TIN TỨC
  • Thơ
  • Nỗi nhớ mang tên nhà cũ – Chùm thơ Tịnh Bình

Nỗi nhớ mang tên nhà cũ – Chùm thơ Tịnh Bình

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
533 lượt xem

Chợt thấy mình lạc về nơi xa lắc/ Tóc hoa râm ước làm đứa ngoan đồng…

Ảnh minh họa

 

Nỗi nhớ mang tên nhà cũ

Hình dung nỗi nhớ mang tên nhà cũ
Nơi tôi sinh ra và lớn lên
Và rời đi khi đã tự gắn cho mình đôi cánh

Nhà cũ
Lũ chuồn kim ngơ ngác đậu trên dây phơi
Sót vụn rơm khô tổ chim ở trọ mái hiên mùa trước
Gian bếp ố vàng chăng đầy bồ hóng
Hấp háy mắt lửa reo cười

Nhà cũ
Mảnh trăng treo lấp ló đầu hồi
Đèn dầu leo lét bóng
Dáng cha in nghiêng
Chỉ lên vách mẹ đùa con trẻ
Ú… òa…
Trên mái nhà gió giật mình trượt chân cười nắc nẻ
Tiếng thạch sùng đòi bắt đền chắt lưỡi kêu vang

Nhà cũ
Mắt giếng khơi xanh màu phong rêu phẳng lặng nhìn trời
Bầy con nít ngây ngô nô đùa dưới làn mưa đầu hạ
Tranh nhau trái ổi chín hườm
Thơm lựng cả giấc mơ

Chẳng thể nào thôi hình dung nỗi nhớ mang tên nhà cũ
Bước chân rời đi
Rồi lại trở về
Quấn quýt lòng dây bầu dây bí
Rộn tiếng chim đầy sân tranh sợi nắng vàng
Lũ hoa bướm rực rỡ sắc màu nhảy múa không ngừng trước gió
Vấn vít sợi khói nồng không nỡ bay lên từ chái bếp
Chợt thấy mình lạc về nơi xa lắc
Tóc hoa râm ước làm đứa ngoan đồng…

 

Tụng ca gió sớm

Trong khu vườn mường tượng
Những ô cửa treo cao hé mắt nhìn buổi sớm
Mở ra khoảng không gian ngập tràn hoa lá và tiếng chim
Chỉ để gọi về lời gió sớm

Hãy tắt nắng mai đi
Kẻo chói chang mắt gió
Bằng giai điệu rập rờn của lũ bướm
Gió mơn man
Gió vỗ về khoảng không ngút ngát
Từng vạt mềm dịu êm…

Những bông hoa nở lặng im
Tiếng chim mơ hồ không rõ buồn vui
Biết lấy gì tụng ca gió sớm ?
Viết lên hư không bài thơ vô hình…

 

Khói nắng tháng giêng

Mơ màng khói nắng tháng giêng
La đà chái bếp thương miền xuân xưa
Vàng tia nắng rót lưa thưa
Lao xao ngõ vắng hàng dừa tóc xanh

Tiếng chim ríu rít chuyền cành
Xuân khoe lộc biếc trên nhành nắng mai
Gió vờn áo mới tung bay
Lả lơi ong bướm vờ say giêng nồng

Tiếng gà trưa vắng bên sông
Nhặt hương cổ tích bềnh bồng ca dao
Mẹ ngồi gội nắng cầu ao
Chợt mềm khúc gió khẽ chao cánh bèo

Giêng hai hương bưởi về theo
Dáng mưa khói mỏng quê nghèo mái tranh
Đong đưa hoa trái ngọt lành
Chắt chiu nắng gió mà thành vị quê…

T.B

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Phạm Phương Lan bật cười biên câu thơ
“Nứt ra từ đá/ Cây mọc xanh đời/ Nứt ra từ tôi/ Gót hài bé mọn...
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Đại tá - nhà thơ Dương Xuân Linh bình yên trong khát vọng đỏ chiều
Dẫu lấm lem bụi gió phong trần/ Quanh mắt bão càng thấy mình dũng mãnh
Xem thêm
Chùm thơ Thanh Tâm
Ta giờ chỉ nhớ dáng xưaQua bao mưa nắng như vừa hôm qua
Xem thêm
Chùm thơ Dương Lữ Yên
Dương Lữ Yên là giáo viên dạy Toán, hiện là Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục tỉnh Phú Yên.
Xem thêm
Chùm thơ hưu của Trần Ngọc Phượng
Chùm thơ 3 bài của nhà thơ cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Chùm thơ Trần Thế Vinh
Về với Thất SơnGặp núi huyền tích phương Nam biên thổGặp cây trường thọ soi mình diễm lệLá vờn nắng ươm mầm xanh đọtChùa chiền nghiệm ứng lời thiêngThạch đại đao hùng vĩĐây phía chủ quyền…
Xem thêm
Chùm thơ Dương Xuân Linh
Nếu vườn người thiếu emHoa lấy gì đối trọngHờn ghen hay mơ mộngNuôi tình yêu lên ngôi
Xem thêm
Nguyễn Khắc Thắng – Chùm thơ dự thi
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Chùm thơ chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Chùm thơ của Nguyễn Văn Thanh, Dương Xuân Linh, Nguyễn Trường Thanh
Xem thêm
Chùm ca khúc về mẹ và em
Chùm ca khúc về mẹ và em nhân ngày Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm
Nguyễn Trần Khải Duy - Chùm thơ dự thi
Chùm thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm
Còn ai ru đời - Chùm thơ Nguyễn Hồng Linh
Chùm 3 bài thơ của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Chùm thơ La Mai Thi Gia
La Mai Thi Gia sinh ngày 15-10-1980 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, là tiến sĩ ngữ văn, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Hoàng Thị Hiền - Chùm thơ dự thi
Chùm thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm
Bùi Ngọc Phúc – Thơ dự thi (chùm 2)
Chùm thơ dự thi Thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Xem thêm