TIN TỨC

Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-07-21 14:27:00
mail facebook google pos stwis
4965 lượt xem

Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có khá nhiều thơ viết về ông với lòng kính trọng và niềm tiếc thương sâu sắc. Văn chương TPHCM xin phép chọn đăng một số bài thơ từ các trang Facebook của các hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Mời quý vị và các bạn cùng đọc.

NGUYỄN MINH TÂM


LỜI ÔNG

 

Lời ông dặn đậm nghĩa tình

"Ném chuột đừng để vỡ bình...", nhớ chưa

Cuộc đời sớm nắng chiều mưa

May, nhiều chuột chết mà chưa vỡ bình

 

Ông đi những bước lặng thinh

Nhẹ lòng để một chữ VINH trong đời

Đưa tôi về nhà, bà ơi

Để tôi vui vẻ ở nơi sinh thành

 

Thế nhân khổ vì lợi danh

Chết rồi còn muốn tham giành đất đai

Cho tôi một nấm nhỏ thôi

Để sau khỏi khổ vì lời thán ca

 

Tôi đi chỉ một thân già

Nhưng mà để lại cho bà tiếng thơm

Mặc ai đặt đó kê đơm

Lòng mình trong sáng thì cơn cớ gì

 

Mấy lời thủ thỉ vân vi

Thôi, bà ở lại tôi đi...

Nhé bà!

 

 

BÀ CỦA ÔNG

 

Một trong bí quyết thành công

Là trong sự nghiệp của ông có bà(*)

Bên ông, bà rất thật thà

Không "sân sau", chẳng xa hoa như người

 

Chăm lo nhà cửa, thế thôi

Lễ nghi nào đấy thì tôi theo chồng

Đến khi thủ tục đã xong

Thì tôi về, lại chăm công việc nhà

 

Bà lo yên phận tại gia

Để ông gánh việc sơn hà nước non

Lòng bà thắm một màu son

Trong vai người vợ vẹn tròn thủy chung

 

Người đời ghi nhớ tên ông

Nghĩa tình gia thế sẽ không quên bà...

 

(*) Bà Ngô Thị Mận, vợ TBT Nguyễn Phú Trọng.

 

NGUYÊN HÙNG

 

NGƯỜI LÃNH ĐẠO

 

Bình tĩnh tự tin lái con thuyền đất nước

Vì sinh mạng nhân dân không được phép sai lầm

Trong hoạn nạn chỉ nói lời trung thực

Không màu mè phô diễn mị dân.

 

 

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 

Người trọn đời vì dân vì nước

Kiên định đi theo một con đường

Điều tâm huyết còn trong mơ ước

Để lại ngậm ngùi nỗi tiếc thương.

 

 

HỒ BÁ THÂM
 

SÁNG MÃI ÁNH SAO KHUÊ

(Kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)

 

Cả nước buồn đau

                          Anh đã ra đi!

Mưa tuôn nam bắc đẫm hàng mi

Anh về với Bác nơi “tiên cảnh”

Vẫn nặng lòng ai hỉ xả từ bi!

 

Nhớ ngày miệt mài dưới mái Trường của Đảng

Trên trang Tạp chí nắng ray vàng

Làm học trò nhỏ theo chân Bác

Nửa thế kỷ rồi mà nắng cứ mênh mang!

 

Ở đỉnh cao mà như một lão nông

một giáo làng

                     quần áo cứ phong phanh

Sống giữa lòng Dân bao tín nghĩa

Bà con, đồng chí một lòng thành!

 

Về thăm bao bà mẹ anh hùng

Như những người con ngồi bên mẹ rưng rưng

Bậc cửa nghèo tháng năm mòn lối cũ

Nhún nhảy trên tay bé nhỏ búp tươi hồng!

 

Cởi chức vị để ngoài… ôm bạn học

Truyền bao hơi ấm giữa đông rơi

Vẫn là trò cũ bên cô giáo

Thương kính thay

                             Một- Con- Người!

 

Đằng đẵng thời gian nặng nợ đời

Chưa một ngày đêm được thành thơi

Chăm bắt sâu… lo trừ tham nhũng

Xây gốc cho cây mãi được xanh chồi!

 

Trở trăn biển Đông - Hoàng Sa - Trường Sa

Nghìn năm đất nước vững sơn hà

Vẫn Cây Trẻ Việt Nam trong gió bão

Con tàu vuợt sóng gió khúc Trường ca!

 

Người đi qua bao giông bão đường đời

Đất nước quanh co vượt dốc băng đồi

Nho nhã mà kiên cường quyết liệt

Sĩ phu Bắc Hà nghìn năm đã rèn trui!

 

Đất nước chưa bao giờ vững bước như hôm nay

Tương lai sáng lạn rộng đường dài

Cao cao Việt Nam sánh vai cùng bè bạn

Trời Sao vàng đỏ thắm địa cầu bay!

 

Chưa được gặp lại Anh, Anh đã ra đi

Học trò của Bác thắm Đảng kỳ

Anh đi để lại bao gương sáng

Và lò hồng vẫn cháy rạng sớm trưa!

 

Những ai sống tranh nhà cho to rộng

Chết còn dành đất dân xây lăng mộ… dư thừa

Để muôn đời sau mãi lời nguyền rủa

Lòng tham nào đến chết tưởng như… đùa!

 

Anh ra đi giữa mùa thiêng tháng Bảy

Hương thơm mộ chí giữa nắng mưa

Nghĩa trang nặng muôn lòng ơn nghĩa

Những người vì nước mãi còn kia!

 

Thế là Anh đã chọn về với bình dị làng quê

Đông Anh nắm đất nặng câu thề

Trở về cát bụi bàn tay trắng

Ngàn năm sáng mãi ánh Sao Khuê!

 

                                 19/7/2024

 

ĐÀO VĂN SỬ
 

THƯƠNG NHỚ  “NGƯỜI ĐỐT LÒ”

 

“Lò đã nóng, củi tươi cũng cháy”...

Lời Người vang, ấm mãi trái tim dân

Thương đồng bào, yêu đồng chí vô ngần

Trước tội phạm, Người không hề chùn bước

Trị kẻ xấu để cứu dân, cứu nước

Cứu uy danh cho Đảng, chế độ ta...

 

Người ra đi... trời đổ lệ, khóc òa

Đảng đau buốt, muôn dân ta thương tiếc

Người sinh ra như để lo công việc

Lo lợi ích Quốc gia, vì hạnh phúc nhân dân

Với đồng sự, bạn bè người nhân ái, ân cần

Luôn đoàn kết, không ham danh, tư lợi!

 

Việc “đốt lò” hợp lòng dân, mong đợi

Lửa sáng ngời soi tỏ Tổ quốc ta

Thiêu lũ gian tà, tham nhũng mưu ma

Đảng trong sạch, nước nhà thêm vững bước!

 

Người sống mãi với dân,

       trong hào quang Bác Hồ phía trước

Noi gương Người

       cả nước kết đoàn theo!...

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm
Đặng Phúc Minh - Một tấm lòng phụng sự vì sự phát triển của cộng đồng
Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh.
Xem thêm
Nhà thơ Hoàng Cầm – Mưa dần xanh lại lá diêu bông
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Xem thêm
Vị tướng của lòng dân
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP
Xem thêm
Nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai – Người tạo được “giang sơn” không cho riêng mình
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã định vị trong lòng công chúng với nhiều ca khúc nổi tiếng. Và trong số đó, không ít ca khúc được chị phổ nhạc cho thơ. Thơ của chị, thơ của nhiều nhà thơ. Đam mê nghệ thuật của chị không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà được mở rộng sang lĩnh vực thi ca. Với 6 tập thơ đến với bạn đọc, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã âm thầm, góp thêm cho đời sống văn chương những sáng tạo của mình để công chúng tham khảo, khám phá và cũng có thể hòa điệu tâm hồn.
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm