  huyền bí, xa xăm hoang vắng. Những người tắm biển muộn nhất cũng đã lên bờ bước nhanh về phía dãy hàng quán san sát các biển hiệu được thắp sáng choang bởi những ánh đèn neon đủ loại. Bóng tối đưa bãi biển trở về vẻ hoang sơ yên bình như vốn có từ thủa hồng hoang.

Biển thì như đang nghỉ ngơi sau một ngày lao động hăng say vui vẻ. Lấp loáng những con sóng được gió đưa vào vỗ rì rào, tan nhanh trên bờ cát trải dài và hút mắt dần trong bóng tối. Dưới quầng tối của hàng dương xanh mà ánh sáng của đèn đường không với tới được có một đôi trai gái vẫn ngồi trên xe máy SH mải mê tâm sự, và rồi như chợt nhận ra bóng tối đã bao trùm quanh họ từ lúc nào, lúc ấy cả hai mới lên xe vút ga nhưng có vẻ như chả vội vã gì, đôi trẻ đang tìm đường xuống bãi biển. Trên chiếc xe máy SH cô gái nhỏ nhắn ngồi phía trước, hai tay đặt lên phía đầu xe, đầu như dựa hẳn vào chàng trai cao lớn ngồi phía sau đang điều khiển xe đi dọc bãi biển Trà Cổ. Nhìn biết là họ đang yêu và đương ngập tràn hạnh phúc trong tình yêu. Đôi lúc chàng trai cho xe chạy sát mép nước khiến cô gái cười lên thành tiếng thích thú, rồi có khi gió nghịch ngợm phủ đầy mái tóc của cô gái lên mặt, lên mắt chàng trai anh cũng mặc kệ cứ phóng xe đi trong vô thức bởi còn mải hít hà mùi hương tóc cô và cũng bởi cả bãi biển Trà Cổ được mệnh danh là bãi biển trữ tình nhất Việt Nam này rộng và trải dài hàng chục kilomet anh đã thuộc làu và nhất là về đêm thì càng an toàn.  Cứ vít ga đi trên con đường tình yêu thôi.  Khi đến mũi Sa Vĩ là nơi bắt đầu của chữ S trên bản đồ Việt Nam họ dừng nghỉ. Trăng thượng tuần vừa nhú ra sau đám mây khiến bóng tối như loãng ra làm cảnh vật càng thêm mờ ảo, chàng trai nài nỉ:

- Tiểu Phương à, hay là mình hôn nhau lần cuối nữa đi.

- Cường điêu vừa thôi nhé, nãy giờ mấy lần là lần cuối rồi?

- Lần này là thật mà - Chàng trai tiếp tục nài nỉ.

Họ hôn nhau. Sóng biển dường như sợ làm phiền hai người yêu nhau chỉ dám mơn man đôi bắp chân trần của họ, gió có lẽ cũng vậy chỉ khe khẽ đệm đàn hát trên những cành dương. Chỉ có bầu trời đầy sao của đêm Trà Cổ là vẫn vô tư ngắm nhìn đôi tình nhân trẻ đương hôn nhau say đắm.

Tô Tiểu Phương là người Hoa gốc Việt. Tổ tiên của cô là người Đồ Sơn Hải Phòng từ thế kỷ XVI đã  men theo đường biển và đến định cư tại khu vực Tam Đảo gồm các hòn đảo nhỏ là Vạn Vỹ, Vu Đầu, Sơn Tâm lúc đầu vốn là các hòn đảo hoang vắng thuộc khu vực cửa sông Bắc Luân đổ ra biển. Ngày nay trải qua nhiều biến cố của lịch sử nhất là sau các công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 thì hiện 3 đảo này là 3 thôn thuộc thị trấn Giang Bình, Đông Hưng - Quảng Tây, Trung Quốc. Toàn bộ những người dân sống tại 3 thôn này đều là người gốc Việt và được coi là cộng đồng người Kinh còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam nhất, và cũng là nơi có số lượng người gốc Việt đông nhất tại Trung Quốc. Họ được coi là một dân tộc trong số nhiều dân tộc của Trung Quốc và được gọi cái tên phổ biến là Kinh Tộc Tam Đảo. Cũng như nhiều gia đình ở khu Vạn Vỹ, Tiểu Phương ngoài giờ đi học chính khóa ở trường phổ thông thì về còn có các lớp dạy tiếng Việt do các thầy cô là người gốc Việt hướng dẫn, về nhà thì cả nhà đều dùng tiếng Việt nên khi học xong phổ thông cô không thi đại học mà cùng bạn thân là Sần Múi sang chợ Móng Cái Việt Nam mở một quầy hàng quần áo khởi nghiệp buôn bán. Khu trung tâm Móng Cái là nơi tập trung của 3 chợ truyền thống và các trung tâm thương mại, lại gần kề hai cửa khẩu Bắc Luân và Ka Long nên lúc nào cũng tập nập người mua kẻ bán, từng hàng xe ô tô đủ loại chở hàng hóa xuất nhập khẩu ken dày hai cửa khẩu cộng thêm những đoàn khách du lịch xuất nhập cảnh tham quan nên khu trung tâm lúc nào người xe cũng tấp nập như nêm cối. Trong các chợ và trung tâm thương mại thì quá nửa quầy hàng là của các tiểu thương người Trung Quốc làm chủ, họ mang đủ các loại mặt hàng từ quần áo, giày dép, đồ gia dụng, điện tử, điện thoại… sang kinh doanh. Cứ 7 giờ sáng, Tiểu Phương và bạn đi xe buýt từ Giang Bình tới Đông Hưng, sau đó hòa vào dòng người  cũng là dân tiểu thương như các cô tay xách nách mang, khách du lịch tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân bên Đông Hưng làm thủ tục xuất nhập cảnh để sang bên Móng Cái, sau đó tỏa đi các chợ và các trung tâm thương mại để bắt đầu một buổi chợ tấp nập giao dịch mua bán. Sẵn biết tiếng Việt, quần áo lại được hai cô nhập trực tiếp từ Quảng Châu về chất lượng, mẫu mã đảm bảo, giá cả khá cạnh tranh nên quầy hàng của Tiểu Phương và Sần Múi  đắt khách nhập hàng mua buôn từ các khách hàng người Việt, họ ra Móng Cái nhập hàng với số lượng lớn rồi chuyển về trong nội địa tiêu thụ. Đến trưa, chiều thì công việc mua bán trong ngày kết thúc mọi quầy hàng đều đóng cửa, các chủ quầy lại hối hả ra cửa khẩu làm thủ tục xuất nhập cảnh để qua cầu Bắc Luân trở về Trung Quốc. Cả một ngày được tiếp xúc, gặp gỡ bao người, nghe nhìn những âm thanh quen tai đông người mua bán, rồi khung cảnh xếp hàng làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đông vui như trảy hội, chiều về phố Đông Hưng la cà mua bán tùy thích bằng những đồng tiền mà mình làm ra khiến Tiểu Phương và Sần Múi rất vui. Mỗi ngày đi làm của hai cô gái xinh đẹp giống như đi chơi với những bộ cánh hợp mốt kéo theo bao ánh nhìn buông lơi, bao lời muốn làm quen của các chàng trai trẻ tuổi. Công việc đang thuận lợi các cô chuẩn bị mở thêm quầy hàng tiếp thì một buổi tối ông trưởng họ Tô đến nhà Tiểu Phương:

-  Sắp tới sẽ có chương trình trao đổi sinh viên giữa hai tỉnh Hải Phòng và Quảng Tây về ngôn ngữ văn hóa và lịch sử, khóa học kéo dài hai năm. Khu Giang Bình có một suất ưu tiên người Kinh Tộc Tam Đảo chúng ta. Mọi người quyết định chọn cháu, bác biết giờ là thời buổi kinh tế thị trường ai cũng muốn kiếm tiền nhưng ai cũng vậy thì làm sao giữ được cội nguồn văn hóa, truyền thống tổ tiên bao đời nay của người Kinh Tộc mà muốn giữ được thì phải học, về Việt Nam học để hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của tổ tiên mình rồi còn truyền dạy cho các thế hệ trẻ để tiếp nối không bị mai một, hòa tan mà người Kinh Tộc ta đã gìn giữ bao năm qua - Bác trưởng họ ân cần giảng giải.

- Bác đã nói chuyện với bố mẹ cháu rồi, mọi việc là do cháu quyết định. Nếu có khó khăn gì cả họ Tô sẽ giúp đỡ - Bác trưởng họ tiếp.

Hay tin Sần Múi cũng bảo:

- Bạn cứ đi học đi, việc buôn bán mình đảm nhiệm được mà. Mình biết nếu không có bạn công việc sẽ khó khăn hơn vì trước giờ bạn giao dịch mua bán là chính, nhưng giờ việc đã vào quen rồi hàng ngày nếu mắc gì mình sẽ thông tin cho bạn rồi cùng nhau giải quyết, chỉ cần lúc nào lên lớp thì nhắn để mình liên lạc vào giờ khác.  

Thế là Tiểu Phương trở thành sinh viên của Đại học Hải Phòng. Thấm thoắt đã kết thúc năm thứ nhất. Tiểu Phương thấy quyết định đi học của mình thật sáng suốt, tiền có thể cả đời từ từ kiếm nhưng cơ hội đi học không phải lúc nào cũng có. Cô đã hiểu sâu hơn về văn hóa, về lịch sử đấu tranh giữ nước, dựng nước kiên cường của dân tộc mình, thấy tự hào là người Việt Nam. Cô cũng đã về Đồ Sơn tham dự lễ hội chọi Trâu, đến thắp hương tổ tiên tại ngôi đình làng mà cách đây hơn 500 năm tổ tiên cô đã từ đây giong thuyền  ra đi và đến định cư tại các vùng đất mới như Vạn Vỹ, Trà Cổ...

Đêm nay Tiểu Phương lại lên chiếc xe giường nằm quen thuộc Hải Phòng - Móng Cái để trở về miền Đông Bắc thân thương. Giờ thì cô đã phân biệt được từ cầu Ba Chẽ ra đến Móng Cái là miền Đông, phần còn lại là miền Tây của Quảng Ninh. Nhớ lại một đêm cũng trên chuyến xe này khi qua Hạ Long xe dừng lại bắt khách, chị chủ xe kiêm phụ xe vui tính đon đả sắp xếp cho người khách mới lên nằm chiếc giường trống cạnh cô, chiếc giường mà chính chị vừa chuyển một ông chú ngáy to xuống cuối xe để tránh phiền cho những người xung quanh. Thấy lục xục bên cạnh Tiểu Phương quay sang thì cũng bắt gặp ánh mắt của một chàng trai trẻ cao lớn ngước sang, gương mặt hiền hiền cười chào: “Chào Tiểu Phương nhé, không ngờ lại gặp ở đây”. Thấy cô còn ngơ ngác lại nụ cười hiền hiền tiếp: “Tiểu Phương không nhận ra à, A Cường đây mà, trước vẫn phụ việc cho quầy quần áo của các cô mà”. Giờ thì cô nhận ra chàng trai bên cạnh mình, nhưng sao anh ta trông quá khác với hình ảnh một anh chàng lúc nào cũng cần mẫn đi ra đi vào không nói không rằng với bộ quần áo bảo hộ và gương mặt đen sạm nắng. Cứ sáng Cường xuống tầng một vác từng bao hàng to dưới kho cho quầy các cô và mấy quầy xung quanh trên tầng 3. Rồi khi có khách lấy hàng thì phụ đóng hàng cho khách, nhặt hàng theo chỉ định rồi gói hàng thành từng gói, cục nhỏ chở xe máy ra cho lên các xe khách, xe tải đường dài để chở về trong nội địa. Lúc quầy các cô vắng khách thì Cường lại tranh thủ đi đóng và chở hàng cho mấy quầy xung quanh, công việc cứ luôn chân luôn tay toàn là việc nặng nhọc nhưng chưa bao giờ thấy Cường kêu ca nề hà việc gì nên mấy quầy hàng quần áo các cô uy tín lắm và thường trả công cho Cường khá hậu hĩnh. Hôm nay cứ như là Cường lột xác thành một người khác, nhìn như một tay chơi với bộ quần áo hợp mốt, trên chiếc cổ áo hở rộng không biết vô tình hay cố ý chìa ra sợi dây chuyền bạc to tướng cùng chiếc răng nanh lợn nòi một đầu được bọc bạc lấp lánh. Cường cho biết sau khi Tiểu Phương đi học một thời gian Cường cũng bỏ công việc ở chợ quần áo, hiện vào Hạ Long học thêm tiếng Trung và ôn thi đại học. Năm nay Cường sẽ thi vào Học viện Biên phòng, vì nhà ở Trà Cổ hàng ngày đi ra mũi Sa Vĩ được chứng kiến cảnh các chiến sĩ bộ đội Biên phòng bồng súng đứng gác, hình ảnh trang nghiêm chào cờ, đổi ca gác như ăn vào máu Cường nên Cường quyết tâm lắm, muốn cống hiến sức trẻ, tuổi thanh xuân và gắn bó lâu dài với quân ngũ. Vừa hay tin Cường là người Trà Cổ, Tiểu Phương rất vui vì cô đang muốn ra Trà Cổ học hát nhà tơ và múa hát cửa đình của mấy nghệ nhân ngoài đó ai ngờ Cường lại là cháu nội của người nghệ nhân Tiểu Phương cần gặp, bản thân Cường cũng biết hát một số làn điệu của hát nhà tơ. Sau lần đó họ trở lên thân thiết. Cường đã đưa Tiểu Phương về gặp bà nội học hát múa, cô có chất giọng mảnh khá hợp với cách hát nhà tơ. Sau lần Cường đưa Tiểu Phương thăm đình làng Trà Cổ và tại đây Cường đã kể cho cô nghe xuất xứ của bài hát  Mái đình làng biển chính là viết về ngôi đình này và đã hát cho cô nghe bằng chất giọng trầm ấm du dương, khi mà chỉ mới hát đến đoạn “Đâu trúc mai sân đình, đâu dáng ai ưa nhìn. Động lòng tôi câu hát người xinh ơ...”, nhìn vào mắt Cường thì Tiểu Phương biết cô đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình, định mệnh là đây chứ cần gì phải tìm ở đâu nữa. Họ chính thức yêu nhau từ đấy.  

Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Móng Cái vắng khách tham quan và mua bán. Cả một khu trung tâm với các chợ, trung tâm thương mại, cửa khẩu trước ồn ào náo nhiệt là thế mà giờ đìu hiu vắng vẻ. Lễ hội đình Trà Cổ cũng vì thế mà kém đông vui nhưng vẫn đầy đủ các phần lễ nghi và hội như Lễ rước thần ngoài biển, thi ông Voi. Phần hát nhà tơ và múa hát cửa đình vẫn rộn ràng xênh phách. Đình Trà Cổ được dựng lên thờ 6 vị thành hoàng và gắn liền với truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Các bậc cao niên trong làng kể lại rằng vào thời Hậu Lê (năm 1461), trong một lần sóng to gió lớn, 12 gia đình ngư dân người Đồ Sơn (Hải Phòng) trôi dạt vào một bán đảo hoang vu chỉ có sú vẹt và lau sậy. Không chịu nổi sự vất vả, 6 gia đình tìm cách quay về quê cũ, 6 gia đình còn lại bám đất, xây dựng vùng quê mới. Những câu ca vẫn được truyền miệng đến ngày nay như nói về nỗi cơ cực ban đầu ấy “Ở đây ăn bổng lộc gì, lộc Sim thì chát lộc Si thì già”, nhưng họ vẫn lạc quan “Ở đây vui thú non tiên, tháng ngày lọc nước lấy tiền nuôi nhau”. Thuở ban đầu chỉ có 6 ngôi nhà đơn sơ, lâu dần cùng với các di dân khác nơi đây đã trở thành một xóm trù phú cho đến ngày nay. Do cùng là tổ Đồ Sơn nên hai làng Trà Cổ và khu Tam Đảo Giang Bình Trung Quốc từ lâu có quan hệ mật thiết với nhau. Vào dịp lễ hội của hai làng thường có các đoàn đại diện đến giao lưu cúng tế, hát đối với nhau. Cứ năm này các đại diện của làng Trà Cổ sang Trung Quốc dự lễ hội của khu Tam Đảo thì năm sau các đại diện của khu Tam Đảo sang Việt Nam dự lễ hội của làng Trà Cổ. Cũng do năm nay Covid, cửa khẩu Móng Cái sang Trung Quốc tạm đóng cửa nên khách mời hai bên không qua nhau được mà chỉ gửi lễ sang và vái vọng. Lễ hội vừa qua thì bố Cường nhận được niềm vinh dự là năm tới ông được chọn là 1 trong 12 ông Đám của hội làng Trà Cổ năm sau. Các ông Đám được chọn này phải là người khỏe mạnh có đạo đức, lối sống lành mạnh, gia đình hòa thuận hạnh phúc và tuổi thường không quá 40. Về tuổi tác làm ông Đám thì đôi khi cũng có ngoại lệ và bố Cường đạt tiêu chuẩn. Ngay khi được chọn các ông Đám này sẽ phải tìm ngay được một chú lợn giống mạnh khỏe, sau khi ra đình làm lễ và bốc thăm các ông Đám sẽ được nhận về con lợn mà mình vừa bốc thăm đem về nuôi và chăm sóc. Lúc này không được gọi là lợn nữa mà sẽ gọi là các ông Voi. Ông Voi sẽ được quý trọng như người, ăn uống, tắm rửa sạch sẽ, ngủ nghỉ phải mắc màn về mùa hè, mùa đông có chăn ấm đệm êm. Nuôi và chăm sóc đến lễ hội năm sau để thi ông Voi nào to nhất, đẹp nhất sẽ giành giải nhất để mổ tế thần. Tất cả những cai Đám nuôi ông Voi đều tự hào và được dân làng kính trọng lắm, có khi cả đời cũng chỉ được một lần vinh dự này. Niềm vui nhân đôi trong gia đình Cường, vừa nhận ông Voi từ đình về chưa được tháng thì Cường nhận được giấy báo trúng tuyển vào Học viện Biên phòng. Ước mơ và những cố gắng của mình đã thành hiện thực Cường vui lắm, nhưng có chút thoáng buồn bởi Cường sẽ phải chia tay với mối tình đầu của mình vì anh hiểu được những điều lệ trong quân ngũ là không được yêu và kết hôn với người nước ngoài. Ở đời mấy ai tìm được tình yêu đích thực của đời mình, không toan tính, không vụ lợi đôi khi chỉ cần nhìn vào mắt nhau là hiểu nhau, tình yêu của anh với Tiểu Phương giống như là định mệnh. Tình yêu đôi lứa là tình yêu của hai người yêu nhau dành cho nhau, nó là một phạm trù rất rộng lớn không đo đếm được, nhưng đặt nó bên cạnh tình yêu quê hương đất nước, gia đình, sự nghiệp, chắc chắn những người có suy nghĩ chín chắn và sâu sắc họ sẽ chọn vế thứ hai. Cường tin là với một người như Tiểu Phương thì cô sẽ hiểu.

Trên chiếc xe máy SH đã rời bãi biển, đôi trẻ sau khi đã lượn qua mũi Sa Vĩ chụp ảnh tại cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ cùng bức phù điêu có dòng chữ “Từ Trà Cổ rừng Dương tới Cà Mau rừng Đước” hiện đang bon bon tiến về đình Trà Cổ, ngồi sau cô gái ngân nga một câu hát nhà tơ “Bước đường từ lúc chia phôi, nhạn Nam én Bắc mỗi người một phương”. Cường cười lớn:

- Hát thế trong trường hợp này chưa chắc đúng đâu, mình chia tay nhưng vẫn sẽ gặp nhau mà. Lát nữa sau khi ở sân đình ra Cường sẽ gọi Tiểu Phương là chị vì Cường kém 2 tuổi mà. Phóong chỉa (Tiếng vạc và, Trung Quốc - Chị Phương) nhé.

Yêu nhau bắt đầu từ sân đình Trà Cổ, và hôm nay chia tay nhau đôi trẻ cũng muốn chia tay tại sân đình Trà Cổ. Họ muốn đến nơi linh thiêng này để nhắc nhở sau này sẽ không được vượt qua những ranh giới. Từ đây họ sẽ là chị em, là tri kỷ của nhau, cùng nhau nâng đỡ nhau, vững bước trên chặng đường đời phía trước. 

H.K.B

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm
Đêm nay anh ở đâu? | Truyện ngắn của Hoài Hương
Tác phẩm đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm