Bài Viết
Afag Shikhly (Shikhlinskaya) sinh năm 1969, tại thành phố Baku, Cộng hòa Azerbaijan. Năm 1990, bà tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Viện Y tế, mang tên nhà văn và nhà cách mạng Azerbaijan Nariman Narimanov. Năm 2018, tốt nghiệp Viện Văn học mang tên nhà văn Makxim Gorky tại Mátxcơva.
Afag Shikhly hiện là bác sĩ, nhà thơ, nhà báo, dịch giả. Thành viên của Liên đoàn Nhà văn Á-Âu (2012), Azerbaijan (2014), thành viên Liên đoàn các nhà báo Azerbaijan (2013), thành viên Ban Cố vấn của Liên minh các nhà văn trẻ Thổ Nhĩ Kỳ thế giới (2013). Là người sáng lập và đồng Chủ tịch Hội Phụ nữ Mátxcơva mang tên “Hồi sinh di sản Azerbaijan – Nijat” (2015). Tổng thư ký Liên hiệp các nhà văn Azerbaijan tại Mátxcơva (2015).
Từ năm 2003, tác phẩm của Afag Shikhly đã được giới thiệu trên các tạp chí của Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật Bản, Đức, Latvia, Kazakhstan, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Các tác phẩm của bà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tác giả của hơn hai mươi cuốn sách, trong đó một số cuốn tiêu biểu đã được xuất bản: «Дуэт Сакуры» (tạm dịch: “Hoa anh đào sóng đôi”, Nhật bản), «Чырыткы» (“Свет” – tạm dịch: “Ánh sáng”, Tuva), «Бехет йолдызы» (“Звезда счастья” – tạm dịch: “Ngôi sao hạnh phúc”, Tatarstan), «Достларым, бана да бахар гендерин» (“Пришлите мне весну, друзья” – tạm dịch: “Hãy cho tôi mùa xuân, hỡi bạn bè), «Курбет рузгарлары» (“Ветра чужбины” – tạm dịch: “Những ngọn gió miền đất xa lạ”, Thổ Nhĩ Kỳ) v.v…
Afag Shikhli là tác giả của nhiều bài thơ, truyện, tiểu luận và bài báo. Bà được biết đến như một dịch giả thơ và văn xuôi từ các ngôn ngữ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Uzbekistan, Tatar, Yakut, Bashkir, Tuvan và Việt Nam…
Bà đã tham gia dịch các cuốn sách: «Новые казахские стихи» (tạm dịch: “Những bài thơ mới của người Kazakhstan”, «Антология новой татарской поэзии» (tạm dịch: “Tuyển tập thơ mới của người Tatar”, «Стихи поэтов Архангельской области. Притяжение пространства» (tạm dịch: “Những bài thơ của các nhà thơ vùng Arkhangelsk. Sức hút của không gian”), «Мой друг апрель» (tạm dịch: “Tháng tư bạn tôi”, Yakutia, “Снег в апреле» (tạm dịch: “Tuyết tháng tư”, Hungary), «По следам любви» (tạm dịch: “Theo bước chân tình yêu”, Rumani), «Дерево Лейлы» (tạm dịch: “Cây Leyla”, Uzbekistan), «Освети мое сердце» (tạm dịch: “Thắp sáng trái tim tôi”, Israel), «Gün doğarkən» (tạm dịch: “Mặt trời mọc”, Việt Nam). Bà là tác giả của dự án văn học, hợp tuyển gồm 3 tập: «Словесный мир врачей» (tạm dịch: “Thế giới ngôn từ của bác sĩ”).
Afag Shikhli được nhận huân chương «Мехрибан Ана» (“Добрая мать” – tạm dịch: “Người mẹ nhân hậu”) của Quỹ Dede Korkut (2013), đoạt giải thưởng Quốc tế Shahmara Akbarzadeh (2014), hai lần đoạt giải A mang tên nhà thơ Mikail Mushfik – được thành lập bởi Liên hiệp các nhà văn Azerbaijan (2014, 2015).
Từ năm 2000 Afag Shikhli cùng gia đình định cư tại Mátxcơva, LB Nga.
Cho tôi ngủ lại một đêm
Để tôi thắp nén hương thơm tạ từ.
cũng đành nói một điều gì đó
cũng đành hát một bài vui hay buồn
Đã bạc mái đầu, tôi vẫn thấy anh như ngóng về phía biển - nơi có tình yêu đủ tinh khôi, trong trẻo, đắm say, vô bờ bến “với muôn trùng sóng nhớ gọi tên em”. Tôi vẫn thấy anh: yêu như là biển nhớ một mùa trăng...
Lối đỏ như son tới xóm Dừa
Ngang cầu đã điểm hạt mưa thưa
Có những lúc chơi vơi trên sóng / Giữa nhân gian, bầm dập cuộc đời / Tiếng trẻ thơ như phép màu vàng óng / Cứu rỗi ta, vượt bão tố trùng khơi…
Đặng Xuân Dũng dịch từ tiếng Nga
Irina Aramyan Mkrtchyan là nữ thi sĩ đương đại người Armenia. Bà sinh ngày 16 tháng 11 năm 1962, tại thành phố Leninakan thuộc nước Cộng hòa Armenia, tác giả của ba cuốn sách: “Với ngày đã qua”, “Sau khi tĩnh lặng”, “Từ khôn ngoan đến mất lý trí”. Bà là đồng tác giả của 22 cuốn sách, thành viên của “Liên đoàn Nhà văn California”, “Hội liên hiệp các nghệ sĩ”, nhà thơ xuất sắc nhất các năm 2021-2022 của Armenia.
Tôi đang hát với dòng sông
Sông về biển cả bạc lòng đất nâu
Tôi đang hát với nhịp cầu
Bắc lên bờ bãi ruộng dâu tơ tằm
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959 tại Thái Bình, tốt nghiệp khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1983. Anh từng nghiên cứu Triết học tại Viện Triết học, nghiên cứu Xã hội học tại Viện Gia đình và giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu từng làm việc tại Tạp chí Cộng sản, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Phó giáo sư, tiến sĩ Triết học. Anh đã xuất bản 7 tập thơ và nhận nhiều giải thưởng văn học trong nước. Văn chương phương Nam trân trọng giới thiệu chùm thơ anh đến với bạn đọc.