TIN TỨC

Trái tim đập nhịp Cửu Long Giang

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-27 16:08:13
mail facebook google pos stwis
244 lượt xem

Tác phẩm đoạt Giải thưởng dành cho Tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022

TRẦN MAI HƯỜNG

Chín nhánh da vàng là tác phẩm thứ tư của nhà thơ Khét (Trần Đức Tín), cũng là tác phẩm đạt Giải thưởng tác giả trẻ năm 2022 của Hội Nhà văn Việt Nam. Ở đây ta bắt gặp một giọng thơ khá lạ, đầy chiêm nghiệm, bứt phá và độc đáo, một nhà thơ rất nỗ lực trong hành trình chữ nghĩa để kết tinh và phát sáng.

Mở bài thơ đầu đọc câu kết như một câu hỏi lớn: “Điều giỏi nhất của giống loài mình là làm đau người khác/ phải không tôi…. Phải không tôi, phải không chúng ta, và câu hỏi ấy đã dẫn tôi đi chậm và nhiều phút nghỉ trong miên man Chín nhánh da vàng... Trần Đức Tín, bằng sự nhạy cảm thiên bẩm, từ tấm lòng yêu quê thổn thức đến cuộc mưu sinh nhọc nhằn giữa bao la thiên nhiên nơi anh đã sinh ra và lớn lên, trên sông nước và nắng gió Miền Tây sẵn lòng rộng mở, đã đưa Khét về một vùng mới lạ của thơ... Nơi những kẻ mạnh luôn tìm mọi cách để lấn át kẻ yếu thế hơn mình: “Cũng đừng hỏi tôi đi đâu trong ngày tháng bỏ quê/ chân tôi bỏng rát giữa lòng người chật hẹp/ trăng đêm này đã có từ thiên thu trăng trước/ chỉ lòng ta thay đổi” - (Giống loài).

Thơ Trần Đức Tín canh cánh một nỗi lòng lo lắng cho quê hương, thổn thức cùng xứ sở và đồng bào. Một Khét sâu sắc, một Trần Đức Tín thâm trầm, những câu hỏi ngàn năm chưa có lời giải đáp nhưng lại chẳng có ẩn số bao giờ... Chàng trai tự nhận là kẻ tha phương song chưa một phút rời bỏ xứ sở dấu yêu đầy bất ổn và nhiều thương đau của mình: “Tôi nhớ Cà Mau - mưa đầu mùa rát mặt trên bùn lầy ảm đạm xứ u minh tuổi thơ tôi nguệch ngoạc vết ngang những con còng heo hút gió bông tràm réo gọi” - (Tôi với Cà Mau cùng nhịp thở long đong).

Trong hành trình nhọc nhằn chữ nghĩa, Trần Đức Tín đã đi khá xa trên con đường thi ca của riêng mình. Trong ngút ngàn thơ ca hiện đại, không dễ để có một giọng điệu riêng, sự khổ luyện không đủ, tài năng thiên phú là đương nhiên, người thơ còn cần phải có sự nhạy cảm của một tấm lòng, một tâm hồn, một nỗi đau hướng về cội nguồn, xứ sở quê hương và con người..., dường như Khét đang có được điều đó. Những câu thơ cứ lấp lánh trên cuộc rong chơi kiếm tìm mênh mông ấy: “ngủ hết đêm nay với vàm cỏ/ thương những bóng ma trôi trên sông/có khi/ ta ngừng thở để sống/ có khi/ ta tự sinh ra mình” - (Ngủ hết đêm nay với Vàm Cỏ).

Có một điều gì đó mênh mang diệu vợi và sâu thẳm trong câu thơ như một triết lý mà không phải vậy, chỉ có thể là nỗi đau quên mình để hướng tới lòng nhân, hướng về lẽ phải trên đời: “loài người sinh ra/ để lẩn trốn/ nghệ thuật sinh ra/ để đào thoát/ và tôi ngồi đây ăn bóng mình/ còn một mùa đau gieo vào đất/ mấy ngàn năm chưa ai đến gặt” - (Khi ta viết chữ).

Những ẩn ức và cả sự mơ hồ bất chợt đã tạo nên một Trần Đức Tín mang dáng dấp điêu linh, siêu thực và luận lý trong những nét phác thảo vẫn cứ rõ ràng. Anh làm thơ, viết thơ như một “bản mệnh” đất trời sai khiến; giữa đúng sai, thực ảo, vui buồn, sướng khổ, khi chân lý cứ luôn là ảo ảnh ám ảnh phía xa vời. Chữ nghĩa được gieo mầm như vốn vậy, công phu “tỉa cành bắt sâu” không phải là sở trường của nhà thơ mang bút danh Khét bởi chất liệu nơi đó dường như đã được “sàng” qua những trải nghiệm đớn đau cùng với quan niệm rõ ràng, thơ không có sai hay đúng. 

Tôi vừa đi vừa thắp lửa / đôi lần/ tôi thấy tôi chết/ để được sống/ bước chân ai đã giẫm lối vào lòng/ đêm nay/ nghe lặng lẽ trổ bông” - (Đi như cỏ).

Chỉ có tiếng lòng từ trong sâu thẳm của lý trí cất lên, không sợ hãi hay lo lắng mơ hồ, người đọc có thể cảm nhận hay hiểu đến bao nhiêu là tùy, nhà thơ đã, đang và chỉ là kẻ truyền dẫn ngôn từ đấy thôi... Một cách để những câu thơ ra đời thật thú vị và thi vị; điều này hình như chỉ có ở nhà thơ trẻ tuổi: “không có cái chết của chánh niệm/ ta từ bi ta hơn nửa đời/ bàn tay lúa nước, da vàng, diều giấy/ mọc vào khoảng trống tổ tiên” - (Chánh niệm).

Ở nhiều bài trong Chín nhánh da vàng, một tư duy ngỡ như mung lung, đa chiều nhưng người đọc vẫn cảm nhận được nỗi lòng cô độc, thiên hướng cội nguồn và tình yêu cuộn chảy tiếc thương của thi sĩ với lịch sử bi hùng của quê hương, đất nước, giống nòi; mà ở nơi đó, sự hùng tráng và bi tráng cứ luân phiên đổi ngôi cho nhau: “trăng quê mình mắc cạn ở sau lưng/ có bụi lục bình trôi vào áo mẹ tôi rồi bật khóc/ chiếc áo màu nâu lặng câm như tràng hạt/ bay ra đồng rồi củi lửa lưng trời/chúng con: bọn bỏ quê/ quê trôi trên đầu/ quê bạc theo tóc/ trong đau đớn kiệt cùng/ trăng gọi mẹ/ bằng một tiếng chuông hoang” - (Trăng quê).

Hiển hiện trong thơ Trần Đức Tín luôn là quê hương với ngàn vạn nỗi niềm, quê hương nhỏ và quê hương lớn cứ là muôn nỗi xót xa. Xót xa cho mình, cho người, cho những thân phận bỏ quê, bỏ xứ sở ra đi bởi những biến động thời cuộc và bởi cả cuộc mưu sinh mệt nhoài áo cơm. Những cuộc ra đi hay lui về đều nhọc nhằn như nhau, thậm chí là cả nước mắt và sự tiễn biệt thương đau: “loài người/ hồi hương giấc mơ/ bằng cách/ di cư nó/.../ một ngày tháng bảy năm hai không hai mốt/ tôi hồi hương giấc mơ/ bằng cách/ vấn khăn tang cho mình” - (Một ngày).

Và, nỗi đau thắt tim từ mấy chục ngàn linh hồn đã bay cùng mây trắng trong đại dịch Covid-19, những cột khói trắng trời thay những dải khăn tang, phải chăng những linh hồn ấy đã nhập vào thơ anh quằn quại trong ngày tưởng niệm những số phận oan khuất ấy: “ngày mười chín tháng mười một/ ngồi đối diện với những con số/ những con số nhuộm trắng thành phố quấn đứa trẻ mồ côi/ hai mươi ba nghìn ngọn nến không thiêu được nước mắt/ hai mươi ba nghìn ngọn nến bỏng rát lưng quê hương/ ai đốt giấc mơ bằng ngọn nến lòng ta đầy khăn tang/ người có về với mẹ những mô đất ven làng/ con số lặng thinh găm vào bốn nghìn năm cúi mặt/ vàng lên đời chúng ta/ tôi bày ra lòng một nghĩa địa liệm thêm đôi mắt mình…”.

Từ trong những điều cụ thể nhất, Trần Đức Tín vẫn khái quát được mọi câu chuyện, mọi sự kiện, mọi điều theo cách của riêng mình, sự độc lạ của thơ anh chính là cụ thể trong khái quát và khái quát trong cụ thể rất ấn tượng. Thơ anh không ít mơ hồ mà vẫn luôn hiển hiện, không rõ thân xác mà vẫn hình hài, không đi dường vòng mà ý tứ xa xôi... Tín đã thành công với những câu thơ tự do của mình bởi sự cô đọng và khác biệt: “không có cái chết của chánh niệm/ ta từ bi ta hơn nửa đời/ bàn tay lúa nước, da vàng, diều giấy mọc vào khoảng trống tổ tiên/ không có cái thở của chánh niệm/ sau lưng ta vẫn là nghĩa địa làng/ không có tiếng kinh nào là chánh niệm/ sót tiếng vịt đồng mổ quê hương” - (Chánh niệm).

Thơ Tín có khi là tiếng thở dài, khi là lời ai điếu, rồi vẫn có thể là một lưỡi dao khoét vào nỗi đau muôn đời của con người, của thân phận làm người từ thuở hồng hoang sơ khai ấy…

chúng ta sống bằng định nghĩa/ bằng giáo lý/ bằng tôn thờ/ bằng cuồng tín/ bỏ hết những thứ con người làm ra/ kể cả suy nghĩ này/ thì cội rễ của chúng ta là gì/ những thứ được đặt tên/ là sự bất lực của giống loài/ như môi em chẳng hạn/ trong những đêm tối cổ/ da ta có kịp vàng?” - (Trên môi em tối cổ).

Rõ ràng thơ Trần Đức Tín luôn đánh thức lòng người, để gợi mở những cánh cửa tâm hồn từ nhiều góc nhìn: “nắng lưu dân làm da ta vàng/ mưa lưu lạc làm mắt ta đen/ tôi phải băng bao mùa nữa/ để về đến ngọn cỏ đầu làng/ vài người mẹ đã ngủ quên dưới đất/ tôi phải chọc thủng bao khoảng trời nữa/ để về thắp hương cho mình/ trong làn khói điểm danh tộc người di tản/ tôi xin hát/ về những giấc mơ…” - (Hình hài).

Trần Đức Tín là một nhà thơ rất trẻ, anh mới ngoài ba mươi tuổi. Thơ với anh như bùa mê, như món nợ không vay mà tự nguyện trả. Với gia tài là bốn tập thơ và nhiều giải thưởng, thơ anh đã làm được nhiều điều ngoài giá trị văn chương. Trái tim ấy đã, đang và mãi mãi vẫn đập nhịp Cửu Long Giang máu thịt, vâng, cứ ném hòn đất xuống nước sẽ nhập thành cội nguồn…

Nguồn Văn nghệ số 7/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Đọc Đường đến Cây cô đơn
“Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Nhà thơ và thi hứng sáng tạo
Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác,
Xem thêm
Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa
Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn; mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng
Xem thêm
Trương Nam Hương - câu thơ trong trẻo nỗi buồn
Nhiều lần tôi có ý định viết về anh, nhưng một phần vì chưa đọc anh đầy đủ, phần nữa là anh em quen biết đã lâu, để viết về nhau không dễ.
Xem thêm
Nhà văn Sơn Tùng: “Ðạo là gốc của văn”
Nhà văn Sơn Tùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học và cách mạng.
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Sở dĩ tôi đặt tên bài viết là Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh, vì tôi và nhiều người thích bài Quả thơ
Xem thêm
Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình
Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...
Xem thêm
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy: Giữ lại một ngày ta như lá
Cốt cách đằm thắm của một người phụ nữ Huế thể hiện trong thơ Tôn Nữ Thu Thủy chủ yếu tập trung vào sự chan hòa với thiên nhiên.
Xem thêm
Người lạc giữa “vòng tròn số phận”
Mỗi câu thơ viết ra là để tự ru mình, ru người. Nhưng suy cho cùng cũng là một cách mượn lời ru… để thức.
Xem thêm
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần minh chứng cho quá trình khai phá, mở mang, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có từ ngàn xưa. Nó chứa đựng những giá trị lớn cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân ở ĐBSCL nói riêng. Vì thế, từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều công trình khảo cứu về nền văn hóa rực rỡ này, để trên cơ sở đó làm rõ những điều bí mật bị chìm lấp qua hàng ngàn năm lịch sử; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh và gìn giữ những gì cao quý mà các bậc tiền nhân đã làm nên. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà thơ ở ĐBSCL, nhất là những nhà thơ ở An Giang đã có những vần thơ xúc động giãi bày tâm tình và tự hào về cái đẹp của văn hóa Óc Eo còn lưu giữ được nơi đây.
Xem thêm
Tình khúc phương Nam - Một bài thơ gợi nhiều cảm xúc
TÌNH KHÚC PHƯƠNG NAM – MỘT BÀI THƠ GỢI NHIỀU CẢM XÚCNhư là có duyên với nhà thơ Vũ Thanh Hoa vậy, trong số nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ gửi dự thi trên trang vanchuongthanhphohochiminh.vn, tôi dừng lại ở bài thơ “Tình khúc phương Nam” của chị. Có phải vì tứ thơ? Có phải vì hình tượng thơ?
Xem thêm
Vũ Hồng ngân lên Đoản khúc số 8
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Mấy năm trước, nhà văn Vũ Hồng ra mắt tập thơ với tựa đề mang ý tưởng rất lạ và thú vị, dễ gây sự tò mò cho bạn đọc: Đoản khúc số 8. Lại còn chọn khổ tập thơ 19x19cm, khá ngộ nghĩnh. Suy cho cùng đây thường là cái tạng của người nghệ sĩ đa tài khi đặt tựa dù là truyện ngắn hay thơ. Bởi “Nghệ thuật là không lặp lại chính mình và không lặp lại của người khác”. Ai đó đã từng nói như thế.
Xem thêm
Từ một khúc đồng dao
Kao Sơn viết Khúc đồng dao lấm láp năm 1976, trong gần một tháng tham gia trại viết của Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh.
Xem thêm
Bài thơ “Một nửa bông hồng”... và những trăn trở nhân sinh
Một nửa bông hồng mắc ở dây thép gaitàn tích chiến tranh để lại
Xem thêm
Câu chữ vời vợi thanh âm
“Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.
Xem thêm
Phạm Trung Tín và đường chân trời
Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.
Xem thêm