TIN TỨC

Trương Nam Hương - Linh hoạt biến đổi trong bút pháp

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-12-09 21:25:23
mail facebook google pos stwis
3807 lượt xem

PHÙNG PHÚC THỌ

Nhà thơ Trương Nam Hương nhận Giải thưởng thơ Văn nghệ Quân đội 1989 - 1990, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam 1991, Tặng thưởng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam 1995… Một bài thơ lấy từ tập thơ được tặng thưởng Ban mai xanh được đưa vào sách Tiếng Việt 5 (tập 2), bộ sách hiện hành. Đấy là bài Trong lời mẹ hát.

“Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào/ Đưa con đi cùng đất nước/ Chòng chành nhịp võng ca dao// Con gặp trong lời mẹ hát / Cánh cò trắng, dải đồng xanh/ Con yêu màu vàng hoa mướp/ "Con gà cục tác lá chanh"//Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao/ Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao//Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra/Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa”.

Cần tăng tính chính xác văn bản học cho SGK

Hình ảnh nhân vật trữ tình - tác giả, ở khổ thơ đầu, đang nằm võng “chòng chành” giúp người đọc hiểu ra, “lời mẹ” chính là lời hát ru được người ấy hồi tưởng. Trong lời hát, nhịp chẵn của thể thơ 2/2/2 “Tuổi thơ/ chở đầy/ cổ tích” hay 3/3 “Cánh cò trắng/ dải đồng xanh” thật thích hợp khi chuyển tải những hình ảnh so sánh - lời ru chảy ngọt như dòng sông, hình ảnh ẩn dụ - thời gian ngả màu từ đen sang trắng trên mái tóc mẹ, hình ảnh không gian kia, đã hòa sắc trắng, xanh, vàng lại còn trộn thêm vào hòa sắc ấy từ tượng thanh vọng đến từ ca dao “con gà cục tác lá chanh”…Hình ảnh thơ thật đẹp, màu sắc hòa quyện âm thanh! Cái đẹp thuộc về “đất nước”, nhãn tự của bài!

Nhà thơ Trương Nam Hương

Đứa bé nhân vật trữ tình, người kể chuyện lớn dần theo lời hát ru để rồi, đủ cứng cáp, đứng lên từ nhịp võng kia, cùng với mẹ, tạo ra hình ảnh trung tâm, hình ảnh chân đế của bài, với sự đăng đối vững chắc giữa “còng xuống” và “cao thêm”, giữa “bồi đắp” và “trưởng thành”, giữa “hy sinh” và “thụ hưởng”: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao”.

Tác giả khéo cài đặt câu chữ để trong nhịp thơ hát ru êm ái, đằm thắm, thơ vẫn có cao trào ở khổ kết. Cánh cò thì quá khứ, được phục bút ở khổ thơ thứ 2 bỗng vỗ cánh bay vào thì tương lai từ 2 câu kết bài: “Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa”.

Thơ đang chảy theo chiều ngang của dòng hồi tưởng, bỗng chuyển hướng, bay cao, bay xa, mở rộng hơn không gian nghệ thuật của bài!

Theo thông lệ biên soạn sách giáo khoa đã và đang thực hiện, những bài đưa vào sách mà không được giữ nguyên văn thì trước tên tác giả có chữ “Theo”. Ở trang 146 tên Trương Nam Hương không kèm theo chữ này, dù các nhà biên soạn chỉ chọn 4 khổ của bài Trong lời mẹ hát gồm 8 khổ thơ in trong tập Ban mai xanh (NXB Đồng Nai, 1994). 4 khổ thơ không đưa vào sách là các khổ 3, 4, 5 và 6.

Dù biết việc cắt bớt 4 khổ như thế là để vừa sức đọc, sức viết của học sinh, một việc chẳng đặng đừng! Và dù bị mất 4 khổ nhưng bài thơ vào sách giáo khoa vẫn có thể coi là một “phó bản” hoàn chỉnh có thể giảng dạy bình thường. Nhưng vẫn xin nhắc ở đây để thầy cô giáo và các bậc phụ huynh biết, bài thơ còn những khổ hay, có thể thưởng thức, tìm hiểu, để hiểu hơn tác giả Trương Nam Hương, nếu muốn! Để thêm vào chữ “Theo” như thông lệ, nếu sách này tái bản, hoặc bài 4 khổ này, được tuyển vào giáo khoa mới, nhằm tăng thêm tính chính xác văn bản học, cho giáo khoa.

Dấu ấn Trương Nam Hương trong văn học thiếu nhi

Vào năm 1995, văn học thiếu nhi Việt Nam có vụ bội thu chưa từng có và cho tới hôm nay, chưa thấy có lại! Chỉ 1 năm ấy, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng thường niên cho tập thơ Mèo đi câu của nhà thơ Vương Trọng, cùng 3 tặng thưởng cho: Tập thơ Chuồn chuồn cắn rốn của Trần Mạnh Hảo, tập thơ Viết đơn lên cát trắng của Trần Quốc Toàn, tập thơ Ban mai xanh của Trương Nam Hương.

Tất cả các tập thơ được giải thưởng và tặng thưởng kể trên đều cùng nằm trong tủ sách Hoa niên của một cơ quan xuất bản địa phương, NXB Đồng Nai. Với riêng nhà thơ Trương Nam Hương thì ngoài việc có sách được tặng thưởng, ông còn là người tổ chức bản thảo tập thơ được giải thưởng của nhà thơ Vương Trọng.

Dấu ấn Trương Nam Hương trong văn học thiếu nhi là đậm nét, dù cách viết cho thiếu nhi của ông là linh hoạt, luôn biến đổi. Ông thơ mộng và có phần cao đạo dẫn trẻ vào ca dao, cổ tích như bài Trong lời mẹ hát, nhưng cũng đùa nghịch với trẻ nít! Làm thơ mà như bày đồ hàng với các em. Dám “thay lời tựa” vốn như một thủ tục văn chương, thành văn chương “thứ thiệt” viết cho trẻ em, để được bằng vai với các em, thỏa sức vui đùa, ngày từ trang thứ nhất của một quyền sách:

Bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương trong sách “Tiếng Việt 5” (tập 2)

“Ngoan nào cho bố làm thơ/Bố đem đổi lấy tiền mua đồ hàng/Con mèo xám, con chó vàng/Búp bê biết chớp đôi hàng mi cong/Con hờn bố viết sao xong/(Búp bê ở tiệm sẽ không được về)/Mèo và chó cùng e dè/Sợ lây cái bệnh khóc nhè của con…”.

Ông “bơi xuồng trên dòng sông quê” thăm các “mẹ cây” trong “vườn Xuân” đầy “hoa nắng”, của một “thời nắng xanh”:

“Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu/ Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau/ Chở sớm chiều tóm tém/ Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm…”.

Nhưng ông cũng có thơ viết về các góc phố, tuổi thơ mình từng nương náu, đối đầu với chiến tranh và nghèo khố: “Tôi được sinh ra vào mùa thu 1963 ở Hải Phòng. Tôi nhớ rất rõ những dãy hầm cá nhân dọc con phố nhà bà ngoại, số 7 phố Ga. Bà tôi có một bàn nước nhỏ bán chè xanh, kẹo lạc, kẹo vừng, thuốc lá... cho khách đi tàu.Tôi đã từng xách ấm nước bán dạo giúp bà…” để rồi, những hạt giống văn xuôi hiện thực ấy, nở hoa thơ lãng mạn, dành cho tuổi mới lớn: “Vẫn chắc mùa qua mùa trở lại/ Thương ơi biết lá có xanh về/ Thương ơi, năm tháng em thơ dại/ Hoa phượng buồn chi mắt đỏ hoe…”.

Với những bài thơ viết rất nghề như thế, vào năm 2005, thơ thiếu nhi của Trương Nam Hương, có mặt trong bộ tinh tuyển Thơ với tuổi thơ của NXB Kim Đồng. Tác giả trẻ Trương Nam Hương, xếp hàng sau những Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Võ Quảng, Định Hải… cùng lao động nhà văn để có Thơ với tuổi thơ.

Một số tác phẩm của nhà thơ Trương Nam Hương. Ảnh: Anh Thư/Báo Lao Động

Say mê góp phần làm đẹp, làm giàu tiếng Việt

Trong công việc này, ông được nhà văn Lê Văn Thảo (1939 - 2016) khuyến khích:“Trương Nam Hương… coi trọng khai thác chất liệu ca dao và văn hóa truyền thống… tiếp nhận những làn gió mới của thời đại và tâm tình con người”.

Khai thác, hay tiếp nhận là cách Trương Nam Hương tích cực làm giàu làm đẹp tiếng Việt. Ông làm ra các từ mới bằng cách chiết ghép, ảo hóa, lạ hóa từ ngữ, để có: Xanh xót (“Sen bắt đầu tàn trên vuông đầm cuối Hạ/ Em chống cằm xanh xót đầu Thu”); ngung nguây (“Sóng nước ngung nguây vỗ mạn thuyền”); xao xít (“Ngây dại ngày em xao xít hoa bìm); thun thăn (“Thun thăn váy lá bỏ bùa ai đây”); loăn thoăn (“Loăn thoăn đồng đất tối ngày”); thẩm thắc (“Rồi chòm sao thẩm thắc”); úng ớ (“Làn hương úng ớ như môi trẻ”) v.v…

Trương Nam Hương mạnh dạn thử sức chế tác chữ nghĩa qua tập thơ Đường thi ngẫu dịch gồm 101 bài thơ, của 49 tác giả đời Đường. Trương Nam Hương đã “nỗ lực mang đến những vang hưởng khác lạ, mới mẻ cho những câu thơ người ta tưởng chừng đã quen thuộc” - nhà thơ, dịch giả Hoài Anh. Đã hay chưa, còn tùy người nghe. Nhưng đúng là cái lạ thì có và rất Trương Nam Hương.

2 câu trong bài Thanh minh của Đỗ Mục: “Thanh minh thời tiết vũ phân phân/ Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn” trước đây người đọc đã quá quen với bản dịch theo thể thơ lục bát của Tương Như: "Thanh minh lất phất mưa phùn/ Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa”. Trương Nam Hương chuyển thể sang tiếng Việt đúng như cấu trúc thất ngôn trong nguyên bản tiếng Hán: “Thanh minh vào tiết mưa thăng thắc/ Dẫm lối, người đi ảo não hồn”, đã thêm vần trắc để từ láy tả mưa như quất vào người, như cản bước! Vậy mà người ấy không lùi bước, cũng không bước đi hiền lành mà quả quyết “dẫm lối”. Tính chủ động của lữ khách trong mưa nổi bật. Đúng là rất lạ, trong trường hợp này, chữ “ngẫu dịch”có vẻ “ngầu nghĩa” hơn khiến dịch giả nhập vai kẻ lữ khách có vẻ ngang tàng trẻ trung chứ không yểu điệu quý phái như người xưa.

Trương Nam Hương, còn mạnh dạn tham gia dịch thơ Nga và ông nhận được phần thưởng của tạp chí Văn học nước ngoài vào năm 1996 khi lục bát hóa thi tứ của thi sĩ Nga Nikolai Rubtsov (1936-1971): “Lá rơi khỏi những cây dương/ Vòng luân chuyển ấy lẽ thường thế gian/ Thôi em, đừng tiếc lá tàn/ Hãy thương cho nỗi dịu dàng - tình anh/ Để yên cây trụi lá cành/ Đừng nguyền gió lốc hoành hành nữa em/ Lẽ nào ai đấy gây thêm/ Ngoài bao chiếc lá dương mềm kia rơi?”.

Say mê nhưng tỉnh táo, nhà thơ Trương Nam Hương quan niệm: “…tôi không tán thành lối bung phá một cách cực đoan, thái quá ở một vài người. Tôi cũng không tin chỉ mỗi cái “lạ” có thể “phát ngôn” thay cho một tác phẩm hoàn chỉnh! Cái “hay” sẽ kiện nó ngay”.

Mời xem Kỷ yếu TRƯƠNG NAM HƯƠNG

(Còn tiếp)

Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm