TIN TỨC
  • Chân dung & Phỏng vấn
  • Nhà thơ, nghệ nhân ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh: Nặng tình quê, thắm tình người

Nhà thơ, nghệ nhân ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh: Nặng tình quê, thắm tình người

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1397 lượt xem

Giữa những ngày đông hối hả, tôi may mắn gặp được người phụ nữ dịu dàng, đôn hậu mà rất đỗi tài hoa của xứ Cố Đô. Không chỉ là nhà thơ mang tâm Huế và tâm Thiền, chuyên gia nổi tiếng của làng ẩm thực, cô còn là một nhà thiện nguyện với trái tim “chở nặng tình người”. Có lẽ, mảnh đất Thần Kinh trầm tư, sâu lắng, đầy thơ mộng…, cùng với tâm trạng của người con khắc khoải nhớ thương quê đã làm nên một Hồ Đắc Thiếu Anh rất đặc biệt giữa lòng phố Sài Gòn.

Thi sĩ một đời tương tư Huế

Miệt mài với công việc Tài chính – Kế toán  suốt 30 năm tại một Doanh nghiệp Nhà Nước cô xem đó là một phần sự nghiệp và là phương tiện để phát huy tâm nguyện của đời mình. Song, nữ sĩ Hồ Đắc Thiếu Anh lại được nhiều người biết đến với tư cách là một thi sĩ, một chuyên gia ẩm thực và một nhà từ thiện hăng say.

Lớn lên trong lòng Huế cố đô - vùng đất nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hữu tình, đầy sức quyến rũ như núi Ngự Bình hùng vĩ, như dòng Hương giang hiền hòa cứ

“dùng dằng không chảy”, những lăng tẩm đền đài còn in dấu thời gian… nên  tình yêu Huế cứ nhẹ nhàng thấm vào cô như một lẽ tự nhiên.

 May mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống dạy học và thi phú. Thân phụ là quan Nam triều Bộ Lễ rồi Bộ Học,  Uỷ viên phiên dịch sử liệu Việt Nam của Trường Đại học Luật khoa Huế, thuở bé, từng được thân phụ dạy chữ Hán, dạy làm thơ, Thiếu Anh sớm thấm nhuần giáo lý nhà Phật,  đam mê và phát huy năng khiếu trong lĩnh vực văn chương.

Khi trở thành nhà thơ nữ mang dòng họ Hồ Đắc nổi tiếng của làng An Truyền, cô luôn xem Huế là cái nôi để quay về, để tri ân. Xa quê đã mấy mươi năm nhưng chưa bao giờ cô thôi khắc khoải, nhớ thương về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Đọc thơ Hồ Đắc Thiếu Anh như thấy được từng khúc tình ngồn ngộn cô dành cho đất mẹ thân yêu.

Huế là nỗi nhớ mênh mông:

“Khi mô anh về thăm Huế

Nhớ gói dùm em một chút mưa

Gói thêm chút lạnh từ chân tóc

Buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa”

 (Mưa Huế)

“Chừ em cánh hạc hao gầy

Về thăm để nhớ vơi đầy Huế ơi”

Huế có khi là lời ước hẹn:

“Hẹn Huế mùa sau trở lại thăm

Thăm từng cái lạnh giấu trong chăn

Thăm mưa rả rích trong trong đêm vắng

Để nhớ vô cùng những tháng năm”

Có khi là sự tri ân:

“Cảnh cũ như in bóng mẹ gầy

Quê hương là mẹ, mẹ quanh đây

Cảm ơn xứ Huế con còn mẹ

Biển cả sao hơn nghĩa mẹ đầy”

Nhà thơ, nghệ nhân, kỷ lục gia Hồ Đắc Thiếu Anh nhận bằng kỷ lục gia

Với nhà thơ, Huế gần như là nỗi tương tư, là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận. Huế - một cơn mưa, chiếc nón bài thơ, một tiếng chuông chùa vọng, hay một tà áo tím, một Tràng Tiền “uốn nhịp” …v.v. qua thơ cô, tràn vào lòng người những cung bậc cảm xúc khó tả, vừa thánh thiện, bao dung vừa chất ngất nỗi niềm. Cố thi sĩ Kim Tuấn khi đọc những tác phẩm của cô giai đoạn sáng tác buổi đầu :“…Thơ Hồ Đắc Thiếu Anh mang nặng tâm hồn cô gái Huế. Có lẽ phải nói Huế của tiếng chuông Thiên Mụ lặng lẽ trên dòng sông, nhưng nồng nàn tiếng vọng. Huế của sông Hương vỗ sóng trên mạn thuyền đi, Huế của câu Nam Ai xao động lòng kẻ chưa về. Huế một đời người trong lòng một người. Nay Huế đã là thơ, xin để thơ tràn vào lòng người như dòng sông xôn xao những hàng sóng nhỏ, như dáng chiều mênh mông nỗi nhớ, như điều phải nói sẽ nói trong thơ…”.

Xem thơ cái nghiệp, là điểm tựa của tâm hồn nên dường như mọi buồn vui, thương nhớ, mọi hỉ nộ ái ố của đời thường, cô đều gửi trọn vào thơ. Từ tập thơ xuất bản đầu tay “Mênh mông chiều” (1992) đến nay, cô đã lần lượt cho ra đời các thi tập: “Giọt buồn nghiêng” (1998),  Mưa Rêu (2003), Mùa lá chín (2007) và phát hành 4 album Thơ – nhạc: Hương Chùm Kết CD thơ nhạc – 2002), Sông mùa trẻ lại (DVD thơ nhạc – 2006),Sao không là ngày xưa không là ngày xưa (CD – 2006); Khúc vàng phai (Sở VHTT.TP.HCM -  2008)

Chịu ảnh hưởng của nếp nhà Nho giáo lại thấm nhuần giáo lý nhà Phật nên cô luôn góp cho đời những vần thơ nhẹ nhàng, an nhiên… Mỗi bài thơ, mỗi giai đoạn sáng tác đều chứa đựng “thông điệp” nhân văn, chứa đựng cái tâm Thiền trong đó. Vì thế mà khi được các nhạc sĩ lựa chọn phổ thành ca khúc cũng mang cái tâm tình sâu lắng, mang hơi thở Huế, nhẹ nhàng mà sâu sắc, trăn trở mà trải lòng.

Là một trong số thành viên đầu tiên của “Nhớ Huế” và là Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, cô thổi vào làng thơ ca Việt Nam những gam màu bảng lảng, không chỉ là tình yêu, không chỉ là nỗi nhớ, là kỷ niệm… mà là tâm thức về cuộc đời. Những người đồng hương Huế luôn thấy tự hào về cô, xem cô như là “khuôn mặt đại diện cho lớp đàn em, kế tục xứng đáng, có khả năng làm thăng hoa dòng thơ miền Hương - Ngự”.  

 

Thổi hồn vào những món ăn ngon

Gần 50 năm xa quê, nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã góp phần lan tỏa văn hóa Huế, tạo nên hình ảnh đẹp của người phụ nữ Huế trên quê hương thứ 2 của mình. Trong cuộc sống thường nhật, cô vẫn giữ nguyên giọng nói, nguyên nếp nhà truyền thống “tam đại đồng đường” và nhất là và coi trọng sự sum họp của những bữa cơm gia đình.

Nếu như ở người cha, cô được hun đúc tình yêu với văn chương thì ở người mẹ - vốn là nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng của đất Thần Kinh, cô lại thừa hưởng nét dịu dàng, tài đảm đang, tháo vát và niềm đam mê ẩm thực. Từ cái “lò” Công , dung, ngôn, hạnh của mẹ, từ nhỏ, ngoài thời gian học hành, Thiếu Anh đã thích lân la cùng mẹ nơi góc bếp.  Ban đầu thì quạt lò, nhặt rau giúp mẹ, thạo hơn một chút thì làm bánh trái, dọn mâm cỗ rồi đứng bếp nấu nướng, chiên xào. Với cô bé Thiếu Anh lúc ấy, vào bếp không phải mong nhận được những lời khen mà bởi thích thú với những lời giảng dạy của mẹ về “cái đạo” của người làm bếp. Thấm nhuần qua năm tháng đến lượt mình, cô lại dùng chính cái đạo ấy để thổi hồn vào những món ăn và trao truyền cho con gái kế tục công việc cô đang làm như hoài bảo Mẹ đã dành cho cô.

Bao giờ cũng vậy, cô xem chuyện nấu ăn như là chuyện hàng ngày của hơi thở, của niềm vui mà say mê tích lũy và sáng tạo không ngừng.Ngoài ẩm thực đa dạng của xứ Huế, ở cô còn cả một “gia tài” món ngon từ các miền quê Việt.

Không những học hỏi những tinh túy và kinh nghiệm nấu ăn từ Mẹ, từ Cô giáo , từ các Sư nữ tại các chùa Huế, cô còn tiếp cận các đầu bếp, các  chuyên gia trong và ngoài nước để có thêm kiến thức và phát huy tinh hoa trong lãnh vực ẩm thực, có lẽ vì lý do đó mà cô đã cố gắng sắp xếp thời gian bận rộn của mình để học thêm một chứng chỉ Cử nhân Ngoại ngữ mong dễ bề nắm bắt và học hỏi thêm văn hóa ẩm thực phương Tây.

Lớn lên từ vùng đất được xem là “chiếc nôi của Phật giáo” lại mang tâm Thiền  nên cô tập trung vào việc quảng bá ẩm thực chay . Với cô ăn chay ngoài yếu tố tôn giáo còn là vì sức khỏe cộng đồng, vì sự sống muôn loài và vì trái đất thân yêu.

 Cô thường xuyên tham gia nhiều chương trình giới thiệu ẩm thực Xanh đến với mọi người như : Hội chợ ẩm thực chay, các buổi Tọa đàm Ẩm thực Xanh, Ăn chay dinh dưỡng gia đình, Ăn chay vì môi trường… và tổ chức các buổi giao lưu, hướng dẫn nấu món chay cuối tuần tại tư gia dành cho các chị em bận việc trong tuần.

Từng trải qua phận dâu con, thấu hiểu những khó khăn, thách thức của những nàng dâu, nhất là dâu xứ Huế, cô luôn mong muốn đem những tinh hoa ẩm thực lĩnh hội được từ mẹ, từ cô giáo, từ trường đời mà bao gồm trong đó cả những tháng ngày miệt mài tìm tòi, nghiên cứu mê say truyền lại cho lớp trẻ.

Đã nhiều năm, ngoài công việc ở cơ quan, chăm lo cho mái ấm gia đình, cô còn kiêm thêm vai trò tư vấn và giảng dạy ẩm thực. Không chỉ được nhiều nhà hàng lớn ở Sài Gòn, Hà Nội, nhà hàng Việt ở nước ngoài mời làm cố vấn món ngon, cô còn là gương mặt thân quen của các chương trình truyền hình Sức Sống Mới, Hương Vị Sống, Thành phố hôm nay, Món Ngon Mỗi  Ngày trên các kênh HTV7,HTV9, VTV1, VTV3, VTV4…

Không dừng lại ở đó, liên tục 2 năm liền Công ty Sách Phương Nam đã phát hành 2 cuốn sách ẩm thực giá trị cả vừa nội dung lẫn hình thức của cô đó là An Lạc Mùa Chay (năm 2014), Mứt Việt- Vị Ngọt Tết xưa( năm 2015) và 2 tác phẩm ầm thực Nấu Ngon Ăn Lành gồm 20 món chay và 20 món mặn  do Công Ty CP Văn Hóa Sách Sài Gòn phát hành (năm 2017).

Cô còn thường xuyên viết bài cho chuyên mục văn hóa ẩm thực Việt của các tạp chí Sài Gòn Tiếp thị, Du Lịch, Món ngon Việt Nam; Văn hóa mặc cho Tạp chí Mốt, cộn tác viên trang ẩm thực chay cho các tạp chí Vô Ưu, Hương Từ Bi…v.v.

Cô chia sẻ: “Tâm nguyện của tôi là muốn trao truyền tất cả những điều mình biết, mình học cho lớp trẻ. Một mặt là để tri ân tổ tiên, tri ân mẹ. Mặt khác là muốn cho lớp trẻ sau này vun đắp gia đình mình bằng những bữa cơm. Bởi bữa cơm gia đình là chiếc nôi của hạnh phúc” .                                                                                                                        

Bước vào làng ẩm thực, Chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh tạo được nhiều tiếng vang với các danh hiệu: Sứ giả Quảng bá Văn hóa Ẩm thực và Bếp vàng do Hội Kỷ lục Việt Nam trao tặng, tuy nhiên, cô luôn khiêm tốn tự nhận mình chỉ là “người làm bếp”. Hiện tại, dù đã sắp bước vào cái tuổi 70, cô vẫn đảm trách vai trò chủ nhiệm CLB Bếp chay Việt; giảng dạy nấu ăn tại các Trung tâm đào tạo và tại tư gia, các lớp Ẩm thực xanh, Bếp Việt, Nấu ăn gia đình, Món ăn ba miền. Đồng thời là Hội viên chuyên ngành Văn hoá Ẩm thực Liên hiệp các Hiệp hội UNESCO Việt Nam; Thành viên Ban Cố vấn Hiệp Hội Văn Hoá Ẩm thực Việt Nam; Thành viên Hội Đồng tư vấn Hội Kỷ Lục Việt Nam; Hội viên CLB Ẩm thực chay Unessco; Hội Viên CLB Ẩm thực chay Đồng Tâm (Thuộc Hội Phụ nữ Từ thiện TP.HCM)

Những món ẩm thực do Hồ Đắc Thiếu Anh chế biến

Trái tim chở nặng tình người

Là một nhà thơ mang tâm Thiền, một chuyên gia ẩm thực thiên về các món chay, cô đồng thời là một người rất nhiệt huyết với công tác từ thiện.

Không phải bây giờ, khi đời sống đã có phần “thảnh thơi” mà từ thập niên 80, trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, cô vẫn dành ra một ít lương bổng của mình, vận động bà con, bạn bè nấu những bữa ăn ngon cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Với cô, không chỉ nấu để cho ăn no mà món ăn còn phải ngon và lành bởi cô luôn nấu bằng cả tấm lòng.

 Mỗi lúc nhìn những phận đời kém may có được bữa ăn ngon, lòng cô như được sưởi ấm trong ngọn lửa tình thương ấm áp và ngọn lửa ấy là năng lượng thôi thúc cô phải làm việc không ngừng nghĩ để có tiền chia sẻ cho các phận đời kém may mắn đang cần lắm những bàn tay cứu giúp.

 Ngót 30 năm hăng say với hành trình thiện nguyện, cô luôn khắc kỷ bản thân, nguồn thu từ nhuận bút thơ văn, viết sách, thù lao tư vấn ẩm thực, học phí của học trò…, cô đều cho vào heo đất để khi cần có cái mà “chung tay”.

Dù bận rộn, dù tuổi đời đã không còn trẻ, song tiếng gọi thiêng liêng trong sâu thẳm tình người đã thôi thúc cô đi, rong ruổi qua khắp các chùa chiền, trường học, trung tâm khuyết tật, trại trẻ mồ côi…v.v; từ Long Khánh, Lộc Ninh, Bình Dương đến miệt Cần Thơ, Hậu Giang…cho đến quê Huế thân yêu để làm việc thiện nguyện. Nhiều chương trình Thơ - Nhạc từ thiện ra đời chứa đựng cái tâm, cái tình của người nghệ sĩ tài hoa. Đáng nhớ là đêm Thơ – nhạc từ thiện chủ đề: Như giọt sương long lanh tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM (năm 2008). Mọi chi phí cho chương trình, cá nhân cô tự lo còn toàn bộ khoản thu về từ việc bán đấu giá 4 bộ Nhớ Huế, tập thơ Mùa lá chín, album nhạc phổ thơ Khúc vàng phai, kèm một số kỷ vật gia truyền…, cô dành tặng hết cho các trẻ em nghèo; Chương trình Tình Sông Hương với Tạp Chí Sông Hương ( năm 2011) và chương trình Bông Hồng Dâng Mẹ với Tạp Chí Văn Hóa Phật giáo (năm 2012)  

Tại quê hương Thừa Thiên – Huế, bằng tấm lòng của người con xa xứ, cùng với Hội Đồng hương Huế, cô lặng lẽ đóng góp sức mình trong rất nhiều chương trình ý nghĩa như: xây dựng nhà cho người nghèo, trao quà cho các nạn nhân chất độc da cam, học bổng cho trẻ em nghèo, bếp ăn miễn phí…v.v. ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Sao, A Lưới… Ngay tại ngôi nhà của mình ở TP.HCM đều đặn mỗi tháng 2 kỳ (vào ngày rằm và mùng 1), cô cùng gia đình tự tổ chức nấu 200 suất cơm chay để giúp cho người nghèo có được một bữa ăn ngon, giàu dinh dưỡng với tâm niệm mong mọi người thích ăn chay để giảm bớt bệnh tật.

Những chuyến đi từ thiện, trải lòng với những số phận kém may cũng nuôi dưỡng nguồn cảm hứng và giúp cô thăng hoa với nghệ thuật. Những áng thơ ngẫu hứng ra đời từ các chuyến đi hành thiện thực tế như: Hoa của đất, Như giọt sương long lanh, Mặt trời rót nắng bình yên…v.v. cũng chính là tấc lòng nhân hậu của cô hiện diện giữa cõi đời.Với cô, làm việc thiện dường như là cái duyên từ kiếp trước nên ngoài việc hành thiện, tích đức, cô còn chú trọng dạy dỗ các con đạo làm người, dạy con cháu biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ với người đời bằng những việc làm cụ thể.

“Khởi duyên lành giữa biển sâu

 Làm con sóng nhỏ góp màu biển xanh”.

Đó cũng là tâm nguyện của nữ sĩ Hồ Đắc Thiếu Anh trong khoảng suốt thời gian hơn 30 làm việc thiện. Trải qua cơn bạo bệnh, nhận ra kiếp người thật ngắn ngủi, mong manh, cô càng hiểu và trân quý hơn giá trị những tháng ngày được sống. Sống với tinh thần lạc quan, hoan hỉ, sống với trái tim chân thành yêu thương thì cái cô nhận về cũng chính là yêu thương và sự an nhiên trong sâu thẳm tâm hồn.

 Bằng cái chất giọng ngọt ngào quá đổi thân thương, cô nữ sinh áo tím, trường Đồng Khánh xưa kia trải lòng: “Bây giờ, cô ước chi có thêm sức khỏe, thời gian của ngày dài thêm chút nữa để có thể làm được nhiều hơn cho đời. Cuộc sống ngoài kia còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, cần lắm những yêu thương, những bàn tay sẻ chia, nâng đỡ. Ngẫm lại, cô thấy đời được sống nhiệt tâm, sống cho người là thấy mình hạnh phúc”.

Hóa ra, ước mơ bấy lâu của một phụ nữ kỳ tài xứ Huế chỉ đơn giản là thế! Ở cô, đạo làm thơ, đạo làm bếp, đạo làm người gắn kết nhau trong thể thống nhất, hợp thành một chữ “Tâm” lớn mà cuộc đời nào dễ mấy ai. Mong cô luôn vui, khỏe để tiếp tục những đam mê của đời mình – những đam mê chưa bao giờ vơi cạn./.

                                                                                            HÀ DƯƠNG

                                                                                  

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm