TIN TỨC

Tần Hoài Dạ Vũ – Người thầy mẫu mực đất Quảng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-12-08 00:09:43
mail facebook google pos stwis
2826 lượt xem

 Tần Hoài Dạ Vũ – nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian…xin được gọi ông là nhà nào đây ạ? Tần Hoài Dạ Vũ cười hiền lành, đầy khiêm tốn: “Cứ gọi tôi nhà giáo là được rồi!”. Người tôi nói đến, đó chính là thầy giáo Nguyễn Văn Bổn (bút danh Tần Hoài Dạ Vũ).

Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ

    Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ sinh năm 1946 tại làng Giao Thủy, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hiện ông đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi vinh dự được biết ông qua những bài thơ trên trang Facebook “Tần Hoài Dạ Vũ”. Tôi vô cùng ấn tượng và yêu thích bài thơ “Đò chiều” của ông. Chỉ điều đó thôi đủ thúc đẩy tôi tìm kiếm trên Google để hiểu thêm về ông. Thật ngạc nhiên và thích thú biết bao khi được biết “Tần Hoài Dạ Vũ xếp hạng thứ 74.418 những người nổi tiếng trên thế giới và thứ 751 trong danh sách nhà thơ nổi tiếng trên toàn cầu.” (theo Google và https://www.sfgate.com) .

Thi sĩ Tần Hoài Dạ Vũ đã từng dạy học ở trường Trung học Trần Cao Vân – Tam Kỳ, khi vừa tốt nghiệp Ban Việt Hán trường Đại học Sư phạm Huế. Sau đó, thầy làm Giám học trường Trung học Quảng Điền, Thừa Thiên  Huế (nay là Trường THPT Nguyễn Chí Thanh). Ngày 1.4.1975 thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Quốc học Huế, khi mới bắt đầu tuổi 30, là vị Hiệu trưởng trẻ nhất trong các đời hiệu trưởng của trường Quốc Học, Huế. Năm 1978, thầy chuyển về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, phụ trách công việc sưu tầm và nghiên cứu văn hóa dân gian. Người ta biết đến thầy không chỉ bởi những cống hiến không mệt mỏi của thầy cho nền văn học Việt Nam với những tập thơ trữ tình có sức lôi cuốn mạnh mẽ, không thể nào quên được và những tập sách nghiên cứu về văn hóa – văn học dân gian xứ Quảng giá trị để đời, mà người ta còn biết ơn thầy với những hoạt động thiện nguyện không ngừng nghỉ, với hình ảnh mẫu mực của người thầy giáo nhân hậu bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu… Những năm tháng thầy gắn bó với mái trường, với phấn trắng bảng đen, với trang giáo án…thầy đã giành hết tâm huyết, trí tuệ và tình yêu thương của mình cho các em học sinh. Nhất là với những học trò nghèo, học giỏi, của mảnh đất đầy nắng mưa, lũ lụt khắc nghiệt ở miền Trung, thầy luôn dang rộng vòng tay cưu mang, giúp đỡ. Khi làm Hiệu trưởng Trường Quốc Học Huế, năm 1975, thầy đã mang 5 học sinh chuyên Toán chưa có chỗ ăn ở về nhà, bảo bọc các em tận tình. Và sau này, cả trăm suất học bổng mỗi năm học (mỗi suất một triệu đồng, mà gần đây thầy khiêm tốn gọi là “Quà khuyến học”), được thầy trao tặng cho các trò nghèo vượt khó của các trường học ở hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.

Từ Sài Gòn, ngay trong những ngày mưa lụt miền Trung, hay mỗi độ Tết đến Xuân về, người thầy giáo của nhiều thế hệ học trò – Nguyễn Văn Bổn, lại tất bật bay ra Quảng Nam, Thừa Thiên Huế làm thiện nguyện bằng chính những đồng tiền gom góp từ việc in thơ bán sách của thầy, nhằm động viên các em học sinh biết vượt qua nghèo khó mà vươn lên. Thầy dành quỹ thời gian ít ỏi còn lại của mình để giao lưu với sinh viên (khi làm việc ở Đại học Duy Tân, Đà Nẵng), truyền năng lượng tích cực trong học tập và làm việc của mình cho thế hệ trẻ. Từ lời nói, cử chỉ, cách ăn mặc cho đến lối sống… thầy luôn chỉn chu, mẫu mực. Bao nhiêu năm đã trôi qua, hình ảnh thầy vẫn in đậm trong lòng những học sinh nay đã thành danh trên nhiều lãnh vực, như các nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Trần Xuân An, Nguyễn Tấn Sỹ…hay nhà khoa học nổi tiếng Nguyễn Minh Thọ, người có hàng trăm công trình nghiên cứu về Hoá lượng tử được công bố trên thế giới và được mời vào Hàn lâm viện khoa học New York. Thầy luôn khiêm tốn, trân trọng mọi người từ cách trả lời bình luận trên Facebook đến những cuộc trò chuyện, giao lưu với sinh viên. Với các em học sinh, thầy hiền từ như người ông, người cha với các con cháu trong nhà.

Dù đã ở vào độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng thầy Nguyễn Văn Bổn vẫn ngày ngày say sưa (đọc sách, làm thơ, viết báo, viết sách) cần mẫn nhả tơ, gom mật cho đời. Được viết, được cống hiến, đối với thầy là một hạnh phúc. Vẫn nụ cười rạng rỡ, tiếng cười giòn tan, Tần Hoài Dạ Vũ- nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian (nhà văn Nguyễn Tam Mỹ của báo Quảng Nam còn gọi thầy là “nhà hùng biện”)… chỉ nhận : “Xin cứ gọi tôi là “nhà giáo” là đủ rồi!” . Trong bao nhiêu thứ NHÀ mà người đời phong tặng, Tần Hoài Dạ Vũ bằng lòng với danh xưng thân mật : “Thầy Bổn” mà các học trò yêu quý thường gọi. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2023, chúng tôi cùng các học trò cũ xin kính chúc thầy Nguyễn Văn Bổn (Tần Hoài Dạ Vũ) thật nhiều sức khỏe; và xin trân trọng gửi tới thầy lòng ngưỡng mộ và biết ơn!

 Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023

  Phùng Trang Nhung

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm