TIN TỨC

Beijing lá phong vàng (10) - Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-10-03 08:41:42
mail facebook google pos stwis
395 lượt xem

Nguyễn An sinh năm Tân Dậu ở vùng Hà Đông trấn Sơn Tây. Mười sáu tuổi đã có biệt tài kiến trúc và tham gia hiệp thợ xây dựng các cung điện kinh thành Thăng Long.

Nhà văn Nguyễn Linh Khiếu

 

Nguyễn An

 

Người dẫn đường giới thiệu trong những Tổng công trình sư xây dựng Tử Cấm Thành có một người Việt tên là A Lưu. Tìm hiểu mới biết A Lưu là tên Tàu. Tên Việt của ông là Nguyễn An (1381-1453). Ông là một hoạn quan nổi tiếng về kiến trúc và trị thủy.

Nguyễn An sinh năm Tân Dậu ở vùng Hà Đông trấn Sơn Tây. Mười sáu tuổi đã có biệt tài kiến trúc và tham gia hiệp thợ xây dựng các cung điện kinh thành Thăng Long.

Sau khi đánh bại nhà Hồ nước ta nhà Minh bắt triều đình Hồ đưa về Trung Quốc. Đồng thời tìm bắt những trai tráng tuấn tú tài năng đưa về Tàu làm nô lệ. Nguyễn An nằm trong số ấy và bị thiến làm thái giám hầu hạ trong cung cấm.

Khi đó nhà Minh dời đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (đổi là Bắc Kinh) và xây dựng lại toàn bộ kinh đô. Nguyễn An khi đó 30 tuổi là hoạn quan hầu hạ Minh Thành Tổ. Vua biết ông có biệt tài kiến trúc đã tin dùng ông làm Tổng công trình sư xây dựng Tử Cấm thành. Hơn 20 năm sau khi Minh Anh Tông cho tu sửa Tử Cấm thành một lần nữa Nguyễn An lại được giao nhiệm vụ Tổng công trình sư. Theo sử sách sau này mỗi khi mở mang thành Bắc Kinh tu sửa chỉnh đốn bổ khuyết Nguyễn An đều được tín nhiệm giao phó toàn quyền.

Công việc của ông xem ra là phức hợp. Ông gồm cả nhiều nhà. Nhà kiến trúc sư nhà quy hoạch kỹ sư thi công nhà chế tác vật liệu xây dựng nhà quản lý dự án… Ông được tôn vinh kiến trúc sư trưởng thành Bắc Kinh là thế.

Ngoài ra ông còn là một tổng công trình sư trị thủy sông Hoàng Hà sông Tắc Dương sông Trạch Chư sông Trương Thu và nhiều con sông hung hãn khác. Công việc trị thủy chống lụt vô cùng vất vả và ông đã chết tại công trường năm 1453.

Nhìn cung điện lâu đài nguy nga tráng lệ rồng bay phượng múa ở Bắc Kinh do Nguyễn An góp phần xây dựng tự hào thì tự hào thật nhưng sao quá đỗi bùi ngùi. Người Việt mấy ngàn năm bang giao với người Tàu thật lầm than cay đắng đau xót biết bao.

 

Ông Trọng

Nguyễn An không phải là người Việt đầu tiên nổi tiếng ở Trung Hoa. Tương truyền đời Hùng Vương 18 có người tên Lý Thân thường gọi Lý Ông Trọng quê làng Chèm Từ Liêm. Khi đẻ ra đã rất to lớn. Cao đến 2 trượng 3 thước tính tình hung hãn. Hay giết người. Tội đáng chết. Hùng Vương tiếc Trọng phi phàm sức địch muôn người không nỡ giết.

Tần Thủy Hoàng muốn cất binh đánh ta. An Dương Vương bèn đem Trọng cung tiến cho Nhà Tần. Tần Thủy Hoàng mừng lắm bèn phong cho chức Tư lệ hiệu úy. Khi quân Hung nô đánh chiếm phía Bắc. Tần Thủy Hoàng đã cử Trọng cầm quân trừ giặc. Trọng sức địch muôn người nhiều lần đánh tan quân Hung nô. Giặc nghe thấy tên ông đều kinh hồn bạt vía mà không dám xâm phạm bờ cõi nước Tần nữa. Ông Trọng được phong Vạn Tín Hầu.

Khi cao tuổi ông xin về quê dưỡng già. Biết tin ông đã về quê giặc Hung nô lại kéo sang xâm phạm bờ cõi. Nhà Tần sai sứ sang gọi nhưng ông không muốn đi cho người nói đã chết. Vua Tần đành đúc tượng ông khổng lồ mấy chục người chui vào được và để ở cửa Kim Mã thành Hàm Đan. Giặc Hung nô tưởng ông Trọng đã sang nên rút quân không dám xâm phạm nữa.

Nghe nói sau này những pho tượng lớn đều được người Tàu gọi là tượng Ông Trọng. Sau khi hóa ở quê ông được nhân dân xây đền thờ. Đời nào cũng tấn phong. Ông thường hiển linh cầu cúng rất linh ứng.

Oai hùng quyền cao chức trọng như Ông Trọng vẫn bỏ hết để về quê hương. Một người gây dựng công danh sự nghiệp ở xứ người lại được xứ mình tôn vinh thờ cúng ngàn năm. Dân gian thần kỳ biết bao.

 

Chư hầu

Cũng nhân chuyện Nguyễn An mà chợt nhớ hôm đến Vietnam Service china radio - Ban tiếng Việt của đài Quốc tế Trung Quốc. Các bạn Trung Hoa tiếp đón vô cùng nồng nhiệt. Cùng nhau nói tiếng Việt chung một ngôn ngữ nên tình cảm thật thắm thiết thân tình.

Trong những cán bộ của Ban có một Phó Giám đốc là người quê Thanh Hóa. Anh vốn là dân Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đồng môn với mình. Mọi chuyện càng trở nên thân thiết.

Chớt nghĩ nếu cùng nói chung một thứ tiếng thì đi lại trò chuyên giao hảo dễ dàng gắn bó thân thiết với nhau hơn. Không chung tiếng thì có quý nhau mấy cũng đành xa lánh nhau.

Mấy nghìn năm mình và Trung Hoa chung một thứ chữ Hán. Vì vậy từ Lý Ông Trọng/ Nguyễn An/ Tuệ Tĩnh/ Mạc Đĩnh Chi… đến Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn đi lại thông thương hai nước như một. Khi làm tướng nước người khi làm tướng nước mình chả phân biệt gì. Các nhà cách mạng hiện đại Việt Nam đều lấy phía Nam Trung quốc làm địa bàn hoạt động. Thoắt ẩn thoắt hiện khi ở Tàu khi ở ta nào có giấy má thông hành ngoại giao gì đâu.

Nhìn lại hàng nghìn năm đều thế. Chỉ có mấy chục năm nay nước mình mới thật sự từng bước thoát ra khỏi quỹ đạo chư hầu phiên thuộc nước Tàu. Đó một phần cũng là nhờ ở cái chữ quốc ngữ. Nhờ chủ kiến của nhà lãnh đạo. Nhờ tinh thần tự chủ ngàn năm của dân tộc. Nếu cứ Ní hảo mãi thì đến bao giờ mới độc lập tự do được.

Cơ hội ngàn năm có một này liệu dân tộc Việt có hoàn thành sứ mệnh lịch sử trở thành một quốc gia độc lập tự chủ được không. Mấy ngàn năm rồi dù có tên nước nhưng thực ra cũng chỉ là quận huyện phiên thuộc chư hầu của cái anh đại Hán. Thời đại này có chấm dứt được kiếp chư hầu của Bắc quốc được không./.

Nguyễn Linh Khiếu

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm