TIN TỨC

Những bức tình thư gửi “Em Hà Nội” từ tâm dịch

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
338 lượt xem

Nhà văn- Nhà báo VÕ HỒNG THU

Nhà văn Hoài Hương gửi cho tôi bản thảo tản văn Sài Gòn! Em thương Anh! vào một ngày cuối năm. Trời se lạnh và lòng người cũng se se trong những thắc thỏm vì cái bóng ám ảnh của COVID-19 vẫn quanh quẩn đâu đây. Tôi đọc. Và xúc động vì hồi ức của những ngày chưa xa lắm, bỗng trở lại rõ mồn một.

Bỗng nhớ lại những câu chuyện miên man của hai chị em trong những ngày phong thành không thể nào quên ấy. Chỉ là qua mạng thôi nhưng tôi cảm nhận được tấm tình thiết tha của chị Hoài Hương với thành phố mà giờ chị đã sống từng ngày trong những cảm xúc khó đặt tên. Bởi vì, đó là tình yêu. Không, cao hơn tình yêu. Đó chính là tình thương. Một tình thương trên cơ sở của sự thấu hiểu.

Tôi nói với chị: “Sài Gòn đang trong những ngày quá đặc biệt. Hàng ngày đọc thông tin trên báo, nhất là tờ báo nơi em đang làm- Báo Sức khỏe & Đời sống của Bộ Y tế, lòng cứ cồn cào chi lạ. Phải chi có một tiếng nói từ bên trong tâm dịch Sài Gòn, để mọi người có thể hiểu thêm về Sài Gòn trong những ngày thương khó này?”. Nhà văn Hoài Hương khi ấy hình như đã “ừ” một tiếng rất nhẹ. Và ngay sáng hôm sau, tôi đã nhận được những dòng đầu tiên:

Em Hà Nội điện thoại vào quan tâm hỏi, những ngày Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh giãn cách theo chỉ thị 16 có tâm sự gì, cảm xúc ra sao?

Bỗng dưng cay mắt, bỗng dưng lạc một nhịp thở… Nhiều lắm em ơi, biết bắt đầu từ đâu?

Từ mùa hoa dầu bay ngập phố mà không có một đôi tình nhân nào làm bối cảnh chụp hình kỷ niệm?  Từ những quán bar, phòng trà lừng danh nay như hóa thạch trong đêm cuối tuần? Từ khu chợ hơn trăm năm nay chưa bao giờ một ngày đóng của nay im lìm lặng ngắt như nhà vắng chủ?

Có chút bần thần ngơ ngác trong cái tĩnh lặng ban mai phố, hình như Sài Gòn đang trở về hơn 300 năm trước, đường vắng, người thưa, tất cả như đang ngủ im trong một tấm poster từ thế kỷ 19 - 20.

Và thế là, những bức “tình thư” gửi “Em Hà Nội” từ tâm dịch Sài Gòn đã lần lượt xuất hiện trên tờ báo của ngành Y. Trong những câu chuyện chị viết về Sài Gòn của 123 ngày phong thành, vì thế mà hòa quyện sự thủ thỉ riêng tư của hai chị em ở hai đầu đất nước. Tôi đặc biệt yêu thích cách chị gọi “Em Hà Nội”, và cũng gọi một số người em thương quý của chị bằng cái tên đó, đó cũng là một cách dùng từ rất riêng của chị. Như là cái cách chị đặt tên cho cuốn sách nhỏ xinh này: Sài Gòn! Em thương Anh!

Tôi vẫn luôn ngưỡng mộ sự trẻ trung trong tâm hồn của chị Hoài Hương. Cả sự thanh xuân trong dáng dấp, dường như trời biệt đãi chị. Sau này, khi hiểu chị hơn, tôi biết đó là cả một quá trình tự rèn của chị. Chị không cho phép mình “sống già”. Với chị, mỗi ngày mới là một náo nức mới, nơi chị luôn sống trọn với cảm xúc, luôn làm tất cả những gì có thể và luôn giúp đỡ người khác với sự vô tư. Như là, với Sài Gòn! Em thương Anh!, chị sẽ dành trọn vẹn lợi nhuận để trợ giúp vào quỹ của nhà văn Tống Phước Bảo, nhằm an ủi những trẻ mồ côi vì COVID-19, ngay cái tết Nhâm Dần này.

Tôi còn nhớ rất rõ cảm xúc của rất nhiều buổi sáng trong 123 ngày đêm đó, ngủ dậy, việc đầu tiên là mở mail. Và thấy một chiếc mail mới từ chị. Tôi thường đọc  và nhắn tin đến chị ngay: “Em là bạn đọc đầu tiên, thấy thực xúc động. Em tin là bạn đọc của Báo cũng sẽ có chung cảm giác như em. Qua đây cũng lan tỏa nguồn năng lượng sống lạc quan, tích cực gửi đến cộng đồng, gửi đến những người đang ngày đêm tham gia chống dịch, gửi đến những tấm lòng, nghĩa cử chung tay chia sẻ khó khăn... cùng nhau đẩy lùi đại dịch COVID-19”.

Sài Gòn! Em thương Anh! không chỉ có Sài Gòn trong 123 ngày lịch sử đó mà còn có những ẩn tình của Hoài Hương với thành phố này, trong những tháng năm qua. Nhưng phần hồn cốt của cuốn sách chính là những bài chị viết trong khoảng thời gian đó, khi mà cảm xúc đã được hiện thực đẩy chạm nóc. Chỉ cần đọc những cái title, bạn cũng có thể hình dung những gì đã xảy ra với thành phố này trong gần 4 tháng đó. Khác nào một bức tranh sinh động đã được họa nên từ rung cảm của một tâm hồn tinh tế và chi tiết, đúng kiểu phụ nữ tỉ mỉ và luôn dạt dào tình cảm trước người, trước cảnh, trước những sự biến đổi của thời cuộc: Chữ “thương” của thành phố mang tên Bác; Sài Gòn mùa “thương”; Sài Gòn mưa, tình người như nước tràn đầy thương yêu; Sài Gòn trong 12 giờ đầu tiên “giới nghiêm”;  Chỉ tạm xa thôi nha, Sài Gòn hẹn ngày gặp lại; Vẫn mãi là một Sài Gòn hoa lệ, hào hoa; Màu xanh niềm tin màu xanh yêu thương; Sài Gòn ơi! Ngày mai sẽ nắng đẹp; Sài Gòn thu vẫn âm thầm hương sắc; Sài Gòn- trang viết không ngủ yên; Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi; Trăng trung thu vẫn tỏa sáng ấm áp; Sài Gòn 0 giờ ngày “bình thường mới”; Sài Gòn thương khó, Sài Gòn hồi sinh; Sài Gòn đến lúc phố thưa lại đầy…

Bạn đọc cuốn tản văn này, sẽ thú vị nhận thấy, Sài Gòn những ngày đầu “phong thành” và ngày đầu “bình thường mới” đều mưa. Nhưng hãy xem cách viết của nhà văn Hoài Hương về hai cơn mưa:

Mưa của tháng 7:

“-  Khuya thế mà sao chị chưa ngủ?- Em Hà Nội chát qua messenger

- Không ngủ được. Sài Gòn đang mưa em à.

Tiếng mưa xối xả nghe đến thương con phố. Chen trong mưa tiếng còi xe cứu thương như xé đêm rẽ nước lao đi hối hả đau rát như vết cắt. Cứ nghe “F…” Covid-19 đến 4 con số mỗi ngày ở thành phố mà thắc thỏm đến thắt ruột. Cứ nhìn phố thênh thang lặng ngắt buổi ban mai mà xước xát cả trái tim. Cứ nhìn sự tất bật của những bóng áo xanh áo trắng như phi hành gia cùng tiếng còi xe cứu thương bất kể ngày đêm ở những khu dân cư mà thon thót lo âu…”- (Trích Sài Gòn mưa, tình người như nước tràn đầy thương yêu)

Mưa của 2 ngày cuối cùng của tháng 9 - Là khi kết thúc 123 ngày giãn cách.

Sài Gòn mưa rả rích từ tối tới sáng, rồi từ sáng tới gần trưa, nhưng nghe tiếng mưa có gì đó như một chuỗi nhạc, có tiếng lá lao xao chạm vào nhau, có tiếng chim hót líu ríu, có ánh nắng mỏng xuyên qua làn mưa lóng lánh sắc cầu vồng, cảm giác những giọt mưa đang cố gột những nỗi buồn đau suốt 4 tháng trời qua...” (Trích Sài Gòn 0 giờ ngày “bình thường mới)

Mưa vẫn là mưa đấy thôi. Nhưng mưa tháng 7 tràn ngập sự bi thương, khắc khoải, âu lo, còn mưa tháng 9 đã thấy như tiếng nhạc reo vui của một Sài Gòn đang hồi sinh mạnh mẽ như một điều không thể khác.

Và tôi nghĩ, khi bạn cầm cuốn tản văn Sài Gòn! Em thương Anh! của nhà văn Hoài Hương đọc, sẽ bắt gặp nhiều cảm xúc để cùng chia sẻ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gửi đây chút duyên tình đọc: Những ngọn lửa ủ kín...
Hiếm có cuốn sách nào mà lời mở đầu của chính tác giả lại mời gọi người đọc chân thành đến thế:
Xem thêm
Tái bản hai tiểu thuyết “sóng gió” của nhà văn Lê Lựu
Thời xa vắng và Sóng ở đáy sông đều là những tác phẩm nổi bật trên văn đàn, được cho là đã mạnh dạn đi trước thời đại, mạnh dạn nhìn vào những ấu trĩ, bê bối, giáo điều của thời xã hội chuyển giao với những tàn dư dai dẳng trong tư tưởng và tâm hồn con người trong xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và thành thị. Hai tiểu thuyết gắn với tên tuổi của nhà văn Lê Lựu vừa được “gặp mặt” bạn đọc thế hệ hôm nay với một diện mạo mới.
Xem thêm
Mua sách góp Quỹ vaccine phòng dịch Covid-19
NXB Văn học triển khai chương trình bán combo sách “Tinh hoa văn chương Việt” gồm các tác phẩm văn học có giá trị vượt thời gian của những nhà văn tên tuổi: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng...NXB Văn học triển khai chương trình bán combo sách “Tinh hoa văn chương Việt” gồm các tác phẩm văn học có giá trị vượt thời gian của những nhà văn tên tuổi: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng,
Xem thêm
Tình người cách ly mở đầu dòng văn xuôi thời sự về COVID-19
Tình người cách ly là truyện dài của nhà thơ - nhà báo Từ Nguyên Thạch, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.
Xem thêm
Có gì độc đáo ở 2 cuốn sách vừa đoạt giải Wainwright
James Rebanks với cuốn sách English Pastoral đã giành giải Wainwright tôn vinh cuốn sách xuất sắc viết về thiên nhiên, được ban giám khảo giải ca ngợi là “tác phẩm tiêu biểu sẽ vẫn được tôn vinh trong 50 năm nữa”.
Xem thêm
Đưa sách Việt ra thế giới: Hành trình đầy triển vọng
Dù bộn bề khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng thời gian qua, giới xuất bản vẫn có những nỗ lực chuyển động đáng ghi nhận.
Xem thêm
Dịch giả Nguyễn Lệ Chi: Tôi không muốn thành công quá dễ dàng
Nguyễn Lệ Chi từng là Phó giám đốc xuất bản công ty Văn hóa Phương Nam,
Xem thêm
Trần Lê Hoa Tranh đọc, viết trong tâm thế tự do
Tính báo chí in rõ trên trang viết về đối tượng, nội dung, bút pháp. Về đối tượng, hầu hết những tác phẩm, nhân vật đều mới, là vấn đề của hôm nay.
Xem thêm
Sự trỗi dậy của sách nói
Sách nói đã phát triển trong khoảng ba năm gần đây và trỗi dậy ngoạn mục từ năm 2020.
Xem thêm
“Điển tích văn học”- cuốn sách cần cho người làm văn học
Cuốn “Điển tích Văn học”, tác giả Nhà văn Tố Hoài ra mắt bạn đọc vào Quý I/2021, Nhà xuất bản Thanh Niên, với độ dày trên 1000 trang.
Xem thêm
Tác giả viết sách thiếu nhi ủng hộ các bà mẹ đơn thân
Phương Huyền trích nhuận bút từ truyện thiếu nhi đầu tay mang tên Cái tai và cuộc phiêu lưu kỳ thú để góp vào quỹ giúp các bà mẹ một mình nuôi con.
Xem thêm
Tìm hiểu đời sống xã hội Sài Thành và các tỉnh qua tác phẩm của Lương Minh & Các Ngọc
Bài viết về tác phẩm ĐỜI CHỢ (Nxb Trẻ, tháng 2 năm 2000) và tác phẩm CHỢ TỈNH, CHỢ QUÊ (Nxb Hội Nhà văn, tháng 10/ 2012).
Xem thêm
Lửa sống đẹp soi chiếu những ngày buồn
Sau hơn 6 tháng phát động và diễn ra, cuộc thi đã nhận được 418 bài tham gia. Ban giám khảo vòng sơ khảo (của Báo Thanh Niên) chọn 40 tác phẩm vào vòng chung khảo.
Xem thêm
Văn học Việt Nam 2021: Sự trở lại của các tác phẩm kinh điển
Dịch bệnh và giãn cách khiến cho hoạt động xuất bản chịu nhiều ảnh hưởng. Văn học năm 2021 cũng chìm lắng hơn so với mọi năm. Nhưng dù khó khăn bủa vây, các đơn vị xuất bản vẫn nỗ lực tiếp cận độc giả bằng nhiều “lá bài”, trong đó có xu hướng tái bản các tác phẩm kinh điển.
Xem thêm
Bộ tiểu thuyết dài nhất với tốc độ viết nhanh nhất ở Việt Nam
Doanh nhân – nhà văn nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa thông báo cho bạn bè biết, “bộ trường thiên tiểu thuyết Cõi Nhân Gian 8 tập đã ra trọn bộ”
Xem thêm
Những sợi chỉ tâm hồn nối kết thành những bông hoa trong vườn thơ ‘Khát vọng’
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Cơn đại dịch lịch sử, mang tầm thế kỷ đang hấp hối. Vài con Virut 19 còn lẫn quẩn đâu đó. Thành phố Sài Gòn cũng bắt đầu mở cửa hoạt động và đón mùa Xuân mới trong tình hình bình thường mới.
Xem thêm
Món quà quý hiếm - Bộ sách Cõi nhân gian của Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành
Bộ trường thiên tiểu thuyết 4 cuốn (mỗi cuốn 2 tập, dày 450 trang khổ lớn) cùng tên Cõi nhân gian của Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thàn
Xem thêm
Tiếp bước Mùa thu rồi ngày hăm ba
Bài giới thiệu Dòng biên viễn và Sài Gòn thở chậm hít sâu
Xem thêm
Đọc Phù sa châu thổ của Hoài Hương
Tác phẩm Phù sa châu thổ của nhà văn Hoài Hương gồm có 12 truyện ngắn và 5 tạp văn.
Xem thêm
Bạch hóa hành trình sinh tử đời và thơ Nguyễn Bính!
Bà Nguyễn Bính Hồng Cầu bày tỏ mục đích viết cuốn sách ký sự “Cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính” là nhằm cung cấp thêm những dữ liệu đáng tin cậy về cuộc đời Nguyễn Bính...
Xem thêm