TIN TỨC

Trong thế giới thiên nhiên của nhà thơ Ngọc Khương

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-26 23:31:02
mail facebook google pos stwis
110 lượt xem

  Võ Thu Hương

Nhà thơ Ngọc Khương quan niệm: “Thơ phải trong sáng, giản dị, chân thật và ngôn ngữ cần đạt tới sự lung linh, huyền ảo”. Và trong dòng thơ ông viết cho thiếu nhi, là cách ông biểu đạt thành công quan niệm ấy của mình.

 Hơn 30 năm từ ngày xuất bản tập thơ đầu tiên đến nay, ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ tình yêu với những trang thơ viết cho trẻ nhỏ. Những tác phẩm thiếu nhi đã in của nhà thơ Ngọc Khương: “Cây đàn và bông hồng” xuất bản năm 1995, “Bim Bim và Mướp Vàng” xuất bản năm 2001, “Cò bay giữa phố” xuất bản năm 2017, “Muôn lời thiên nhiên” xuất bản năm 2023.

Từ trái sang: Nhà văn Phương Huyền, Nhà NCPB Lê Thiếu Nhơn, nhà thơ Ngọc Khương và nhà thơ Bùi Phan Thảo trong buổi ra mắt tập thơ

“Tôi lớn lên ngụp lặn dưới chân cầu/ Tay lấm láp bắt con còng làm bạn/ Chân tứa máu bởi mảnh hàu, mảnh hến/ Da cháy rần trong nắng quái miền Trung”.

Những câu thơ mang tính tự sự dẫn tôi đến với thế giới thiên nhiên trong thơ Ngọc Khương. Ban đầu, có một chút sự đồng cảm cá nhân, với những hình ảnh “tay lấm láp bắt con còng làm bạn”, “da cháy rần trong nắng quái miền Trung” - mà những đứa trẻ miền Trung đều đi qua.

Nhưng điều giữ độc giả lại với những trang thơ Ngọc Khương không chỉ là sự đồng cảm về một vùng miền, một không gian trùng hợp, mà chính là thế giới thiên nhiên trong trẻo, dễ thương trong thơ ông. “Muôn lời thiên nhiên” là chủ đề chung của tập thơ gồm 27 tác phẩm viết về thiên nhiên của ông, vừa ra mắt nhân mùa Trung thu năm nay.

Thiên nhiên là một đề tài rộng lớn và đã có từ xa xưa đối với thiếu nhi. Trong thơ Ngọc Khương hiện ra gần gũi, kề bên cuộc sống mỗi ngày. Trong thế giới ban sơ của mỗi đứa trẻ, ngoài việc làm bạn cùng nhau, “làm bạn” với ông bà cha mẹ… còn có cả những người bạn là cỏ cây, muông thú, muôn loài. Từng là người thầy cầm phấn nhiều năm trước khi làm thơ, Ngọc Khương hiểu rõ tâm lý ấy của trẻ, và ông đã dựng lên một thế giới thiên nhiên rất gần gũi, đáng yêu để làm bạn cùng trẻ thơ.

Đó là chú sáo thân thiết với cậu bé, cả hai cùng sẻ chia, bên nhau mỗi ngày, mỗi buổi. Cuộc sống của trẻ trở nên rộn ràng, vui vẻ hơn khi có người bạn chim sáo nhỏ:

Sáng sáng Sáo gọi/ Dậy mau! Dậy mau!/ Nhanh chân đến lớp/ Trễ học rồi nào!

Chiều chiều Sáo nhắc/ Học bài! Học bài! / Mê chi điện thoại/ Bấm hoài! Bấm hoài!/

Chủ nhật Sáo giục/ Tưới cây! Tưới cây!/ Em mang vòi nước / Làm mưa phun đầy…(Cú sáo nhà em

Thiên nhiên song hành trong cuộc sống này. Đừng tưởng chỉ nhà thơ mới làm thơ, chỉ những người yêu thơ mới đến vớ Hội thơ. Trong thế giới thơ Ngọc Khương, có một hội thơ Nguyên tiêu đặc biệt, sinh động:

Chú Vàng cất tiếng gâu gâu/ Khua vang hồi trống, mở đầu hội thơ/ Gà Nâu vừa tỉnh giấc mơ / Ó ò ó - nắng buông tơ sáng – chiều

Vịt Bầu chân bước liêu xiêu/ Đọc thơ tứ tuyệt, bao nhiêu nỗi niềm!/ Mèo Con đôi mắt u huyền/ Ngâm bài lục bát, trăng nghiêng cuối chiều.

Chú Khỉ không ngớt leo trèo/ Diễn “tân hình thức” thơ treo lưng trời/ Tiếng thơ như níu lòng người / Nguyên Tiêu, vang vọng muôn lời thiên nhiên …” (Ngày hội nguyên tiêu)

Thiên nhiên trong thơ Ngọc Khương không chỉ là những loài vật gần với thế giới trẻ thơ. Ông viết về cảnh sắc quê hương đất nước – một cách giới thiệu cho trẻ những vẻ đẹp quê mình qua những vần thơ. Và cách “du lịch qua những vần thơ” dễ đi vào lòng trẻ nhỏ một cách bất ngờ:

 Tầng tầng / Đá đĩa nhấp nhô / Chênh chao võng biển / Đung đưa Tuy Hòa... (Bên tháp Nghinh Phong)

Qua Định Quán / Đá chẳng nằm / Đứng chồng ba lớp / Trăng rằm chạm môi…/ Đá như làm xiếc mà chơi / Để nhiều bạn trẻ / Bao đời ngác ngơ…/ Hay là đá cũng mộng mơ / Muốn làm thi sĩ tạc thơ lên trời? (Đá Chồng).

Và cũng có lúc, bài ca thiên nhiên quê mình dù thật nên thơ nhưng vẫn nặng trĩu nỗi niềm. Đó là khi :

Trăng non/ Từ đáy biển sâu/ Mọc lên giữa sóng bạc đầu/ Lung linh.../ Bao người lính đã hy sinh/ Đảo thiêng xé sóng/ Hóa mình thành trăng… (Trăng Trường Sa)

Hoặc trĩu nặng nỗi buồn khi ánh mắt trẻ thơ thấy vắng cánh cò, vắng mảnh hồn quê. Đây cũng là cách để tác giả nhẹ nhàng lồng vào những thông điệp bảo vệ môi trường không chỉ với con trẻ mà còn thức tỉnh trách nhiệm những người lớn:

“Bếp nhà hàng/ Rụi những cánh thơ/ Thương bao chú Cò/ Quắt queo chảo lửa!/ Đàn cò trắng/ Bây giờ còn đâu nữa!/ Đồng làng em/ Trống mảnh hồn quê”.

Viết về thiên nhiên, kết nối tình yêu thiên nhiên với con trẻ qua những vần thơ nhỏ, đó là cách mà nhà thơ Ngọc Khương đã làm và cho thấy trách nhiệm của một người viết cho thiếu nhi hiện nay.

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tần Hoài Dạ Vũ – Người thầy mẫu mực đất Quảng
Tần Hoài Dạ Vũ – nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian…xin được gọi ông là nhà nào đây ạ? Tần Hoài Dạ Vũ cười hiền lành, đầy khiêm tốn: “Cứ gọi tôi nhà giáo là được rồi!”. Người tôi nói đến, đó chính là thầy giáo Nguyễn Văn Bổn (bút danh Tần Hoài Dạ Vũ).
Xem thêm
Văn truyện của Phạm Ngọc Dũ - Cảm xúc chân thành và đầy tính nhân văn
Trước khi khai thác về văn truyện của anh, tôi xin giới thiệu đôi dòng về nhà văn Phạm Ngọc Dũ: Phạm Ngọc Dũ sinh năm 1957 tại Quảng Ngãi, hiện sống và viết tại tp HCM, Hội viên Hội Nhà văn TPHCM. Anh hiện đang là chủ biên của Tạp san Sông Quê.
Xem thêm
Dấu chân thơ – những thiên du ký bằng thơ sâu lắng ngọt ngào
Bài viết của nhà thơ Phố Giang, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
“NHỮNG DẤU CHÂN THƠ” Là tập thơ thứ Ba của tác giả Trần Kim Dung do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào đầu tháng Sáu năm 2023.
Xem thêm
‘Mười năm một quãng đường người xót xa’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập Thơ mười năm của Hoàng Đình Quang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Dòng ban mai trong thơ Trần Hùng
Tập thơ Mắt mắt khuya từng đàn (NXB Hội Nhà văn, 2023) của Trần Hùng dẫn tôi vào một sớm đang tan sương, có thể ứng với bất kỳ mùa nào trong năm. Khi ấy hừng đông đã rạng, sưởi ấm cho khắp miền không gian nơi con người cùng vạn vật vừa thức dậy. Một ban mai không ngưng đọng mà dịch chuyển, cuộn chảy trong bầu không khí thanh sạch, tinh khôi. Dòng chảy ấy khai mở một ngày mới trong tâm tưởng bạn đọc, bảng lảng, đột sáng và trong suốt.
Xem thêm
Đại thi hào Nga Pushkin – Một thời để yêu, một thời để chết
Cái chết bi thảm của đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin cách đây gần 200 năm sau cuộc quyết đấu bên bờ sông Đen (thuộc ngoại ô Peterburg) đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng, đồng thời đổ ập lên đầu Natalya – vợ ông – biết bao điều tiếng…
Xem thêm
Hành trình văn học Nga ở Việt Nam: Dòng chảy không đứt đoạn
Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô (nay là Liên bang Nga) và Việt Nam được chính thức xác lập từ ngày 30/1/1950 song mối quan hệ văn chương Nga – Việt đã hình thành từ trước đó rất lâu, dưới hai hình thức: sự giao lưu văn hóa và sự tiếp nhận của những người cộng sản Việt Nam từ nền văn hóa, văn học Nga. Đi suốt thế kỷ XX và ở những năm đầu thế kỷ XIX, tuy có những lúc thăng trầm, song mối quan hệ văn chương ấy chưa bao giờ đứt đoạn!
Xem thêm
Triết lý nhân sinh trong cảm thức thơ của Hoàng Vũ Thuật
Đối với thi sĩ, cái tôi trữ tình phần nào đại diện cho những kiếp nhân sinh mà họ quan sát, gặp gỡ và cảm tưởng. Con người thi ca tìm thấy và chịu đựng được khổ đau của mình, nhưng không chịu đựng được khổ đau của nhân loại. Họ cất tiếng thay cho nhân loại, bằng trái tim đã thấm thía những nỗi đời riêng.
Xem thêm
Vàng của tâm hồn, vàng của văn chương
Bài viết của nhà văn Ngô Xuân Hội về nhà văn Nguyễn Trí
Xem thêm
Bùi Giáng - Người chưa bao giờ già
Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.
Xem thêm
Từ khải ca họa mi đến thực mơ giữa đôi bờ chùa – chợ!...
Bài bình 2 bài thơ của doanh nhân - nhà thơ Trương Vạn Thành.
Xem thêm
“Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao
Sau ca khúc “Tiến về Hà Nội” đúng 26 năm, vào mùa xuân 1976, nhạc sĩ thiên tài Văn Cao khi có dịp vào TP.HCM, ông lại sáng tác ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, viết về những cảm xúc tràn ngập tâm hồn ông trong “mùa xuân đầu tiên” sau khi nước nhà hòa bình thống nhất.
Xem thêm
Người nữ và con đường tình yêu trong Đối thoại đêm
Đọc Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan, NXB Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Đào Phong Lan - hồn thơ vẫn mềm như cỏ
Tham luận của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đọc tại buổi ra mắt tập thơ “Em không thể nói lời từ biệt”
Xem thêm
Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và “Giấc cỏ dụ”
Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Thúy Mầu” (NXB Hội Nhà văn 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy khuấy động làng văn chương không ít.
Xem thêm
Đào Phong Lan “không thể nói lời từ biệt” với thơ!
Bài viết của Bảo Gia đăng trên tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 98, ngày 02/11/2023.
Xem thêm
Đò đầy vơi, bến cũ chẳng quên người!
Bài viết của PGS.TS Ngô Minh Oanh về tập thơ Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan.
Xem thêm