TIN TỨC

Tiếng vọng thi ca mùa Covid-19

Người đăng : vanchuong
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1321 lượt xem

Hội Nhà văn TP.HCM vừa tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi thơ với chủ đề 'Nhân nghĩa đất phương Nam' giúp công chúng hiểu thêm tiếng vọng thi ca mùa Covid-19.

Tác giả Tự Hàn tại lễ trao giải "Nhân nghĩa đất phương Nam" sáng 18/11.

Ngay trong những ngày cao điểm chống dịch, Hội Nhà văn TP.HCM đã có một quyết định khá táo bạo là tổ chức cuộc thi thơ ngắn hạn với chủ đề “Nhân nghĩa đất phương Nam” nhằm cổ vũ tinh thần yêu thương và san sẻ cho nhau trước tai ương Covid-19. Trong vòng 45 ngày, từ 2/8 đến 15/9, có hơn 1.500 bài thơ đã gửi về tham gia.

Có lẽ, cuộc thi đã nhận được sự đồng cảm của đông đảo công chúng, nên càng về cuối thời hạn nhận bài thì càng có nhiều thơ ứng thí. Có những tác giả đang sinh sống ở nước ngoài như Hương Giang, Đặng Tường Vy… và cũng có những tác giả nổi danh như Vi Thùy Linh, Nguyễn Thanh Mừng, Đoàn Thị Ký…

Nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM thổ lộ: “Khi đọc những bài thơ đầy ắp chất nhân văn ở cuộc thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”, tôi càng thấm thía điều này: Dửng dưng thờ ơ với con người với cuộc sống sẽ chỉ hời hợt lướt qua mọi thứ và không thể có được phẩm chất dự phần cùng nỗi đau mà cộng đồng đang đau và đang nỗ lực kiên cường để vượt qua nỗi đau mà đại dịch đang tàn phá.

Hiện diện cùng nỗi đau và chia sẻ nỗi đau đó, còn là phẩm hạnh của người cầm bút. Và, khi đủ phẩm hạnh dự phần cùng nỗi đau mà cộng đồng đang đau và chia sẻ nỗi đau đó, đối với người cầm bút, còn là mệnh lệnh từ “một siêu linh” nơi lồng ngực”. 

Ban chung khảo gồm 5 nhà thơ Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Lê Thiếu Nhơn, Đinh Thị Thu Vân, Cao Xuân Sơn khá bất ngờ khi cuộc thi “Nhân nghĩa đất phương Nam” có sự góp mặt của đông đảo tác giả khắp cả nước.

Đánh giá về chất lượng cuộc thi, Ban chung khảo nhấn mạnh: “Phải nói rằng, trong các bài thơ đã vào vòng chung khảo, chúng tôi đã làm công việc không dễ dàng “đãi cát tìm vàng”. Có thể, chưa hẳn là vàng/ vàng ròng như quan niệm của ai đó, không sao cả, với cuộc thi này, điểm sáng, điểm mạnh vẫn là những cảm xúc chân thật của người trong cuộc, có thể họ là bác sĩ tuyến đầu, chiến sĩ tuyến đầu, là bệnh nhân của Covid, từ đó, họ có thơ. Với cuộc thi này, điểm sáng, điểm mạnh vẫn là sự đồng hành của nhiều tiếng thơ cùng nghĩ về nhân nghĩa đất phương Nam, từ đó, họ có thơ.

Tất cả đều hòa quyện vào nhau tạo nên những sắc màu phong phú, đa đạng. Tất cả đều hòa quyện vào nhau tạo nên những cung bậc cảm xúc đa thanh. Thành công của cuộc thi chính là chỗ đó, chính từ chung tay góp sức của các tác giả đã gửi bài dự thi”.

Giải nhất cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã được trao cho tác giả Tự Hàn (tên thật Đỗ Phước Thanh, là bác sĩ khoa hồi sức tích cực tại Bệnh viện Long Khánh - Đồng Nai).

Tại lễ trao giải, tác giả Tự Hàn bộc bạch: “Tôi vốn là một bác sỹ thiên về khoa học tự nhiên nhưng dường như thơ là cuộc rong chơi của định mệnh. Thơ đã chọn tôi và giúp tôi gửi trao tấm lòng. Trong cuộc thi này có nhiều nhà thơ rất xuất sắc nhưng Ban giám khảo đã chọn tôi, có lẽ do những câu thơ của tôi là tâm sự tận đáy lòng phản ánh thực tế qua ngôn ngữ thi ca. Và có lẽ Ban giám khảo muốn động viên và tiếp thêm sức mạnh cho những người làm nghề y như tôi được tận tâm cống hiến với y đức, lương tâm và trách nhiệm”.

Tập sách tuyển chọn từ cuộc thi thơ "Nhân nghĩa đất phương Nam".

Chùm thơ của tác giả Tự Hàn là những niềm riêng về cuộc chiến cam go với virus corona. Ở đó, có tình cảm dành cho bác sĩ đã hy sinh nơi tuyến đầu chống dịch: “Thế hệ tôi sinh ra sau chiến tranh/ Mất mát đau thương chiều dài tưởng niệm/ Nghe giặc giã như mặt trời đã lặn/ Ngờ đâu chiều nay mưa chín trời/ Lửa thiêu buồn tím ngắt quê hương/ Anh ơi, ống nghe còn đây, áo blouse còn đây và cả hũ tro còn đây/ Sao anh chưa một lời với mẹ, với vợ với con đã theo loài mây trắng”.

Và trong thơ Tự Hàn, còn có cả lời xin lỗi của một người cha trực chiến ở bệnh viện, không thể có mặt trong sinh nhật con mình: “Sinh nhật này ba không về đâu con/ khu hồi sức chiều nay trở gió/ hoàng hôn lặng vào ba nỗi buồn thăm thẳm/ ly cà phê không đường/ môi đắng nghẹn, con ơi/ Ba muốn nhặt cầu vồng/ muốn hái mặt trời/ muốn tặng cho con những vì sao đẹp nhất/ nhưng con ơi: Sự thật/ bạn bè, đồng nghiệp tuyến đầu đang lặng lẽ hi sinh/ quà sinh nhật cho con là bài hát trong tim/ là tiếng thạch sùng tắc lưỡi/ là tiếng thở dài lo lắng cho ba của con, mẹ và em chia nhau trăn trở/ ba cấp cứu bao người có cứu nỗi buồn con”.

Ngoài giải nhất thuộc về bác sĩ chống dịch, cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” còn có sự thú vị nữa là có ba tác giả được vinh danh cũng từng chiến thắng Covid-19 ở bệnh viện dã chiến: tác giả Yên Khang đoạt giải nhì với hai tác phẩm “Hãy nhẹ tay thôi” và “Viết cho đêm không ngủ”; tác giả Trần Ngọc Mai giải ba với hai tác phẩm “Chốt gác” và “Đôi mắt” và tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh được tặng thưởng với tác phẩm “Ly mì ăn liền lúc 0 giờ”.

PHẠM TUẤN (https://nongnghiep.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm
55 năm “Đi trong hương tràm”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Tấm “Giấy thông hành” văn chương
Bài đăng báo Văn nghệ số 35+36/2023
Xem thêm
Bài thơ ĐI HỌC được viết khi tác giả mới 15 tuổi
Hôm qua em đến trườngMẹ dắt tay từng bước...
Xem thêm
Bạn văn ở quê
Đọc Mai Tiến Nghị ( MTN) những năm gần đây, tôi quý giọng văn mộc mạc, chân quê của người vùng chân sóng. Tại trại viết Phú Yên do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, tôi gặp Mai Tiến Nghị. Nhà văn quê hương vốn là lính thời chống Mỹ hẹn hò, dịp nào về quê gặp nhau.
Xem thêm
Thấy gì ở nghệ thuật… xấu?
Bài đăng Văn nghệ số 34/2023
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 2)
Hồi đó ai chẳng thế, Xuân Oanh thường nói vậy mỗi khi các con hỏi vì sao ông theo Cách mạng.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 1)
Đây là bài viết mà sinh thời anh Châu đã âm thầm chuẩn bị với mong muốn một ngày nào sẽ kể lại cho họ hàng, bạn bè và mọi người biết thêm về một người vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là một chiến sỹ ở tuyến đầu trong cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu của Dân tộc
Xem thêm
Thú vị Bảy nổi ba chìm kiểu Nguyễn Bắc Sơn
Vấn đề không phải là Hồi kí thuần túy, mà là tự truyện.
Xem thêm
Nhà văn Minh Khoa, người có duyên kể chuyện
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu dưới đây videoclip do đạo diễn Nguyễn Hoàng thức hiện.
Xem thêm