TIN TỨC

Tri ân và lan tỏa “Linh khí Quốc gia”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-03-10 10:19:27
mail facebook google pos stwis
1163 lượt xem

CUỘC THI "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"

Đại tá, Nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN

(Bài phát biểu tại Lễ phát động cuộc vận động viết về đề tài Thương binh - Liệt sĩ)

Kính thưa quý vị đại biểu,

Để đất nước ta có ngày hôm nay, chiến sĩ và đồng bào ta đã phải đổ biết bao xương máu. Chỉ tính riêng các cuộc kháng chiến giải phóng, bảo vệ Tổ quốc gần đây, đã có gần 1,2 triệu người được công nhận liệt sĩ; trong đó có 191.605 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp; 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ; 105.627 liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo và làm nghĩa vụ quốc tế).

Hơn 200.000 hài cốt liệt sĩ, thi thể các anh chị còn nằm lại trên các chiến trường Việt Nam, Lào, Campuchia, Biển Đông… Hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ đã được quy tập về các nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính tên tuổi, quê quán, đơn vị…

Quảng Nam có 65.000 liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh là tỉnh có nhiều liệt sĩ nhất. Ngoài ra tỉnh Quảng Nam còn có hơn 30.000 thương binh (tính đến năm 2012). Huyện có nhiều liệt sĩ nhất cả nước là huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) với hơn 19.800 liệt sĩ (tính đến năm 2012).

Cả nước có 9.000.000 người có công với cách mạng; trong đó có gần 130.000 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Gần 13.000 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động. Gần 800.000 thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh. Hơn 300.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc da cam.

Gần 111.000 người hoạt động cách mạng, người tham gia kháng chiến bị địch bắt giam, tù đày, tra tấn trong các nhà tù như: Hỏa Lò, Sơn La, Lao Bảo, Côn Đảo, Phú Quốc…

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê đến 30/11/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh có 51.693 liệt sĩ; 5.471 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Hiện có 126 mẹ còn sống. Có 51.693 gia đình liệt sĩ; trong đó có gần 300 gia đình liệt sĩ thuộc diện hộ nghèo. Tại 7 nghĩa trang liệt sĩ của Thành phố có 27.383 mộ liệt sĩ. Trong đó có 21.555 có thông tin, 5.838 mộ chưa có thông tin. Đúng như đôi câu thơ, cặp vế đối tạc tại các đền thờ liệt sĩ của nhiều địa phương trong cả nước:

“Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc

Hồn bay lên hóa Linh Khí Quốc Gia”

Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách đặc biệt đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, Người có công với cách mạng. Đặc biệt, từ khi công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đời sống nhân dân, trong đó có các gia đình chính sách đã được cải thiện một bước rõ rệt. Tuy vậy, hậu quả chiến tranh vẫn còn nặng nề, đặc biệt về tinh thần. Hàng trăm ngàn liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt. Hàng trăm ngàn ngôi mộ liệt sĩ khác chưa xác định được danh tính. Hàng trăm ngàn bà mẹ, vợ và thân nhân liệt sĩ hằng ngày vẫn chờ đợi thông tin về người thân của họ.

Để góp phần bù đắp nỗi đau thương, mất mát đó, ngày 29 tháng 4 năm 2020, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành quyết định 1445/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội, có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu riêng. Tôn chỉ mục đích của Hội là: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thu hút nguồn lực xã hội để tri ân liệt sĩ và hỗ trợ gia đình liệt sĩ cả về tinh thần và vật chất.

Bám chắc tôn chỉ mục đích của Hội, được sự chỉ đạo của lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan chức năng, Bộ Tư lệnh Quân khu 7; đặc biệt sự đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân, người thiện nguyện, hơn 1 năm qua Hội đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận như hỗ trợ tìm kiếm gần 1.000 thông tin liệt sĩ, kết nối xây dựng tượng đài và đền thờ liệt sĩ tại Long Khốt (Long An); Đắk Tô (Kon Tum), đang xây dựng đền thờ liệt sĩ ở Phú Quốc (Kiên Giang); kiến nghị Đảng, Quốc hội công nhận ngày 27/7 là ngày Quốc giỗ. Kiến nghị các cơ quan chức năng công nhận liệt sĩ cho những chiến sĩ tuyến đầu hy sinh trong cuộc chiến phòng chống Covid-19…

Về hỗ trợ vật chất, Hội đã vận động hàng tỷ đồng xây dựng gần 30 nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm cho thương binh… Đặc biệt, đã kết nối, phối hợp cùng Quân khu 7 và các doanh nghiệp tổ chức nhiều “Gian hàng 0 đồng”; hàng chục ngàn phần quà, hàng chục ngàn suất ăn trị giá hàng chục tỷ đồng chia sẻ với bà con, trong đó có các gia đình thương binh, liệt sĩ vượt qua đại dịch Covid-19.

Nhằm lan tỏa những tấm gương hy sinh cao cả của các liệt sĩ; sự cống hiến của thương binh, gia đình liệt sĩ và sự đóng góp của toàn xã hội cho đạo lý nhân văn này, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc vận động viết về đề tài Thương binh - Liệt sĩ.

Mục đích của cuộc vận động này:

Thứ nhất, ngợi ca sự hy sinh cao cả vì độc lập tự do của Tổ quốc của các Anh hùng, liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thương binh…

Thứ hai, tôn vinh những tấm lòng nhân ái, nghĩa tình của những người thiện nguyện, doanh nhân đồng hành cùng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ, chăm lo các gia đình liệt sĩ, thương binh.

Thứ ba, tập hợp những cây viết tài năng, nhân hậu nhằm lan tỏa những tấm gương hy sinh cao cả, những cuộc đời bình dị mà cao quý của liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ để lại cho đời sau, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng; thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thay mặt Ban Thường vụ Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh, tôi trân trọng cảm ơn Nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh và Thường trực Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh; Nhà văn Bùi Anh Tấn, Tổng Biên tập và Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức cuộc vận động viết giàu ý nghĩa nhân văn và đầy trách nhiệm chính trị này. Tôi trân trọng cảm ơn GS TS Nhà văn Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phương Đông đã góp ý kiến và kết nối tài trợ cuộc vận động. Tôi trân trọng cảm ơn các nhà văn, nhà báo có mặt hôm nay để cổ vũ, lan tỏa cuộc vận động đến toàn xã hội. Tôi trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu đại diện cơ quan quản lý và lãnh đạo; Quân khu 7 đã giúp đỡ động viên ngay từ buổi đầu để cuộc vận động viết thành công.

Trân trọng cảm ơn tất cả các đồng chí và quý vị.

Chúc cuộc vận động viết về đề tài Thương binh-Liệt sĩ do Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công tốt đẹp.

Nhân dịp năm mới 2022 kính chúc các quý vị đại biểu và các đồng chí sức khỏe, an lành, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2021.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm
Học văn thời công nghệ số
Bài viết của GS.TS Huỳnh Như Phương
Xem thêm
Tết – không thể cắt nghĩa
Trong một năm, người Việt của chúng ta có rất nhiều cái Tết, nhưng nếu chỉ nói một từ Tết thôi, thì gần như bất kể, ai cũng nghĩ đó là Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Hồi ký dễ viết - khó hay
Hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… của đạo diễn Xuân Phượng vừa được NXB Tổng hợp TPHCM tái bản lần thứ 5.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất biến
Bài đăng Văn nghệ số 53/2022
Xem thêm
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Xem thêm
Văn chương Việt Nam 2022 – Một góc nhìn
Tôi có thói quen ghi lại những sự việc, những hiện tượng văn học trong năm, trước hết là để làm tư liệu và để chia sẻ với bạn văn đôi điều, bởi 2022 đã là quá vãng và sẽ qua đi mãi mãi. Dẫu thế nào, dưới một góc nhìn riêng, những gì ghi nhận được luôn là chủ quan và phiến diện.
Xem thêm
‘Nhà thơ thế giới’ và những trò bịp trong văn nghệ
Hiện tượng tôn vinh “nhà thơ thế giới” Tống Thu Ngân không phải là cá biệt, trong đời sống văn học nghệ thuật hiện nay. Những cái bẫy lừa bịp như thế đang giăng ra khắp mọi nơi.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nghĩ về câu lạc bộ thơ
Không phải đến khi có những bàn luận về các câu lạc bộ văn chương trên mạng xã hội tôi mới nghĩ về một trong những hình thức sinh hoạt xã hội này. Mà tôi đã nghĩ đến câu lạc bộ đã nhiều năm nay. Và có lẽ từ khi một số nhà thơ cho rằng: thơ câu lạc bộ sẽ giết chết thơ.
Xem thêm