TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Những câu thơ ướt mưa kỷ niệm mà tươi xanh màu mắt của Nhật Quỳnh

Những câu thơ ướt mưa kỷ niệm mà tươi xanh màu mắt của Nhật Quỳnh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
892 lượt xem

XUÂN TRƯỜNG

Nhật Quỳnh đến giữa chúng ta như một nàng thơ trang trọng và tao nhã, chị đã thực hiện sứ mệnh trời giao là “trút vào linh hồn người khác những khoái lạc đam mê, nhưng rất thơm tho và tinh khiết” chị chưa sống lâu nhưng chị đã sống nhiều, với đầy đủ những chiêm nghiệm và từng trải trong cuộc sống, yêu đương, những bềnh bồng dâu bể, những hạnh phúc và đau thương, những bình yên và sóng gió.

Nhật Quỳnh cũng giống như bao nhiêu người con gái khác, “ai lớn lên mà không từng yêu đương” hò hẹn đó là lẽ thường tình. Thế nhưng tình yêu luôn là đề tài muôn thuở của nhân loại, nó đem đến cho loài người những thiên đường hạnh phúc, đê mê, nhưng nó cũng dìm con người tận đáy bể sâu đau thương, tột cùng bế tắt. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu / Có nghĩa gì đâu một buổi chiều  / Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt / Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu”. Mong manh dễ vỡ là thế, nhưng mênh mông, khó hiểu đến vô cùng, khi ta đã “sai duyên” và “nhầm người”. Nhật Quỳnh đã dùng giả dụ, lấy lòng đo lòng, để phác họa cái nông sâu của yêu đương từ hai phía của nhân loại, giữa thăm thẳm hành trình. Duyện phận không thành, mệnh số lênh đênh, mất đi một bờ vai để tựa, Nhật Quỳnh đã tựa vào bờ vai thơ, ra ngoài vòng danh lợi mà đi, nhắm hướng vô cùng mà đến, hồn nhiên, bản lĩnh như không gì lay chuyển nổi những bước đơn thân của chị.  Nhật Quỳnh mong manh, Nhật Quỳnh hồng nhan, chị đã tìm thơ trong cơm áo chứ không tìm cơm áo trong thơ, nên cuộc sống đã phả vào thơ chị, một ngôn ngữ riêng, chất liệu nhẹ mà bền vững. Không gian thơ của chị triền miên vang lên những âm thanh của tình yêu rung cảm tâm hồn chúng ta, đánh động tiềm thức, chấm lửng trái tim, của một thời mà ai cũng đã từng qua, Bông hoa trái mùa thường là quý hiếm, mưa trái mùa, lại là điều báo hiệu gì đây của thiên nhiên đối với con người, mưa hạ sẽ gợi lên sự rạo rực của mái tranh khô, nhưng không thể nào ướt nổi ngon nến sinh nhật của một người thơ thì chỉ có mưa lòng:

“Biết không anh

mùa hạ đã vào mưa

những cơn mưa mang gương mặt người

nhảy múa

những cơn mưa vô tình vây bủa

không ngăn được ngọn nến cháy lên

ngập hoa

ngọt bánh

trong nghĩa bạn bè em có thêm anh …”

(Ngày sinh nhật)

“Cơn mưa mang gương mặt người, nhảy múa” đó là hình tượng mới trong thơ Nhật Quỳnh gợi cho ta cả vấn đề triết lý nhân sinh gì đây? Trong thăm thẳm, tận cùng sự vỡ vụn của tình yêu đã kết lại tình bạn. Trong mênh mông tuyệt vọng, tình yêu lại bắt đầu. Nhật Quỳnh đã vớt lên giữa dòng đời, những nỗi buồn trong veo, buồn mà không nản, bi mà không lụy, trằn trọc mà không than vãn, tiết lộ nội tâm, những nỗi buồn làm vui cho thiên hạ qua thơ. Cũng như ngoài đời còn biết bao những bôn ba xuôi ngược áo cơm thế mà Nhật Quỳnh vẫn im lặng làm thơ, miệt mài với lao động nghệ thuật thật là điều quý hóa vô cùng, khổ thơ trên đa nghĩa, đa chiều, thật lòng thì ta khó đi hết chiều sâu của nó

“Em lại thấy buồn vô cớ vì anh

khi thành phố đã về đêm khuya khoắt

kỷ niệm tưởng khô cằn thức giấc

em giật mình cay mắt giữa cơn mưa …”

Trong toàn tập thơ Nhật Quỳnh nhắc đến những cơn mưa. Phải chăng mưa là chứng nhân cho những cung bậc tình yêu nên đã đi vào thơ Nhật Quỳnh rất hồn nhiên, Đúng vậy không dưng mà nhạc sĩ Hà Phương đã viết: “ Cô đơn cuộc đời / Ngồi bên song cửa / Trông bóng ai ngoài mưa / Mà nhớ người”.  Nhật Quỳnh đã đưa cái vô hạn của thiên nhiên vào trong cái hữu hạn của đời người để rồi phát tiết ra những âm thanh trong hư không mà vọng về hiện thực

“Cuối đông ngồi ngắm cơn mưa

giọt hiện tại giọt xa xưa chan hòa

cuối xuân ngồi đếm cành hoa

đâu điều hiện hữu đâu là hư không”

(Tôi)

Người đã nhận biết được sự có, không trên cõi đời này là người đã bình tĩnh trước cái mất mát không thành để xác tín cho hướng đi của mình giữa còi tạm trần ai đa đoan này. Do vậy, Nhật Quỳnh phát tiết ra những tiếng lòng dữ dội từ một cõi lặng đến bất ngờ.

“Anh không về qua ngõ cuối mùa thu

em một mình xòe tay đếm lá

cơn mưa bất chợt về ngang cửa

có ánh mắt nhìn – chết phía người dưng

……

Anh không về qua ngõ cuối mùa thu

cây cải luống hết ngồng đứng khóc

đốm nắng vàng mong manh cơn gió bấc

giọt sương ngập ngừng lăn qua kẻ tay.”

(Anh không về)

Lại mưa, thơ Nhật Quỳnh không thể vắng những cơn mưa, thế mà người thơ cứ bỏng rát hành trình. Viết hết mình cho trọn vẹn và dở dang là vậy. Toàn bộ tập thơ hơn 80 bài, chị đã nhuần nhuyễn với những câu lục bát hiện đại, lay gợi với những câu thơ tự do bằng những hình tượng và ngôn từ mới lạ qua cách nói rất riêng của chị. “Anh không về qua ngõ cuối mùa thu / Cây cải luống hêt ngồng đứng khóc”. Cây cải mang hồn người biết khóc cho người con gái đợi chờ. Thiên nhiên và con người có mối quan hệ như một cái đạo, hiểu nhau thương nhau, luôn mở ra và hướng tới, không khép lại bao giờ, đối với thơ haiku Nhật, ý này sâu sắc lắm.

Thường thì Nhật Quỳnh viết một mạch từ đầu đến cuối bài, một dòng thơ tha hồ chảy. Nhưng chị đã khéo léo trong chuyển ý và ngắt câu rõ ràng tạo thành dấu nhấn cho bố cục, đây cũng là đặc tính riêng trong thơ Nhật Quỳnh. Chị đã cắt nhịp và vận dụng luật đổi thanh trong thể thơ tự do mà tạo thành tiết tấu êm tai khi ta đọc lên. Có những bài thơ viết dài nhưng không thừa ý, giãn tứ, những câu kết bao giờ cũng vớt lên sự bình yên, nhân hậu. Thơ Nhật Quỳnh giàu nhạc điệu, chị là một nghệ sĩ diễn ngâm, do vậy mà cách ngắt nhịp, ngắt câu vừa hơi cho người đọc:

… “Trời lại sâu hơn trong ánh mắt của cha

mẹ giấu sau lưng tiếng thở dài khắc khoải

cửa vào đời ta những ngày nắng cháy

gió thở lên trời nứt khô môi đồng bãi…

ta lớn lên tuổi thơ thì ở lại

bên những dòng sông khát nước mệt nhoài

sẽ chẳng bao giờ nỗi nhớ nguôi ngoai

dẫu màu thu vẫn ấp đầy hương cốm

em vẫn mơ gặp anh – thời mới lớn

tìm lại “cọng rơm vàng”

em cột tóc năm nao …”

(Gởi cho thơ)

“Gió thở lên trời nứt khô môi đồng bãi” là hình tượng mới lạ, thiên nhiên đã xuất hiện ngôn ngữ và hành động trong thơ Nhật Quỳnh. Hay là Nhật Quỳnh đã mở tâm hồn ra cho thiên nhiên ùa vào. Chứng kiến con sông khát nước mệt nhoài, “con sông khát nước” một nghịch lý mà Nhật Quỳnh nêu ra lại rất có lý khi con người tác động xâm hại môi trường.

Có những lúc Nhật Quỳnh chưng nắng rồi cất vào khoảng mênh mông, cho nắng về với thiên nhiên nhưng đẹp hơn, tinh khiết hơn thật là một việc khó khăn chỉ có nhà thơ mới làm được.

Những người anh không cụ thể trong thơ Nhật Quùnh, chị đã giả dụ để đối thoại, chất vấn làm làm rõ cảm xúc của mình, làm phong phú cho thơ. Chúng ta hãy đọc lục bát của Nhật Quỳnh:

… “Tháng ba rét ngọt cánh chuồn

bếp xâu từng sợi khói luồn ngõ sau!

áo toan sứt chỉ bạc màu

mẹ toan vá lại nỗi đau thuở nào

tôi thành một khúc ca dao

níu chân mẹ lại cầu ao bên này

phong phanh áo mong vai gầy

gió lùa buốt cả gót lầy cuối đông

………

Heo may lất phất sương mù

mẹ ngồi bên lở

lời ru bên bồi”.

Hai câu thơ “Tôi thành một khúc ca dao/Níu chân mẹ lại cầu ao bên này” đã bức phá chuyển thực vào hư, rất đậm chất thơ câu ca dao đã hóa hồn người, níu chân mẹ.

Hoặc:

 “Mớ rau đã trật trưa rồi

dăm con tép bạc nói lời gió sương

chợ quê nhóm dọn bên đường

chân quê sấp ngửa còn vương bóng chiều”

Nhật Quỳnh đã đưa ta đi từ những cảm xúc đô thị đến những huyền cảm của nông quê yêu dấu, tình cảm thiêng liêng của người thân và tình yêu đôi lứa. Ở đây Nhật Quỳnh đã vẽ nên một bức tranh biết nói mà ai cũng thấy mình được mời đến thưởng ngoạn.

Thơ Nhật Quỳnh, hiện đại phát triễn trên nền truyền thống, lưu giữ được tâm hồn thơ Việt, thơ chị đã thực sự đi vào lòng người đọc của nhiều thế hệ.

Nhật Quỳnh đã giả dụ hành trình thơ từ nguyên mẫu xa xưa, nên đằm sâu cảm xúc, không hoan ca như những ai đã vẹn câu thề. Nhật Quỳnh làm thơ thường khi cảm xúc đã chín muồi, chị lơ mơ sương khói với vô thức nên những câu thơ như trời cho đã xuất hiện, nếu không ghi lại trong lúc thăng hoa tôi nghĩ vài giây sau không tìm lại trong trí mình được. Giả dụ của Nhật Quỳnh cũng đẹp như “Ví dụ ta yêu nhau” của nhà văn Đoàn Thạch Biền.

Mưa trời sẽ kín đáo quán trọ trần gian này, mưa lòng sẽ kín đáo cho thơ Nhật Quỳnh. Nhật Quỳnh luôn tĩnh lặng, không chen lấn ra phía trước, không thể hiện mình trước đám đông, khiêm tốn là cái chất của Nhật Quỳnh, có lẽ do vậy mà nội lực của chị thâm hậu và bền vững. Đi trong mưa của Nhật Quỳnh, ai mà không bồi hồi nhớ nhung những những kỷ niệm, những mưa xưa. Chị đã làm tôi nhớ đến giọng ca của Thanh Thúy với những ca từ đứt ruột của nhạc sĩ Huỳnh Anh “Phải chăng mưa buồn vì tình đời / Mưa sầu vì lòng người muôn kiếp không phai”. Chưa thể đi hết những gì trong thơ Nhật Quỳnh, xin mở đường đôi dòng về “Giả dụ”. Chúc chị thành công trong hướng đi của mình.

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm