TIN TỨC

Nữ sĩ Việt gửi ra thế giới một trái tim không biết quỳ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-04-07 16:43:13
mail facebook google pos stwis
724 lượt xem

Nữ sĩ Việt quen thuộc với bút danh Đặng Nguyệt Anh vừa được Nhà xuất bản Ukiyoto phát hành tập thơ ‘Trái tim không biết quỳ’ đến công chúng thi ca Bắc Mỹ.
 


Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh.

Nữ sĩ Việt xuất hiện trên thị trường sách quốc tế vốn không nhiều. Nữ sĩ Việt đến với độc giả thơ khu vực Bắc Mỹ càng hiếm hoi. Vì vậy, trường hợp Đặng Nguyệt Anh ra mắt với tư cách một nữ sĩ Việt tại Canada, cũng là một hoạt động giao lưu và quảng bá văn hóa đáng chú ý.

Một nữ sĩ Việt như Đặng Nguyệt Anh vốn không xa lạ với công chúng trong nước. Thế nhưng, ở tuổi 75, Đặng Nguyệt Anh lại được Nhà xuất bản Ukiyoto ấn hành tập thơ “Trái tim không biết quỳ” (The heart not knowing to kneel) để kết nối với độc giả quốc tế, bằng tâm tư: “Gửi đi một chút heo may/ Để bên ấy, biết bên này thu sang/ Cho em đỏ chút lá bàng/ Cho em xanh chút mơ màng trời xanh”.

Tập thơ “Trái tim không biết quỳ” do dịch giả Khánh Phương chuyển ngữ. Đối với sự xuất hiện của nữ sĩ Việt đưa “Trái tim không biết quỳ” ra khỏi biên giới, dịch giả Khánh Phương chia sẻ: “Sau này, khi gửi thơ đã chuyển ngữ cho bạn văn thơ quốc tế thẩm định và biên tập, họ từng nhận xét “Đó là những áng thơ giúp tôi hiểu hơn về Tổ quốc Việt Nam, về những con người chịu thương chịu khó, về những nét bình dị nhưng vô cùng đẹp, khắc họa nên một Việt Nam yêu chuộng hòa bình… Câu thơ ngắn gọn, xúc tích và tôi rất thích…”. Còn gì hạnh phúc hơn cho tác giả, dịch giả và những người làm cầu nối hòa kết cây cầu văn chương hơn lời nhận xét ấy?

60 bài thơ trong tập thơ “Trái tim không biết quỳ”, phần nào giúp cho người đọc hiểu thêm về nội tâm của một nhà thơ không nhiều tham vọng, không có mưu cầu danh lợi, mà chỉ âm thầm tận tụy gắn bó với thơ, chắt chiu từng khoảnh khắc đẹp giữa đời thường để dâng hiến cho người đọc. Không chói lọi, lung linh mà nhẹ nhàng, dẫn dắt, chinh phục độc giả”.

Với “Trái tim không biết quỳ”, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh trình bày những run rẩy tinh tế của tâm hồn Việt. Đó là khi chị nhìn hoa dại bâng khuâng: “Những nhánh bâng khuâng nở tím chiều/ Một đời hoa chỉ biết thương yêu/ Hỏi bao nhiêu tuổi, em chẳng nói/ Cứ nở cho chiều bớt hắt hiu”. Đó là khi chị nhớ con sông Ninh tuổi nhỏ: “Đò xưa/ Giờ đã nhổ neo/ Bến xưa/ Giờ đã bao nhiêu đổi dời/ Hỡi con sông của đời tôi/ Chở bao kỷ niệm một thời ấu thơ”. Đó là khi chị nhắn nhỉ tri âm: “Gọi trăng cho gió về say/ Gọi hoa về nở/ Gọi mây về ngàn/ Gọi người lạc cuối nhân gian/ Hãy đi về phía thiên đàng đợi tôi”.


Tập thơ "Trái tim không biết quỳ" ấn hành tại Canada.

Đã từng tham dự một số chương trình giao lưu thơ quốc tế, lần này gửi ra thế giới một “Trái tim không biết quỳ”, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh thổ lộ: “Thơ là cuộc sống. Với tôi, con người cụ thể bằng xương thịt và thơ đã hòa quyện vào nhau, không thể tách rời! Cảm ơn số phận đã cho tôi là một nhà thơ. Nhờ thơ, tôi có một đời sống tâm hồn phong phú. Có bạn bè ở khắp mọi nơi. Được chia sẻ, yêu thương. Tôi không định nghĩa về thơ, vì quá nhiều người đã định nghĩa. Có người cho rằng: Thơ là sự viết sai ngữ pháp. Tôi không quan tâm, chỉ muốn thơ, của mình có nhiều độc giả, và chia sẻ được với họ”.

Sau khi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ tập thơ “Trái tim không biết quỳ” tại Canada, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh cho biết sẽ tiếp tục hợp tác phát hành ấn phẩm này tại Đức và Anh. Bởi lẽ, với nữ sĩ Việt, đó là cuộc dạo chơi thú vị: “Nhẹ không một gánh vô thường/ Khoan thai đi hết con đường trần gian/ Một mai nắng núi mưa ngàn/ Hồn thanh thản giữa chín tầng mây xanh”.

PHẠM TUẤN (https://nongnghiep.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm
Đặng Phúc Minh - Một tấm lòng phụng sự vì sự phát triển của cộng đồng
Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh.
Xem thêm
Nhà thơ Hoàng Cầm – Mưa dần xanh lại lá diêu bông
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Xem thêm
Vị tướng của lòng dân
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP
Xem thêm
Nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai – Người tạo được “giang sơn” không cho riêng mình
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã định vị trong lòng công chúng với nhiều ca khúc nổi tiếng. Và trong số đó, không ít ca khúc được chị phổ nhạc cho thơ. Thơ của chị, thơ của nhiều nhà thơ. Đam mê nghệ thuật của chị không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà được mở rộng sang lĩnh vực thi ca. Với 6 tập thơ đến với bạn đọc, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã âm thầm, góp thêm cho đời sống văn chương những sáng tạo của mình để công chúng tham khảo, khám phá và cũng có thể hòa điệu tâm hồn.
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm