TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Ra mắt sách của nhân vật đi tìm công lý cho nạn nhân chất độc màu da cam

Ra mắt sách của nhân vật đi tìm công lý cho nạn nhân chất độc màu da cam

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
783 lượt xem

MẠC TƯƠNG VI

Ngày 21-10-2022, ra mắt chương trình “Thắp Sáng Ước Mơ” giới thiệu sách của hai tác giả Trần Tố Nga và Nguyễn Văn Thỏa tại Đường Sách TP HCM do Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam tổ chức.


Bà Trần Tố Nga (trái) bà Quách Thu Nguyệt, ông Nguyễn Văn Thoả

Chương trình giao lưu với tác giả và giới thiệu 2 cuốn sách của hai cựu cán bộ Đoàn: “Cám Ơn Cuộc Đời” của tác giả Nguyễn Văn Thoả (Bảy Thoả) và “Đường Trần - Ngọn lửa không bao giờ tắt” của tác giả Trần Tố Nga. Với hành trình đi tìm công lý cho 5 triệu nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam trong nhiều năm qua, nhân vật Trần Tố Nga mặc dù đã 80 tuổi nhưng với “ngọn lửa không bao giờ tắt” vẫn mãi tranh đấu đến cuối cuộc đời

Tham dự chương trình có TS. Lê Hồng Liêm - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Trưởng Ban liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam; TS Quách Thu Nguyệt - GĐ NXB Trẻ; NSƯT Lê Thiện; nhà văn Trần Nhã Thuỵ; các thành viên Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam cùng đông đảo nghệ sĩ, khách mời và các cựu chiến sĩ đồng đội xưa của 2 nhân vật.

“Cám Ơn Cuộc Đời” và “Đường Trần - Ngọn lửa không bao giờ tắt” là hai cuốn tự truyện của hai cựu cán bộ Đoàn là thành viên Ban liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam. Sách được hai nhân vật kể về cuộc đời của mình và gia đình từ khi tham gia hoạt động cách mạng qua nhiều thời kỳ cho đến ngày đất nước hòa bình, với những hy sinh mất mát và những cống hiến cho đất nước, tình yêu quê hương vẫn luôn cháy mãi trong tim.

Được biết “Đường trần - Ngọn lửa không bao giờ tắt" ra mắt năm 2017 và đây là lần in thứ 5 do NXB Trẻ tái bản. Cuốn sách được nhân vật Trần Tố Nga kể về câu chuyện của cuộc đời bà, gia đình bà qua nhiều thế hệ và đất nước trong những năm tháng kháng chiến. Có những nỗi đau mà nhiều gia đình phải gánh chịu sau chiến tranh. “Đường trần - Ngọn lửa không bao giờ tắt" bà Trần Tố Nga đã viết khi nằm trên giường bệnh và trước ngày mổ vài tháng khi bà bị bệnh ung thư. Nỗi niềm của tác giả và những nỗi đau của đất nước như một lời nhắn gửi mà bà muốn để lại cho thế hệ sau.

Tại buổi giao lưu với bạn đọc bà Trần Tố Nga chia sẻ: “Tôi thấy Đường Trần của gia đình tôi với đường trần của đất nước lúc nào cũng đi song song cùng nhau, chính vì vậy mà tôi đã đặt tên cho cuốn sách là “Đường trần - Ngọn lửa không bao giờ tắt". Gia đình tôi tới 4 đời hoạt động cách mạng, riêng tôi khi 8 tuổi đã làm giao liên. Từ ông bà đến mẹ đều hi sinh và cống hiến cho đất nước, lúc nào họ cũng tích cực hoạt động. Người mẹ của tôi bị địch tra tấn suốt 3 giờ liền và cuối cùng đem đi chôn sống, họ chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng thì hỏi làm sao chúng tôi ngừng chiến đấu được. Tôi muốn để lại điều gì đó. Viết cuốn sách này, một trong những mong muốn của tôi là để các bạn trẻ ngày nay không quên quá khứ”.

Tác giả Trần Tố Nga, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng, nguyên là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng, bị nhiễm chất độc da cam trong thời kỳ kháng chiến. Bà được nhà nước Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Báo chí đã nói đến rất nhiều về bà với “Hành trình tìm chân lý cho nạn nhân chất độc màu da cam”. Bà không chỉ là cái tên rất quen thuộc với người dân Việt Nam mà cả với công luận quốc tế. Bởi bà chính là người đứng đơn kiện các công ty hóa chất Mỹ gây đau thương, mất mát cho hàng triệu gia đình nạn nhân chất độc màu da cam.

Tháng 5-2009, bà làm nhân chứng tại Toà án lương tâm quốc tế ở Paris xét xử 37 công ty hoá chất Mỹ cung cấp chất độc hoá học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ đó, bà đứng đơn kiện các công ty hóa chất Mỹ đã làm bà, con cháu cùng hàng triệu người Việt Nam bị nhiễm chất dioxin. Cuộc chiến này vẫn tiếp tục kéo dài hơn 10 năm nay vẫn chưa tới hồi kết và bà coi đây là cống hiến cuối cùng của cuộc đời mình.

Cũng trong chương trình “Thắp Sáng Ước Mơ” tác phẩm “Cám ơn cuộc đời” của tác giả Nguyễn Văn Thỏa, cũng xoay quanh câu chuyện về cuộc đời mình, với những niềm vui nỗi buồn cũng như những gian truân mà ông đã trải qua, những ký ức về các trận chiến của ông cùng đồng đội, cùng gia đình ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết; ghi lại những công việc ông từng tham gia qua các thời kỳ, những quan niệm sống và những điều răn dạy dành cho cháu con.

Ông sinh năm 1946, tham gia cách mạng từ năm 1965, từng là Đội trưởng Đội Biệt động Bà Rá, Bí thư Tỉnh đoàn Sông Bé, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Sông Bé, Phó Chủ tịch tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Ông chia sẻ: “Tôi chưa từng nghĩ sẽ viết về về cuộc đời mình, cho đến một ngày tôi chợt ngộ ra rằng để lại đôi điều cho con cháu khi mình khuất núi, cũng là việc nên làm, là cách truyền động lực, niềm tin giúp con cháu hiểu biết về tổ tiên ông bà cha mẹ. Đó cũng là cách giúp con cháu nên người. Hướng chúng thường xuyên nghĩ đến những việc có ích cho xã hội.”

Chương trình “Thắp Sáng Ước Mơ” giới thiệu đến bạn đọc 2 tác phẩm hồi ký của 2 cựu cán bộ Đoàn là thành viên Ban liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam được tổ chức rất chu đáo, để lại nhiều xúc động khi là cuộc hội ngộ của những người lính, cán bộ Đoàn năm xưa. Hai cựu cán bộ Đoàn đã hồi tưởng về quảng thời gian ấu thơ, quá trình trưởng thành tham gia kháng chiến chống Mỹ với những ký ức chiến tranh khó quên.

Bên cạnh đó, hoạt động giới thiệu sách và văn hóa đọc cũng đã để phần tiền thu được nhằm ủng hộ Chương trình “Thắp sáng ước mơ” cùng chung tay giúp đỡ, chăm sóc các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi bố mẹ trong đợt dịch Covid 19…  Được biết, số tiền thu được ngay trong buổi sáng giới thiệu sách của hai tác giả là khoảng trên 40 triệu đồng từ bạn đọc và các nhà hảo tâm.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm
Món quà ý nghĩa tặng trẻ thơ
Một tuyển tập thơ thiếu nhi vừa được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ hay của đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi tại thành phố trong suốt nửa thế kỷ qua.
Xem thêm
Một vị độc giả đặc biệt
Tôi không nghĩ mẹ tôi khi bước sang tuổi tám mươi ba cụ vẫn rất chăm đọc sách. Cụ còn nhận xét rất tinh về các tác phẩm đã đọc. Sau khi cụ ông mất trong đêm noel năm 2023, dù rất tiếc thương, song cụ bà đã lập tức trở về cuộc sống đời thường của mình. Cụ ở một mình. Tuy nhiên, con cháu ngay sát cạnh ngày đêm các cháu, các chắt vẫn tới để cụ chăm. Gia đình tôi ở Long Biên - Hà Nội, tuy gần Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên, song chỉ thứ bảy chủ nhật mới về với cụ. Tôi bận mải công việc, khá lơ đãng việc về quê. Mỗi khi thời tiết tốt, vợ tôi đón cụ ra Long Biên, lên kế hoạch dẫn cụ đi các đình, đền, chùa, danh thắng, siêu thị, hệ thống tàu cao tốc chụp ảnh đưa face rôm rả. Khi ấy tôi mới có dịp quan sát đấng sinh thành của mình và rất mê cách tổ chức cuộc sống của cụ.
Xem thêm
Từ cầu chữ Y đến Landmark 81
Lời tựa cho tuyển thơ “Sài Gòn của em” (gồm 50 tác giả TPHCM)
Xem thêm
“Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều
Tác phẩm “Đời, có yêu tôi?” của tác giả – nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều. Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo.
Xem thêm
Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tập thơ mới của Tố Hoài
Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm