TIN TỨC

Tình yêu và tội ác

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-10-19 19:25:16
mail facebook google pos stwis
430 lượt xem

Vụ án xét xử kẻ đóng đinh và đầu bé gái 3 tuổi (xử ngày13/10/2022) đã khép lại. kẻ ác đã bị trừng trị đích đáng. Tuyên án tử hình Nguyễn Trung Huyên. Những loại người không bằng cầm thú như vậy đã bị loại ra khỏi xã hội. Nhưng nỗi đau thì vẫn ở lại, nỗi xót xa luôn ám ảnh chúng ta.

Tội ác nguyên nhân bắt đầu từ đâu? Có phải bắt nguồn từ cái gọi là “tình yêu” không? Tình yêu với kẻ đến sau (người tình của mẹ) đã hành xử đầy tội ác vì động cơ đê hèn, ích kỷ, đã ra tay không thương tiếc: Buổi sáng giữa tháng 9/2021 H bóp phía sau cổ cháu, bắt cháu ngửa mặt lên trần nhà đổ bột keo khô vào mũi cháu. Sáu ngày sau, H bắt bé uống thuốc diệt cỏ. Ngày cuối tháng 10, H ép cháu nuốt 2 cái đinh ốc vít. Đêm 24/12/2021 đánh bé gãy tay. 17/1/2022 H đóng lần lượt 10 cái đinh vào đầu bé mặc bé đau đớn kêu khóc thảm thiết. Sau 3 tháng điều trị cháu bé đã không qua khỏi, ra đi tức tưởi. Thật đau lòng! Cái chết của cháu như tiếng kêu xé lòng, thức tỉnh lương tri và trách nhiệm.

Tất cả những hành động man rợ đó xuất phát từ đâu? Theo lời khai của H thì muốn giết bé, không muốn nuôi bé!

Năm 2012, Nguyễn Thị L (SN 1995,ở huyện Thạch Thất, Hà Nội) kết hôn với Đỗ Hữu Ch (1984) và có 3 con chung, trong đó có cháu Đỗ Ngọc A… (sinh ngày 18/2/2018). Sau đổ vỡ hôn nhân, chị L nuôi cháu Ngọc A. chị nảy sinh tình cảm với Nguyễn Trung H làm nghề thợ mộc. Cả hai thuê phòng trọ chung sống như vợ chồng.

Tình nhân mới là kẻ đến sau, không có quan hệ máu mũ gì với bé, đem lòng ghen ghét bé (con của người đến trước). Tôi đã từng chứng kiến có người dì ghẻ nói với con chồng rằng: “Thấy mặt mi làm tau nhớ lại tau là kẻ lấy chồng thừa”. Những suy nghĩ hàm hồ ấy chứa đầy oán hận từ kẻ đến sau, nếu có điều kiện kẻ đến sau sẽ ra tay hành hạ cho bỏ tức và loại trừ ra khỏi cuộc sống của họ.

Trở lại với câu chuyện đau lòng này. Với mẹ, con là giọt máu của mình, là ruột thịt, còn người tình thậm chí là người chồng đi nữa thì người xưa đã có câu: “ Vợ chồng như áo cởi ra mặc vào”. Cho thấy mối quan hệ giữa những người dưng với nhau chắc gì đã bền vững. Chỉ có tình ruột thịt là bất di bất dịch.

Chẳng lẽ vì“ tình yêu” mà người mẹ trở nên vô tâm , thiếu trách nhiệm. Giao con cho dương hờ đã không mấy an toàn cho bé lại còn không chăm sóc kỹ con mình. Đến nỗi con chịu bao cảnh tra tấn như thời trung cổ mà người mẹ lại không hay biết. Không thể nào! Người mẹ đúng nghĩa chỉ cần thấy con biếng ăn một bữa, do sốt nhẹ, con không khỏe là lòng người mẹ đã không yên, nuốt cơm không vô, nhai cơm như nhai rơm, lòng đầy lo lắng. Vậy mà con phải vào bệnh viện lần này đến lần khác mà bảo là không biết. Rồi thằng khốn nạn lại khai là: L biết nhưng vì quá yêu tôi nên bỏ qua”. Đến đây thì phải nói trắng ra rằng chẳng lẽ vì “khúc lạp xưởng” hay "miếng dồi chó" mà người mẹ đó mê muội vậy sao? Quên cả tình mẫu tử chỉ vì “khúc lạp xưởng”? Trên thực tế, có những người cha vô tâm cũng chỉ vì “con bướm đen đậu ở ngả ba đường”mà rước ác quỹ về nhà chung sống để nó hành hạ con mình cho đến chết, hoăc bé phải bỏ nhà ra đi. Công bằng mà nói “khúc lạp xưởng” hay “con bướm đen” tự nó không có tội. Bản thân nó là những bộ phận sinh dục qui định giới tính và làm chức năng sinh sản. Chức năng duy trì loài người trên trái đất này. Nó cũng đáng được trân trọng khi chúng ta biết đặt đúng vị trí của nó, chứ không ngu muội mà đặt nó lên đầu làm mụ người đi không còn biết trời trăng gì nữa. Tôi vẫn tâm đắc với câu: “Một chữ tình để duy trì thế giới và một chữ tài để tô điểm càn khôn”. Chữ Tình cần đặt cạnh chữ Người. bao gồm tình người, tình yêu, tình thân ái bao dung và nhiều giá trị tốt đẹp khác nữa. Khi phần người yếu đi, phần con trỗi dậy, bản năng lấn lướt không còn lý trí nữa thì ranh giới giữa tình yêu và tội ác nó mong manh quá! Khi cuộc sống gia đình không êm ấm, khi người cha, người mẹ đặt tình yêu của riêng mình lên trên, để tình mẫu tử, tình phụ tử, tình ruột thịt xuống thứ yếu là cơ hội cho kẻ ác chà đạp tra tấn và cuối cùng là đoạt mạng sống của con mình. Thì người cha, người mẹ đó không xứng đáng. Tất nhiên họ đã đánh mất sự kính trọng của những đứa con. Nếu nói ác như cầm thú thì không công bằng với thú vật. Vì ngay cả nói về bản năng đi chăng nữa thì những con thú vẫn nuôi con mình rất tốt. Quan sát cuộc sống của những loài động vật thân thuộc xung quanh chúng ta như heo, chó, gà , chim…nó chăm sóc con, khi con nó còn nhỏ, nó luôn sẵn sàng bảo vệ con hết mình trước nguy cơ tấn công của những đối tượng mà nó cho là nguy hiểm đến con của chúng. Nó trở nên hung dữ hơn như chó mẹ mới sinh. Gà mẹ xù lông che chở cho bầy con, và có thể nhảy bổ lên vào mổ vào con diều hâu để cứu con nó. Quan sát tổ chim chúng ta thấy nó cũng có tổ ấm với một gia đình. Hàng ngày chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về mớm cho con, khi con cứng cáp, tập cho con chuyền cành, kiếm mồi, khi đủ lông, đủ cánh, đủ trưởng thành kiếm được cái ăn thì chúng mới tách ra sống tự lập. Ở điểm nuôi con có số người làm cha làm mẹ còn thua cả loài vật. Mang hai tiếng "con người" với đầy đủ khối óc, con tim và có học (dù ít dù nhiều, tới trường hay tự học), sống cuộc sống văn minh của loài người mà thua cầm thú. không chăm sóc, không bảo vệ được con mình. Đáng xấu hổ với cầm thú.

Tình yêu và tội ác nó luôn hiện diện và song hành. Như trường hợp đôi trai gái yêu nhau, chán không yêu nữa- chia tay. Một trong hai người tức giận đoạt mạng người kia rồi vô tù dẫn đến bị tử hình. Có người lấy chồng gặp phải người chồng cờ bac, rượu chè, gái gú, không chịu nổi. Ly dị đem các con về ngoại, thì người chồng đang tâm đến giết người vợ- mẹ của các con mình. Không sống được thì giải thoát cho nhau, nhưng phải đặt quyền lợi của con cái lên trên hết. Gắng làm lụng nuôi con, toàn tâm toàn ý để bù đắp cho con ( vì ở với cha thì thiếu tình mẹ, ở với mẹ thì thiếu tình cha) con nhỏ khát khao, thèm hơi ấm của mẹ nếu chẳng may con không được sống với mẹ là một thiệt thòi lớn đối với những người mẹ chân chính, yêu con. Sau khi li hôn có người vội vàng kiếm người thay thế vì sinh lý, vì dục vọng mà nói mỹ từ là “tình yêu” để bỏ mặc con mình chạy theo tình nhân hoặc rước ác quỹ về đội lên trên đầu mặc cho nó hành hạ con mình. Tôi thấy thường thì lấy chồng lấy vợ lần thứ hai ít ai có hạnh phúc trọn vẹn. (Có nhưng không nhiều). Người ta yêu nhau là có thật nhưng họ không yêu con riêng của người vợ (hay chồng) như yêu con ruột của mình ( Cũng có người mẹ kế, bố dượng thương con nhưng cũng hiếm) . Tôi sống đến ngần này tuổi, hơn nữa thế thế kỷ trôi qua thấy các mụ dì ghẻ ác với con chồng thì nhiều còn chứ thương con chồng, chăm sóc con chồng như con ruột thì tôi chỉ mới tận mắt chứng kiến được hai người (tôi sẽ kể cho các bạn nghe vào một câu chuyện khác)

Những cuộc tình đã lỡ! Thì thôi! Tự tìm thấy bình yên cho chính mình và con cái. Cuộc sống đơn thân nếu cần chia sẻ vui buồn, cần người tâm sự, có thể gặp tri kỷ, bạn bè cà phê chuyện trò xong ai về nhà nấy. Hoặc giải quyết sinh lý thì “ ăn bánh trả tiền”. Có cầu ắt sẽ có cung, thiếu gì chỗ giải trí.

Trước thực trạng con cái bị người tình của bố, mẹ bị bạo hành, bị đoạt mạng như vậy, những người trẻ muốn bước tới hôn nhân hay quyết định có con vơi nhau cần suy nghĩ thật kỹ xem có bảo bọc được con không rồi mới sinh con. (Trừ trường hợp vì lý do sức khỏe, vắn số) không đủ sức để đi trọn đường trần cùng chăm lo gia đình và con cái. Mong đừng ai sinh con rồi để xảy ra những kết cuộc đau lòng như thế. Kẻ ác phải đền tội thì đã đành, người trong cuộc ai trả giá thì đã phải trả giá rồi, người liên quan dù ít dù nhiều cũng bị tòa án lương tâm cật vấn, ân hận cả đời, dằn vặt sống không bằng chết nếu còn là con người đúng nghĩa.

Cuộc chia tay nào cũng đều đáng tiếc, thiệt thòi nhất vẫn là những đứa con nên người làm cha, làm mẹ cần suy nghĩ trước khi đặt bút ký vào khế ước hôn nhân, hay là có con cùng nhau. Nếu chẳng may nhầm lẫn, lấy phải người không ra gì thì phải chia tay để giải thoát cho nhau và sống vì con cái. Tất nhiên sẽ phải vất vả, khó khăn hơn! Khi con cái trưởng thành, các con sẽ có cuộc sống riêng thì vẫn biết “con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Nếu có thể thì khi đó góp gạo thổi cơm chung nếu gặp người tri kỷ cùng chia ngọt xẻ bùi cũng là tốt. Có trường hợp như anh Cao Xuan B và vợ rất hạnh phúc với 4 đứa con, chẳng may chị mất đột ngột. Anh lâm vào cảnh gà trống nuôi con, đến khi có cháu đầu gả chồng rồi anh mới gá nghĩa với một chị ở xóm dưới là mẹ đơn thân. Tuy nhiên ai ở nhà nấy, anh chị có một đứa con chung với nhau. Khi nhà chị có việc anh tới giúp, như lợp lại mái nhà, sửa lại cái lề cửa, gặt hái cho kịp mùa màng.v.v. Và chị cũng vậy khi nhà anh có việc, chị cũng tới phụ giúp. Cứ thế đi qua đi về, nhà ai nấy ở, các con vẫn được yên bình. Cách làm bạn "rá rổ cạp lại"như anh nông dân chân chất tôi nghĩ vậy mà hay!

Sài Gòn ngày 15/10/2022

Hoàng Thị Bích Hà 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm
Học văn thời công nghệ số
Bài viết của GS.TS Huỳnh Như Phương
Xem thêm
Tết – không thể cắt nghĩa
Trong một năm, người Việt của chúng ta có rất nhiều cái Tết, nhưng nếu chỉ nói một từ Tết thôi, thì gần như bất kể, ai cũng nghĩ đó là Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Hồi ký dễ viết - khó hay
Hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… của đạo diễn Xuân Phượng vừa được NXB Tổng hợp TPHCM tái bản lần thứ 5.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất biến
Bài đăng Văn nghệ số 53/2022
Xem thêm
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Xem thêm
Văn chương Việt Nam 2022 – Một góc nhìn
Tôi có thói quen ghi lại những sự việc, những hiện tượng văn học trong năm, trước hết là để làm tư liệu và để chia sẻ với bạn văn đôi điều, bởi 2022 đã là quá vãng và sẽ qua đi mãi mãi. Dẫu thế nào, dưới một góc nhìn riêng, những gì ghi nhận được luôn là chủ quan và phiến diện.
Xem thêm
‘Nhà thơ thế giới’ và những trò bịp trong văn nghệ
Hiện tượng tôn vinh “nhà thơ thế giới” Tống Thu Ngân không phải là cá biệt, trong đời sống văn học nghệ thuật hiện nay. Những cái bẫy lừa bịp như thế đang giăng ra khắp mọi nơi.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nghĩ về câu lạc bộ thơ
Không phải đến khi có những bàn luận về các câu lạc bộ văn chương trên mạng xã hội tôi mới nghĩ về một trong những hình thức sinh hoạt xã hội này. Mà tôi đã nghĩ đến câu lạc bộ đã nhiều năm nay. Và có lẽ từ khi một số nhà thơ cho rằng: thơ câu lạc bộ sẽ giết chết thơ.
Xem thêm
‘Truyện Kiều’ được Đại thi hào Nguyễn Du viết thời điểm nào?
Thời điểm Đại thi hào Nguyễn Du viết Truyện Kiều từng được tranh luận gay gắt, nay câu hỏi ấy lại được đưa ra mổ xẻ trên mạng xã hội.
Xem thêm
Tâm thức biển trong thơ Nguyên Hùng
Bài đăng An ninh Thế giới cuối tháng số 255 (tháng 11/2022).
Xem thêm
Lựa chọn – vấn đề mới của văn học nghệ thuật
Nhàn đàm của Kabishev Alexander Konstantinovich
Xem thêm
Nhân đọc bài viết của Hoàng Thanh về công trình “Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại” của Nguyễn Đăng Điệp
Tôi thực sự bất ngờ khi đọc bài viết Lại phát hiện rúng động về Nguyễn Đăng Điệp đạo văn của nhiều người trong công trình “Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại” của Hoàng Thanh trên trang Pháp luật chính sách lúc 19:45, 9.11.2022. Bất ngờ vì trong cái nhìn của chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp là nhà nghiên cứu sắc sảo, cẩn trọng, luôn cầu thị và được nhiều đồng nghiệp, các thế hệ học trò quý mến.
Xem thêm
Nghĩ về nghề giáo
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội của đất nước nhằm tôn vinh và biết ơn các thầy, cô giáo, những người âm thầm lặng lẽ trong sự nghiệp trồng người.
Xem thêm