TIN TỨC

Phiêu hoang cùng “gã thi sĩ hoang” | Vũ Tuấn

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-05-03 17:23:41
mail facebook google pos stwis
1143 lượt xem

Trong thơ Thi sĩ Nguyễn Thánh Ngã rất nhiều câu có biểu tượng như một “Sologan”, có giá trị khơi nguồn năng lượng tâm linh...

Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã

Ông chứng nhập tinh thần Phật giáo vào ngôn ngữ thơ ca thanh thoát, bay bổng, biến ảo lạ thường. Nhiều câu thơ giống như công án thiền. Người đọc cứ loay hoay với những đáp án mà không chọn được đáp án nào khả dĩ có thể làm thỏa mãn cảm xúc của mình. Bởi công án thiền không có đáp án.Ngôn ngữ mang hơi thở thiền làm cho hơi thơ càng đa âm, đa thanh hơn khi rót vào trạng thái thụ cảm của người đọc.

Tôi thích những bài thơ ngắn của ông, ngắn mà không ngắn, càng đọc càng thăm thẳm…Có nhà thơ nói “Tôi không có thời gian viết ngắn”. Viết ngắn nhưng trường năng lượng của người viết rất dài, nội lực rất sâu, như một đĩa nén tâm thức, thấu triệt, minh triết.

“Hãy buồn đi em

                   Vì nỗi buồn như chiếc nón

                   Có thể che mát bầu trời”

                              (Buồn)

Năng lượng thiền có khả năng đưa ta đến những cảnh giới ta muốn. Nó cũng có khả năng “điều tiết”cả vũ trụ này khi nó đạt đến một cấp độ cần thiết, trong một “sát- na tâm”là “ý”:

                    “Ý nghĩ

                    Ôi ý nghĩ linh thiêng

                    Nếu ý nghĩ là cánh chim

                    Dù bầu trời cao rộng mấy

                    Nó cũng bay về đồng xanh

                    Nhặt thóc

                    Nhưng nếu ý nghĩ chỉ là giọt nước

                    Nó sẽ bốc hơi

                    Và khiến cả bầu trời giông tố”

                                        (Ý)

Năng lượng thiền có khả năng “kích hoạt” tâm thức, đánh động tâm thức, bùng vỡ tâm thức; làm thăng hoa những câu thơ, thoạt nghe có vẻ nghịch lý nhưng chẳng khác nào như một sự “mặc khải” làm khó chịu những suy nghĩ nông cạn hời hợt:

“càng

giàu

chúng

ta

càng

rỗng

túi

niềm

tin”

( Rỗng túi)

 

“Đứa trẻ” là bài thơ đoạt giải nhất cuộc thi Hai-ku năm 2009 của ông như một lát cắt cuộc đời, nhẹ , chậm…tuy ít chi tiết nhưng giống như một truyện ngắn cô đặc lại. Có thể dàn dựng thành một bộ phim thú vị!

                         “Xó chợ

                         Chiếc lon trống

                         Hạt mưa mồ côi”

Chín chữ thôi nhưng ta có cớ để “bàn”. Chín chữ thôi mà đeo mang bao thân phận nỗi niềm, nhân sinh, thế sự. Có người cho rằng bài thơ không thuần túy phong vị thơ “haiku” Nhật Bản. Nhưng thử hỏi một nhà thơ Việt Nam, sống và cảm nhận hương sắc cuộc đời trên đất nước của mình, làm sao có thể viết thơ “haiku” mang hơi thở của xứ sở hoa anh đào, của đất nước “mặt trời mọc”? Xét kỹ, nếu đặt bài thơ vào mọi “xó chợ” trên mặt đất này, dù ở đất nước nào cũng có phần đúng với tất cả.Với tôi, bài thơ thành công và nói được nhiều điều hơn những gì mong đợi!

Thơ ngắn nhưng mang lại cho người đọc sự suy tưởng và chiêm nghiệm không có điểm dừng.Tố chất này có được là do thi sĩ của chúng ta biết thực hành “thiền”, ông biết tiết chế, dừng lại đúng lúc mà vẫn có khả năng làm cho câu thơ lan tỏa:

                        “khi chúng ta ký họ tên mình

                         vào những đám mây

                         mây sẽ mang mưa xuống

                         lưu vào đất đai

                         chờ ngày nhận diện”

                                    (Hóa thân)

Cái nhìn của thi sĩ là cái nhìn của con mắt “thứ ba”. Cái nhìn trực diện mà không lộ diện trong thơ. Sự tiết chế ngôn ngữ là một dụng công để “treo” sự cảm nhận của bạn đọc lên cành cây nghệ thuật; tạo ra cảm giác vừa thích thú, vừa hồi hộp trong trò chơi ngôn ngữ “mạo hiểm” cho điểm rơi của tứ thơ được “bọc lót” rất dễ chịu!

Với thể thơ ngắn, kiệm lời, mỗi câu chữ, mỗi dấu chấm câu… là một “mã khóa” đặc biệt được cài cắm không dễ tìm. Đọc hết bài thơ, phải quay lại điểm xuất phát xâu chuỗi những ký tự, giải mã, nhận diện bài thơ ; có khi “chìa khóa” nằm trong nhan đề, “nhan sắc” bài thơ lúc này mới “xuất đầu lộ diện” :

                   “sẽ không có gì quan trọng

                   nếu em không yêu tôi

                   sẽ chẳng có gì trầm trọng

                   nếu em không lấy tôi

                   nhưng vườn cây của hồn tôi đã đơm hoa kết trái

                   và mùa màng đã cưới nhau từ lúc giao mùa”

                                       (Tiệc cưới)

“Tiệc cưới” chính là chìa khóa của bài thơ, mở ra cánh cửa tình yêu vô tận, mà ở đó không đợi “người tình” thiên nhiên ban tặng; “gã thi sĩ hoang” đã phiêu tự lúc nào…với lễ hội hóa trang phồn sinh, làm cuộc truy hoan bản thể. Khai sinh và đơm hoa kết trái yêu thương. Khai phóng đam mê cùng vạn vật đất trời, vượt thoát bản năng rồi lại hòa nhập trở về với chính mình! Bạn đọc, nếu bạn có cùng nhãn quan và cảm quan thấu triệt với cái nhìn của thi sĩ thì bạn mới thấy thích thơ loại này. Điểm tương đồng này trong thiền học được nhận dạng bằng “đẳng cấp tâm linh”. Dĩ nhiên bạn phải có một chút am hiểu về thiền và có chút “ tuệ giác”…

Tôi cũng thích những bài thơ tự do của ông, nó phóng khoáng, như một vườn hoa nhiều hương sắc, nhưng lại được trồng tỉa, xếp đặt rất chỉnh chu. Có những cánh cửa mở ra, đóng lại đúng lúc. Gợi mở nhiều hơn, nói được nhiều hơn. Ấy cũng là do sự thăng hoa của tài hoa. Phẩm chất tài hoa người làm thơ nào cũng có. Ở Nguyễn Thánh Ngã, tôi thấy tố chất tài hoa của ông đậm đặc hơn, làm cho mỗi câu thơ “có chất” hơn, dù đề tài không phải chuyện to tát. Bởi văn chương có điều kỳ lạ làm mê đắm trái tim bạn đọc, không phải là viết về cái gì mà là viết như thế nào.Viết như thế nào chính là bí mật tuyệt vời của thi nhân khi hạ bút:

               “Một giọt nước dành cho một đóa hoa sắp nở

               Trên mặt đất trống hoác cằn khô…

               Bầy kiến kéo đến âm thầm

               Và cành cây run lên

               Sự khao khát khiến chúng tranh nhau

               Giọt

               nước!

               Chỉ một giọt thôi

               Rơi nhoài theo bầy kiến

               Ôi

               bông

               hoa

               hé

               nở

               đón

               nụ

               hôn

               từ

               trời…”

                   (Sống như giọt nước)

Lấy chất liệu từ thiên nhiên, dựng lập cảm hứng sáng tạo từ thiên nhiên, có thể nói Nguyễn Thánh Ngã đã mở hết biên độ hồn mình hòa nhập với thiên nhiên. Ngược lại, thiên nhiên cũng cho ông những tứ thơ, những câu thơ, bài thơ sang trọng nhất. Để cuối cùng Thơ là vật “bảo chứng” số một làm sáng lên tên tuổi và phẩm cách một Thi sĩ đích thực.

Nói thế không có nghĩa ông hướng ngoại xa xôi, chính lúc nhận được của “tứ đại” nguồn năng lượng tối ưu đó, thơ ông lại tìm cách quay về nhìn sâu vào nội tâm mình một cách chân thật nhất mà không kém phần “phiêu hốt”, bảng lảng khói sương, hư hư thực thực…! 

Thơ ông đưa ta gần đến trạng thái “sống với” nhiều hơn “sống cùng”; tương tác nhiều hơn thụ cảm. Tên các bài thơ phần nào đã nói lên điều đó : “đưa mây qua sông”, “tiếng nước vang”, “chiếc bóng rách”, “buổi sáng uống tiếng chim”…

Điều đó thể hiện rõ phong thái sống đúng chất mà ông đã chọn cho mình; khi dành gần như cả đời để làm thơ, theo trường phái thơ “haiku” nói ít gợi nhiều, chấm phá tối giản mà bức tranh thơ đầy sắc màu, hàm ngôn sâu lắng…

                   "Buổi sáng uống tiếng chim

                    Chùm véo von trôi vào cổ họng

                    Mới hay lòng mình vườn hoang…

                    Cỏ dại

                    Không ai phát dọn

                    Lối mòn thành hang ổ cáo chồn

                    Ta thành kẻ ẩn nấp trong ta

                    Tiếng chim

                    Như những cung bậc thanh âm

                    Lắng vào cây cỏ

                    Ta uống say những nốt lặng tự do

                    Hang ổ sáng trong

                    Cáo chồn ngửa mặt

                    Lòng mình rửa sạch

                    Uẩn khúc trôi đi trên cung dây

                    Hồn bừng lên thánh thót

                    Ôi vườn hoang /vườn hoang

                    Năm giác quan mở cửa chân trời

                    Đôi mắt vẽ đường bay đến hương thơm vô tận

                    Tai có thể nghe tia ánh sáng

                    …

                    Thèm tiếng chim trong từng tế bào gội rửa

                    Và lời mách bảo của trái tim

                    Về tiếng nói trong hoang lặng đã bị đánh cắp…

                                   (Buổi sáng uống tiếng chim)

Mở năm cửa giác quan để cảm nhận từ trường vũ trụ, thu hết mọi kích cở âm thanh sống động của đất trời cốt chỉ để gột rửa hồn mình. Phải chăng đây là cách “sám hối” để lắng lọc thân tâm giữa “uất nghẹn tiếng ồn ô nhiễm”, giữa “cơn ói trào ngược”, giữa “những sáng buồn nôn” đời thường pha tạp? Chỉ còn cách luyện thở này mới làm cho hồn thơ trong trẻo quay lại với chính mình. Khi mà “tiếng nói trong hoang lặng đã bị đánh cắp…”. 

Vâng đúng vậy! Con người hiện đã bị “đánh cắp” nhiều thứ vì không đủ sức giữ mình trước cám dỗ nhiều chiều của đời sống.

Ai đủ tỉnh táo để tìm ra bầu sinh quyển trong lành cho lá phổi xanh của chính mình và thiên nhiên quanh mình?! Khi mà con người hiện đại đã hướng ngoại tìm cầu rồi lạc lối, không nhớ nẻo quay về, để mặc hồn mình cằn khô. Khi mà đời sống văn minh quay cuồng với nhịp sống gấp, bất chấp tất cả, con người có nguy cơ dẫm đạp lên nhau để tồn tại. Khi mà nhân tính, nhân văn, nhân bản bị hạ thấp, may mắn còn tiếng nói của nhà thơ - người mang sứ mệnh tỉnh thức con người. Thông điệp thơ ca đi trước và có giá trị cảnh báo những lệch lạc trong đời sống, trong nhận thức con người.

Bằng cảm quan nghệ thuật nhà thơ lặng lẽ lên tiếng. Đó chính là tiếng nói tạ lỗi với thiên nhiên. Bằng bầu nhiệt huyết yêu thiên nhiên tha thiết nhà thơ thốt lên. Đó chính là tiếng nói của lương tri thời đại. Con người muốn trường cửu hãy để mẹ thiên nhiên cũng phải tự nhiên trường cửu!

Nguyễn Thánh Ngã - nhà thơ được mệnh danh là “Gã thi sĩ hoang” nhưng chất thơ trí tuệ; chất đời sống động mà chân tình. Có lúc ngỡ như ông viết ngẫu hứng, trong guồng quay bất tận của “vô thường”. Nhưng không hẳn thế, ông lập tứ rất kỹ, khéo vun vén điều muốn tỏ bày, khéo tránh sự thô lậu tỏ lộ…Tuy nhiên có lúc ông cũng bị rơi vào sự trùng lắp của câu chữ trong một bài thơ. Nên diễn đạt dài dòng, lẽ ra cần phải “tỉa gọt” gọn hơn. Thơ chỉ cần cắm lại chi tiết đặc sắc, hình tượng đặc sắc. Nhưng đó chỉ là tiểu tiết. Tổng thể, đọc thơ ông, ta luôn nhận được năng lượng tích cực!

Ông có hỏi tôi nghĩ thế nào về chữ “hoang”? Tôi cố tình không trả lời trực tiếp như cách thông thường hỏi, đáp.Tôi nói hãy để cho bạn đọc “đồng sáng tạo” là thêm một trường nghĩa, là chắp thêm đôi cánh liên tưởng cho thơ, là mở ra cánh cửa “Windows” vô tận ý…!

Con chữ nằm trên văn bản là con chữ chết. Con chữ đi qua đôi mắt bạn đọc là con chữ có linh hồn. Nếu muốn thì ta có thể tra từ điển để truy nghĩa của một con chữ. Nhưng tôi biết ông cũng như tôi, hỏi chỉ là hỏi, và trả lời chỉ để trả lời. Bởi lúc này con chữ đã có đời sống khác. Thi sĩ hay bạn đọc không còn khả năng “gò cương” níu giữ nó được nữa…

                     “Tôi-gã thi sĩ hoang

                      Như bông cỏ dại

                      Nở mặt sương mù

                      Màu là giấc mơ

                      Bông cỏ dại bị dẫm đạp

                      Hòn đá lăn

                      Tứ thơ dập nát ven đường

                      ……

                     Thi sĩ loài không mọc tóc

                     Loài không đội mũ trên đầu

                     Chỉ có nắng ngang tàng và mưa bao dung ôm chầm 

                     bông cỏ          

                     Ôi bông cỏ hoang,

                     Mi là quê hương của tứ thơ ta - gã thi sĩ đồng làng, 

                     xó núi

                     Mọc là mọc một tình yêu hoang dại

                     Trước gian trá lọc lừa

                     Ta có thể bị vất đi dưới lưỡi cuốc ranh ma

                     Nhưng loài cỏ âm thầm sức chịu

                     Câu thơ có thể nằm nghiêng trổ một đóa nỗi buồn…”

                                             (Gã thi sĩ hoang)

   Khi “câu thơ có thể nằm nghiêng”, hoặc trong trường đoạn nào đó buộc phải nép mình nằm nghiêng ; ta mới hiểu được sức chịu đựng của thi sĩ trước bao nhiêu “bức ngặt” của cuộc đời.

   Hạnh phúc và may mắn vô cùng !

   Chính lúc ấy có một đóa “vô ưu” đã trổ…!

 

                                      (Sài Gòn 4/6/2022)

                                           V.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm