TIN TỨC

Đạo diễn Trần Anh Hùng: Anh nói phim tôi này kia, nhưng anh là ai?

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-03-29 18:41:31
mail facebook google pos stwis
191 lượt xem

Trần Anh Hùng cho biết nghệ thuật là thước đo trình độ, sự thấu cảm của mỗi người. Bản thân anh chưa bao giờ để những phê bình, nhận xét của người khác ảnh hưởng tới mình.

The Pot-au-feu (tên tiếng Anh: The Taste of Things) của Trần Anh Hùng đã có một hành trình dài, với khởi nguồn tại Pháp, sải cánh ở Liên hoan phim Cannes 2023, chu du qua Nhật Bản. Bến đỗ cuối cùng của bộ phim là Việt Nam, với tên: Muôn vị nhân gian.

Trần Anh Hùng nói Muôn vị nhân gian là món quà mà anh dành tặng cho người yêu điện ảnh. Song, khán giả có quyền đón nhận món quà hoặc không.

Trước khi gói ghém lại The Taste of Things để bắt đầu hành trình mới, sáng tạo ra những đứa con tinh thần khác, Trần Anh Hùng có cuộc phỏng vấn trên Tri thức - Znews.

"Yêu là yêu, thế thôi"
 

- 'The Taste of Things' nhận tràng vỗ tay kéo dài 7 phút ở LHP Cannes nhưng khi đến Việt Nam, khán giả có thể thích hoặc không, còn vỗ tay với thời gian như vậy thì không bao giờ có. Tâm thế anh ra sao?

- Không sao cả. Điều đó bình thường. Ở nước ngoài cũng vậy, sự vỗ tay kéo dài 7 phút dành cho một bộ phim chỉ có ở Liên hoan phim Cannes mà thôi. Khi tôi đưa bộ phim đến Nhật Bản, khán giả thậm chí còn ghê hơn, không để lại một tiếng động sau khi phim kết thúc. Ở Việt Nam, người xem cũng không thể hiện quá nhiều cảm xúc. Với một đạo diễn nước ngoài nào đó, họ sẽ ngạc nhiên, bất ngờ với phản ứng của khán giả Việt.

Nhưng điều này không ảnh hưởng hay có nhiều ý nghĩa với tôi. Tôi nhìn nhận ở góc độ khác, đó là văn hóa, cách biểu lộ tình cảm khác nhau của người dân ở mỗi quốc gia.

- Có quá nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu người xem sau khi bộ phim khép lại. Và cái kết là trăn trở, thắc mắc lớn nhất. Rốt cục, Dodin và Eugénie có thực sự yêu nhau. Hay tình yêu với ẩm thực đã vượt lên tất cả?

- Câu trả lời cuối cùng của Dodin ở kết phim thực sự quan trọng đấy. Và cuộc hội thoại cuối cùng giữa cả hai đã thể hiện tính cách, cá tính cũng như sự chọn lựa của họ. Dodin thực ra muốn có một câu trả lời khác. Nhưng anh biết chắc chắn người đối diện mình muốn câu trả lời thế nào.

Vì thế, Dodin đã chọn câu trả lời theo ý Eugénie. Không biết mọi người có để ý không, nhưng Dodin chỉ có khoảng một giây hơi buồn, trước khi cười và đưa ra câu trả lời. Trong một khoảnh khắc, ta thấy rõ nhân vật nữ là ai qua cuộc nói chuyện. Eugénie mạnh mẽ, độc lập và muốn là đầu bếp, có nghề nghiệp thay vì chỉ trong vai trò người vợ.

Ở một khía cạnh nào đó, Eugénie đã tạo nên Dodin và quyết định bản chất của mối quan hệ này. Mạnh mẽ đến mức như vậy.

Còn tình yêu vô tận lắm. Yêu là yêu thôi. Không thể so sánh yêu cái gì nhiều hơn. Và mình cũng có thể yêu một lúc nhiều điều khác nhau. Ở giây phút này, khoảnh khắc này, mình có thể yêu cái này kinh khủng. Nhưng khoảnh khắc khác, mình có thể yêu một điều mới. Đừng đặt lên bàn cân để so sánh những giá trị khác nhau trong tình yêu.

- Tính chất tri kỷ trong Dodin và Eugénie khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ trong một giai thoại của Trung Quốc. Khi tri kỷ Tử Kỳ mất đi, Bá Nha đã đập vỡ cây đàn. Nhưng quyết định của Dodin ở 'The Taste of Things' lại khác. Vì sao anh lại đi đến lựa chọn này?

- Sự lựa chọn của Bá Nha có phần cực đoan hơn. Trong đời sống này, có nhiều bi kịch. Nhưng cuối cùng bản thân mỗi người phải cố gắng vượt qua.

Tư tưởng của tôi ở bộ phim này có phần nhân văn hơn. Cái gì quý, có giá trị như một công thức ẩm thực, phải trao truyền lại. Điều này đã thôi thúc tôi và tạo nên một cấu trúc bí mật. Tất nhiên, người xem không thể ngay lập tức nhận ra cấu trúc đó.

Và cô bé Pauline chính là người nắm giữa cấu trúc bí mật. Cô bé là biểu tượng của sự trao truyền về giá trị, công thức quý trong ẩm thực. Khi nhân vật nam trải qua những nỗi đau, chán nản, muốn vứt bỏ tất cả khi người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời ra đi, thì đứa bé trở lại căn bếp. Hoặc ở góc khác, ta có thể thấy, vì Eugénie đoán trước cái chết của mình nên đã thuyết phục cô bé đến theo học, để cho Dodin một lý do sống tiếp.

Ở khoảnh khắc cuối cùng, khi Dodin quay lại gọi học trò để tìm một đầu bếp thay thế Eugénie, cũng là điểm nhân văn trong tư tưởng làm phim của tôi.

"Anh là ai?"
 

- Hỏi thật, sau mỗi tác phẩm, anh quan tâm đến nhận xét của ai: đồng nghiệp, giới phê bình báo chí, giám khảo tại các liên hoan phim hay khán giả?

- Mọi người sẽ thắc mắc tôi có quan tâm đến những lời phê bình không. Nhưng quan trọng người nói ra nhận xét đó là ai.

Một bộ phim tôi làm ra như một món quà. Số tiền khán giả bỏ ra để xem phim đó không xứng đáng, chẳng là gì cả. Giống như việc tôi ra một hiệu sách, mua cuốn sách của thế kỷ 17 ấy. Số tiền tôi bỏ ra mua cuốn sách đó chẳng đáng là bao so với giá trị nó mang lại.

Bộ phim lần này như một món quà, mọi người có thể nhận hoặc không. Chẳng sao cả. Tôi làm phim là để mong người ta tốt hơn, cải thiện độ nhạy cảm với nghệ thuật của khán giả. Còn nếu họ không cảm được, thì thôi.

Khi một người nào đó tiến đến, nói với tôi: ‘Phim của anh thế này, thế kia’. Tôi OK ngay. Nhưng anh là ai. Anh làm cái gì. Anh có biết họa sĩ này không. Anh có biết nhà văn kia không.

Anh có biết bài hát này nó được thể hiện như thế nào. Anh nói cho tôi biết khả năng mình ra sao mà dám nhận xét phim tôi.

- Đón nhận những khen, chê từ người xem chẳng phải là điều bình thường đối với một đạo diễn phim?

- Tất nhiên. Nhưng đừng nói những điều đó với tôi. Vì không có ý nghĩa gì cả.

- Nhưng năng lượng toát ra từ cách nói chuyện khiến mọi người hiểu là anh thực ra rất quan tâm đến những nhà phê bình? Có phải vì một số nhà phê bình Pháp chê phim của anh?

- Xem phim của tôi, có người thích và người không thích. Những người không thích thì hãy đến nói chuyện trực tiếp với tôi đi. Và người đó phải giải thích cho tôi tại sao là phim không được, tại sao họ không thích.

Ai muốn nói gì thì nói. Tôi sống trong thế giới tự do của mình. Những giải thưởng ở liên hoan phim cũng không đánh giá đầy đủ tác phẩm của tôi. Hội đồng giám khảo phim chỉ có từng ấy người. Họ trao đổi thế nào đó rồi quyết định giải thưởng. Không có chuẩn mực hay giá trị tuyệt đối nào cả.

Không ít bộ phim được trao Cành Cọ Vàng hay Oscar nhưng không có giá trị nghệ thuật gì. Còn đối với nhà phê bình, họ cứ nói. Họ nói ra là tôi biết trình độ thế nào.

- Ai cũng có “gót chân achilles”. Việc lắng nghe những phản biện, góp ý đôi khi cũng là cách để hoàn thiện?

- Không. Làm gì có chuyện đó. Nhà phê bình thì biết gì về điện ảnh. Họ có giây phút nào làm một phim điện ảnh chưa. Cách họ đề cập đến một tác phẩm điện ảnh luôn ở khía cạnh nội dung, câu chuyện. Nhưng đó đâu phải là điện ảnh.

Câu chuyện hay nội dung cũng có trong văn học đấy. Đâu phải chỉ riêng điện ảnh mới có câu chuyện, nội dung đâu.

- Nhắc đến những nhà phê bình phim, anh có vẻ hơi gay gắt. Vì sao vậy?

- Tất nhiên, những nhà phê bình có quyền làm mọi thứ. Nhưng họ đừng nhầm lẫn vai trò. Đạo diễn làm điện ảnh, nghệ thuật. Còn nhà phê bình là làm văn hóa. Hai công việc khác nhau.

Một đạo diễn khi bắt đầu làm việc, họ chẳng có gì cả.

Một nhà phê bình, khi bắt đầu, họ đã có tất cả.

Nếu đạo diễn không làm ra phim, nhà phê bình lấy gì để bình luận.

Mỗi người phải hiểu rõ và đặt bản thân ở tầng bậc khác nhau. Những người chê phim tôi thế nào, tôi vẫn vui cười. Nhưng tôi biết họ là ai, đang ở đâu. Quan trọng hơn, họ có thực sự biết mình là ai. Hay vẫn nghĩ là mình cao hơn tất cả.

Vai trò của người nghệ sĩ là tạo ra tác phẩm. Tôi không để mình bị ô nhiễm bởi tiếng nói xung quanh.
 

"Nếu phê bình đúng, tôi mới trao đổi lại"

 

- Tại sao có hiện tượng khi được khen thì đạo diễn vui, bị chê thì lại xù lông nhím. Người ta bảo "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại"?

- Mình bỏ ra 4-5 năm để làm một bộ phim. Anh coi hai tiếng xong lên chê một vài dòng trên mạng xã hội. Điều đó đâu có được. Nếu những lời phê bình cứng cáp, tôi mới trao đổi lại với họ.

- Nghĩa là nếu những phê bình chính xác, anh sẽ tôn trọng?

- Tất nhiên. Tôi kể câu chuyện thế này. Khi Đức Phật đang ngồi thuyết pháp, bỗng có một người đến chửi suốt cả tiếng đồng hồ. Nhưng Đức Phật không phản ứng gì. Lúc sau, người đàn ông đó mới thắc mắc. Đức Phật đáp: ‘Nếu bạn đưa cho ai đó món quà mà người đó không nhận, món quà ấy lại trở về với bạn”. Đơn giản thế thôi.

- Nhưng Đức Phật là đấng Giác ngộ, Chánh đẳng, Chánh giác, chẳng còn vướng bận với cảm xúc vui buồn. Trạng thái đó không thể đạt được dễ dàng. Trong điện ảnh, anh nghĩ mình đã đạt đến trạng thái đó?

- Không, tôi chưa.

- Anh thường đo lường mức độ thành công trong mỗi tác phẩm điện ảnh bằng chỉ số gì?

- Chất điện ảnh. Có những phim tôi xem, thấy số 0 về chất điện ảnh. Nó chỉ như một tác phẩm minh họa lại câu chuyện, chủ đề.

- Bằng thước đo trên, anh đánh giá thế nào về điện ảnh Việt?

- Tôi không thể nói được, vì phải xem từng phim một của từng đạo diễn. Không thể nhận xét cả nền điện ảnh. Giờ bảo tôi nhận xét nền điện ảnh Mỹ, tôi biết nói thế nào. Mình chỉ có thể đánh giá đạo diễn nào hay, đạo diễn nào có tiềm năng.

Theo quan sát của tôi, điện ảnh Việt hiện tại đang xuất hiện một loạt đạo diễn trẻ rất xuất sắc ở dòng phim nghệ thuật. Những năm qua, dòng phim thương mại cũng ăn khách, doanh thu cao. Điều này cần thiết. Vì những phim như vậy mới nuôi sống thị trường phim. Phim làm ra mà không thu được tiền là chết luôn.

Trên thế giới, các đạo diễn, nhà sản xuất thường cố gắng cân đối giữa dòng phim thương mại và nghệ thuật. Ví dụ, họ làm 10 phim thương mại ăn khách và 2 phim nghệ thuật. Các đạo diễn ở Việt Nam cũng có thể cân nhắc, suy nghĩ xem.

- Lần gần nhất anh xem một bộ phim Việt?

- Bên trong vỏ kén vàng của Phạm Thiên Ân. Tuyệt tác đấy.

- Nhìn lại hành trình 3 thập kỷ với điện ảnh, có đỉnh cao và cả những thất bại. Điều gì được rút ra?

- Trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn nói điều này. Vào thế kỷ 19, có những danh họa, trường phái mới xuất hiện và bị phản ứng dữ dội. Tất cả viện bảo tàng đẩy các họa sĩ mới ra ngoài, vứt tranh họ vào sọt rác. Sau đó, những người này mới mở một phòng tranh và treo các bức tranh bị vứt vào sọt rác trước đó lên. Bây giờ, chính những bức tranh bị loại đó lại là kiệt tác.

Không ít bức tranh được tôn vinh trước kia, bây giờ không ai muốn xem lại. Điều rút ra từ câu chuyện này là gì. Điều quan trọng của đạo diễn là phải biết tính chuyên biệt của điện ảnh và theo đuổi cái tôi nghệ thuật của bản thân.

- Điều gì sẽ giúp điện ảnh Việt tiến xa hơn?

- Việt Nam cần chính sách để phát triển điện ảnh.

Nguồn: Quang Đức, Tâm Anh (https://znews.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm
Chính Hữu – Nhà thơ của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Với bài thơ Đồng chí (1948), nhà thơ Chính Hữu đã tạo một dấu ấn sâu sắc về vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem thêm