TIN TỨC

Phạm Trung Tín và đường chân trời

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-11 07:38:32
mail facebook google pos stwis
2048 lượt xem

ĐẶNG NGUYỆT ANH

Một buổi sáng trời mưa gió, cách đây vài tuần. Phạm Trung Tín phóng xe máy đến nhà tôi. Tôi vội hỏi “Có việc gì vậy”. “ Dạ, em đã hẹn với chị rồi, em phải đến. Tên em là Tín mà”. Thì ra, một cái tên định mệnh! Tín là phải giữ chữ Tín với mọi người.

Tuổi trẻ gặp thời binh lửa, anh đã cầm súng ra đi, cùng với lớp trai lên đường cứu nước. Rời binh nghiệp, anh tiếp tục học hành. Kết quả: hai bằng cử nhân triết học và kinh tế. Đây là sự phấn đấu đáng ghi nhận.

Là một người sống chân thật, mộc mạc và nhân hậu ”Răn mình nét ở nết ăn” sao cho phải Đạo. “Buộc đời bằng sợi văn chương”. Đường chân trời là tập thơ thứ 5 của anh. Năm tập thơ là sự cố gắng, đam mê, cần mẫn. Nhất là thời buổi phải bỏ tiền túi ra mà in thơ ! Anh vẫn hiểu “Đời Văn đôi lúc trái ngang”. Nhớ đến thi tài, mệnh bạc của Thi sỹ họ Hàn: ”Trường thơ loạn giữa đất trời. Từng câu máu ứa cho đời tinh hoa. Tiếng đau còn vọng Quy hòa. Người đà thiên cổ nhạt nhòa hồn trăng

Thật thà tử tế mà vấp phải nghiệp phận éo le. Cuộc sống đang bình yên, ấm áp thì người vợ hiền bỏ anh mà đi. Để lại hai đứa con nhỏ. Từ nay gà trống nuôi con . “Em đi đã mấy mùa rồi. Tháng ngày vỡ nửa, đứng ngồi ngổn ngang... Em đi bỏ lại nắng mưa. Gian truân anh giữa gió lùa ngày đông”. Đây là bài thơ anh viết nhân ngày giỗ vợ thứ 15. Một bài khác viết ngày giỗ vợ thứ 18. Thật cảm thương “Con mình chưa kịp trưởng thành. Như hai chim sáo lạc cành cội xa”! Hai con dại không có mẹ, anh đang phải ấp iu, anh càng thương cho những cảnh đời hẩm hiu côi cút: Em Diện “Đã tàn tật lại mồ côi. Nỗi đau cứ thế nhân đôi thành đời”. Không cha mẹ, nương nhờ hàng xóm, sớm tối lần hồi rau cháo, đói rét co ro trên chiếc xe lăn, đầu đường cuối chợ: “Sinh ra ai cũng kiếp người. Mà sao lận đận khóc cười là em?” Sự cảm thông của một tấm lòng yêu thương.

Phạm Trung Tín sống mộc mạc, chân tình. Nửa đời sau anh lui về vui thú điền viên. Sống hiền bên sông ”ngõ nhà hoa trái trổ bông”, có tiếng gà trưa, tiếng chó sủa, có câu thơ thấm đẫm nắng mưa , cơm canh đạm bạc, đêm thừa trăng sao. Tâm hồn nhà thơ đã hòa quyện với thiên nhiên, vạn vật... Và rất đúng cách của người quê, bằng một câu thơ giản dị, mà hay, mà khó viết, chỉ người gắn bó máu thịt với làng quê đồng ruộng, mới viết được câu như thế này: “Lòng như da thịt ruộng đồng”. Tôi chưa bao giờ nghe ruộng đồng có “da thịt”. Rất lạ !

Sinh nhật lần thứ 63, Phạm Trung Tín viết bài thơ như bộc bạch tâm tư : “Điền viên mộng mị bình thường. Hiền cư cây cỏ khiêm nhường bên sông. Rượu thơ tri ngộ đôi dòng. Viết câu gian khó vào trong tuổi mình”. Thật điềm tĩnh, chín chắn, bình thản chấp nhận gian khó vì đó là quy luật của cuộc đời!

Sống hiền rồi cũng gặp lành! Trời bắt anh phải chia lìa người vợ trước. Nhưng đã bù đắp, đưa đến cho anh người phụ nữ thứ hai, cũng hiền hậu nết na. Một người trẻ tuổi, trước là chú cháu, sau thành anh em, biết gánh vác, biết cảm thông, chia sẻ : “Tuổi chênh tôi chút ngậm ngùi. Rộng lòng em lại ngọt bùi sẻ chia!” Và anh thật sự hạnh phúc trong tình yêu mới : “Cơm canh đạm bạc tập tàng cá ao. Tựa chiều nhè nhẹ mây cao. Tựa em tôi lại nghêu ngao đời mình”. Chứng tỏ cuộc sống đang rất nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái. Câu thơ đưa lại cho người đọc cảm giác thoải mái, dễ chịu. Từ “nghêu ngao” để đây thật hay !

Sinh nhật bạn thơ, bạn đồng niên Trần Trí Thông, anh có thơ tặng bạn nhưng cũng là nói với mình, nâng ly để “chạm tuổi già”. Cả hai đều đã nụ cười chân chim, nhưng tâm hồn bình yên, cuộc đời vẫn vui dù có gian nan vất vả: “Sáu tư tuổi lắm trật trầy mà vui”. Vậy là mừng lắm, vì người thơ đôi khi không lý giải được, buồn vui vô cớ như Thi sỹ Xuân Diệu ngày trước “Tôi buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn”. Ở đây nhà thơ: “Tự mình làm một bơ vơ”, rồi than thở “Sao tôi hụt hẫng thế này”. Bởi cái thói đa cảm của người thơ ý mà. Anh thương cho nàng Kiều : “Hồng nhan chi để úa nhàu tuổi hoa”. Nghẹn ngào trước nỗi đau ứa máu của Hàn Mặc Tử. Rồi lại lênh đênh vương víu với các em gái ở chợ nổi miền tây bao la sông nước: “Bồng bềnh điệu lý xôn xao. Con sông cứ thế chảy vào lòng tôi...Khôn tôi thành kẻ dại khờ. Chợ tan rồi cứ thẫn thờ với sông...”. Đúng là người thơ đa cảm! Chí ít cũng không phải một lần, nhà thơ thẫn thờ với sông. Mà thời trẻ, khi con tim mới biết rung cảm cho tình yêu đầu đời, anh đã lỡ chuyến Đò tình, để cả đời nuối tiếc: “Ngày xưa đau nỗi muộn màng.Ta vừa chạm bến người sang sông rồi”. Lỡ đò một chuyến, để đau một đời. Không chỉ lỡ đò, đời còn lắm truân chuyên, dâu bể: “Đường chân trời - nỗi bể dâu...Chỉ thơ lưu dấu nỗi đau của đời”.

Người thơ Phạm Trung Tín lắm tơ vương, nhiều dan díu. Gặp tà áo bà ba của em gái miền sông nước Nam Bộ là anh đã đứng ngồi không yên. Lên Tây nguyên, gặp cô gái Banar: “Hồn nhiên như núi với đồi. Lối mòn sỏi đá thương đôi chân trần”, không biết rừng núi bồi hồi hay lòng anh bồi hồi: “Mai này phố thị tôi ngồi nhớ em!”. Lòng người vương vấn, nhìn vạn vật xung quanh cũng thấy vấn vương, quyến luyến. “Bắt đền díu dan” là bài thơ mang tâm trạng như thế : “Gió ngồi dan díu hương mai. Trộm nhìn vườn vắng - hình hài bão giông. Nét trời nên những đường cong. Lưng ong thắt lại một vòng thiên thai”. Câu thơ giầu hình tượng, gây ấn tượng. Câu kết của bài thơ cho chúng ta thấy rằng : sẽ có nhiều anh chàng phải thao thức vì cái bệnh díu dan này : “Hết ngày rồi lại sang đêm. Ai đem thương nhớ bắt đền díu dan”

Là người sống cởi mở, chân tình, nhà thơ Phạm Trung Tín có nhiều bạn bè, nhất là bạn văn chương. Họ biết trân trọng, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau. Anh cũng có nhiều thơ tặng bạn : Huynh có Giang Lam, Lưu Trần Đại, muội có Trần Mai Hường, ngang tầm phải lứa có Trần Trí Thông, Đinh Thường, Phạm Hữu Bình và còn nhiều nữa vân vân. Thật đáng quý !

Con người ta, thời trẻ thường tung hoành ngang dọc. Sau những thác gềnh, từng trải, được thua. Đến xế chiều, chựng lại. Trẻ hướng ngoại, già hướng nội. Phạm Trung Tín đã đến tuổi hướng nội. Lòng hướng về nguồn cội, về cố hương. Trong tất cả sự “hướng” ấy, đặc biệt anh hướng về MẸ GIÀ. Nhà thơ có chùm thơ viết về Mẹ rất cảm động: Về bên Mẹ, Bình yên bên Mẹ, Về thăm Mẹ, Tâm nhang con nguyện... Những câu thơ viết về Mẹ rất thật, rất thương : “Tết này sang tuổi chín ba. Mẹ như than rạ, chuối già chín cây”. Than rạ mau tàn, chuối chín cây dễ rụng! Mừng cho tác giả còn Mẹ già đã Đại thọ. Quý trọng phẩm chất tốt đẹp của người con trung hiếu: “Thảo thơm phục dưỡng từng ngày”. Câu thơ là tấm lòng của tác giả. Anh thương Mẹ bước chân chậm chạp bên thềm và lo lắng, theo dõi từng miếng ăn, giấc ngủ : “Ăn thường nghẹn nuốt khó trôi. Ngủ không tròn giấc, khuyết bồi nửa đêm”. Không phải người con nào cũng làm được điều này. Cảm phục tấm lòng hiếu thảo .

Đi cho thỏa chí trai “Chân con lang bạt mọi miền. Ba lô chật ních nỗi riêng quê nhà”, thương Mẹ già như thân cò lặn lội, cõng nắng triền đê , lúc nào cũng đỏ mắt ngóng con. Con giờ tóc đã pha sương: “Hôm nay về lại quê nhà. Sà vào lòng Mẹ con đà tóc sương. Mà nghe thơ ấu lạ thường. Đâu đây giây phút thiên đường đời con !”.

Hạnh phúc biết bao nhiêu khi tóc đã bạc được sà vào lòng Mẹ, đúng là giây phút thiên đường hiếm hoi.

Bây giờ đã nên ông nên bà: «Nằm nghe lòng Mẹ bao la. Con càng nhỏ bé hơn là ngày xưa !”. Càng thấm thía, càng thương Mẹ: “Chiều chiều tựa cửa ngó ra. Ngổn ngang bao nỗi- mắt già lại cay!”. Phạm Trung Tín đã tròn chữ Hiếu. Nhưng với con cái không bao giờ cảm thấy đã báo hiếu đủ đầy. Mừng anh còn Mẹ già để phụng dưỡng. Cầu chúc cho Cụ Bà mạnh khỏe, để anh còn được chăm chút, nâng niu đến ngoại Bách niên !

Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.

Đọc hết Đường chân trời của anh, ta gặp một trái tim nhân hậu. Từng cảm xúc chân thật. Không phô trương, không vuốt ve phóng đại. Câu chữ giản dị, mộc mạc. Nó chính là cuộc đời của tác giả. Dù có khó khăn, vất vả nhưng vẫn điềm tĩnh, vững vàng, giữ được tình yêu, niềm đam mê trọn vẹn với THƠ.

Rất vui mừng, xin trân trọng giới thiệu với các bạn tập thơ Đường chân trời của Phạm Trung Tín

Sài Gòn một ngày cuối Thu Kỷ Hợi (10- 2019)
ĐNA.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Kẻ cày mây thu và gieo trồng muôn dặm sao
Bài viết của Tuần Trần về tập thơ “Những đám mây mùa thu” của Trần Quang Khánh
Xem thêm