TIN TỨC

Anh Đức, cuộc sống và quan niệm sáng tác

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-12-18 17:34:02
mail facebook google pos stwis
348 lượt xem

BÙI CÔNG THUẤN

Anh Đức là nhà văn lớn của Văn học Các mạng Miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Văn Anh Đức bao quát được những vấn đề lớn của Cách mạng và kháng chiến, khẳng định những quy luật sáng tạo, và đặc biệt kế thừa và làm mới tinh khôi những phẩm chất Nam bộ trong văn học được khơi nguồn từ Nguyễn Đình Chiểu đến Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam Bình Nguyên Lộc và nhiều nhà văn Nam bộ khác.

Ngày nay, đọc Anh Dức, bạn đọc có thể hiểu được vì sao cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền nam thắng lợi, hiểu được sức mạnh nào giúp các nhà văn vừa cầm súng vừa cầm viết viết đưdệt nên những trang văn quý giá, và hiểu được văn chương góp phần vào sự nghiệp Cách mạng như thế nào.


Nhà văn Anh Đức bên cạnh nhà thơ Tố Hữu (1996)

1. Nhà văn Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái, sinh năm 1935 tại An Giang. Anh Đức kể: “Hồi nhỏ…học ở trường làng gần thị xã Long xuyên…, sau lên học ở Cần Thơ… suốt thời gian tuổi nhỏ, hầu như lúc nào cũng ở giưã thiên nhiên rất đỗi hài hoà. Cái làng chôn rau cắt rốn cuả tôi đó nằm kề bên sông Cửu Long. Phù sa màu mỡ cuả dòng sông không ngừng bồi bổ ruộng vườn. Cá tôm dưới sông thật nhiều, tới muà cá dại, mọi người xách rổ lội xuống xúc cá, lớp về ăn lớp làm mắm. Tuổi thơ tôi hầu như đêm ngày được ru trong tiếng gió và sóng Cửu Long Giang, trong tiếng chim kêu hót từ các khu vườn, trong tiếng xào xạc cuả ruộng luá. Tuổi thơ tôi nghe văng vẳng tiếng hát ru, tiếng võng đưa kẽo kẹt, giưã trưa yên tĩnh, và trong mỗi buổi chiều tà in hình từng đàn cò trắng lả cánh bay về. Tôi còn nhìn thấy những cảnh đời người khác biệt nhau, có kẻ quá no đủ phủ phê trong những ngôi nhà nền đúc phòng tô, có người quá khổ cực sống trong chòi lá xác xơ. Có những đứa theo Tây nổi mỏ truy lùng cộng sản, và những người cộng sản bị bắt giải đi. Có lẽ nhờ tất cả những thứ đó, nên tiềm thức khiếu năng cuả tôi được khơi động”[1]

Có thể nói tình yêu quê hương là một trong những tình cảm mạnh mẽ, một động lực sáng tác cuả Anh Đức. Đàng sau tác phẩm cuả Anh Đức, người đọc có thể nhận thấy hình ảnh quê hương đậm nét và lòng yêu quê hương chưá chan của tác giả. Chính Anh Đức thổ lộ điều này: “Tôi là đưá con cuả đất An Giang. Cách thị xã này chừng 10 cây số , tôi đã sinh ra và lớn lên. Giưã hồn tôi và trên trang giấy khi mà tôi biết bắt đầu phô diễn, trình bày và phản ánh đời sống, tôi đã chắt chiu đưa vào đó biết bao tình yêu từ mảnh đất sinh ra tôi, là sưã cuả mẹ, màu xanh cuả lá, là mùi khói đốt đồng trên những cánh đồng chiều, và cho đến hôm nay, cũng như mãi mãi, nhịp sóng sông Cửu Long vẫn cứ vỗ về hồn tôi như một khúc hát ru”[2].

Từ tình yêu quê hương, từ sự chiêm nghiệm cuả bản thân trong môi trường thiên nhiên cuả quê hương, Anh Đức đã nhận thấy sức mạnh rất đáng kể cuả việc miêu tả thiên nhiên làm bối cảnh thể hiện tâm trạng nhân vật. Anh Đức coi việc miêu tả thiên nhiên là một nguyên tắc sáng tạo quan trọng: “Miêu tả bối cảnh, miêu tả thiên nhiên cũng là vì con người, ngoài sự kết hợp thể hiện tâm trạng con người ta còn có cơ hội đem đến cho người đọc sự hưởng thụ mỹ cảm dạt dào cuả mặt đất và bầu trời, nơi chốn nhân vật suy nghĩ, đi lại, hoạt động. Sức mạnh cuả mũi miêu tả này thật đáng kể, nếu người viết biết kết hợp triển khai đúng mức có thể gây nên những ấn tượng kỳ diệu khó quên”…”vì vậy trong sáng tác mà không vận dụng hoặc bỏ qua mũi miêu tả này thì uổng quá” [3]. Một trong những yếu tố đặc sắc tạo nên những thành công cuả Anh Đức là những trang miêu tả thiên nhiên Nam Bộ trong trẻo, đầy màu sắc, thú vị. Diệp Minh Tuyền đã nhận định: “Văn tả cảnh cuả Anh Đức rất giàu chất họa, chất nhạc và chất thơ. Do đó phong cảnh đất trời phương Nam hiện ra dưới ngòi bút cuả Anh Đức với tất cả màu sắc thi vị, trữ tình “ [4].

Thực ra việc miêu tả thiên nhiên như một nguyên tắc sáng tạo cuả Anh Đức còn ẩn dấu một chiều sâu ý thức nghệ thuật khác là tạo nên ý thức dân tộc và tình yêu quê hương trong lòng người đọc, đồng thời cũng bộc lộ cái nhìn nhân ái cuả Anh Đức nữa. Nguyễn Văn Bổng cũng có cùng một ý thức như vậy : “…Hãy tả đất nước chúng ta… hãy làm cho mọi người thêm yêu đồng bào và đất nước chúng ta. Đó là nhiệm vụ cuả nhà văn chúng ta.”[5]

2.Năm 1948, Anh Đức tham gia kháng chiến, công tác ở Ty Thông Tin Rạch Giá. Năm 1950 công tác văn nghệ ở Nam Bộ. Năm 1954 tập kết ra Bắc công tác tại Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam. Năm 1957 ông về công tác tại Hội Nhà Văn. Cuối năm 1962 ông về Nam hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, rồi xuống Cà Mau. Suốt những năm tháng dài sống, chiến đấu và viết ấy, thì chặng đường vượt Trường Sơn vào Nam, và những năm tháng cùng đồng bào Nam Bộ chiến đấu là chặng đường có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với đời văn cuả Anh Đức.

Anh Đức đã kiểm nghiệm điều này: “… suốt 12 năm ròng tôi bước vào một chặng đường đi và viết đầy gian khổ ác liệt, nhưng là chặng đường quan trọng nhất đời tôi” [6]. Anh Đức gọi đó là “cái trường học đầy thử thách”. Đây là chặng vượt Trường sơn: “:…Tôi bắt đầu được nếm mùi vị cuả đọt bứa rừng nấu với thịt lương khô, tạo nên một thứ canh chua lạ nhầt trên đời. Tôi đã biết một thứ thức ăn khi mới ăn vào đắng không thể tả, nhưng sau đó thấy ngọt ngọt, bùi bùi,  đó lá ngó mây nấu mà các cụ già người Thượng đã mời chúng tôi nếm thử…Cái trường học đầy thử thách này ngày nào đêm nào cũng phải vật lộn với từng chặng đường dốc đá cheo leo, với suối lũ, với đói khát với những cơn mưa rừng tầm tã đổ xuống!”, “Trên đường Trường Sơn , chúng tôi đã đói, đã khát, bị mất nhiều máu vì những ngày đường đầy vắt, và hầu như ít có ai tránh khỏi sốt rét…Chân lý tưởng chừng đã cũ, nhưng vẫn luôn mới. Tác phẩm bao giờ cũng có trả giá. Trả giá ít thì trang giấy lơ láo. Trả giá xứng đáng thì trang giấy động đậy, sôi lên. Điều này Đảng đã nói “[7].

Ở chiến trường Nam Bộ, cuộc chiến đấu mà Anh Đức trải qua còn gian khổ hơn nhiều. Anh Đức kể: “Tôi đã từng ở trong những hồi khốc liệt, giưã những trận bom B52 rung chuyển, giưã lòng đất hẹp cuả một cái hầm bí mật, ngột ngạt đến mức cứ phải liên tiếp đốt nến tạo nên sự lưu chuyển Oxy để mà thở. Tôi đã chứng kiến nhiều trận đánh giưã bộ đội ta và quân thiện chiến Mỹ mà sau đó đất  chiến trường ngập nguạ máu, có chỗ đến mắt cá chân”[8].

Trong hoàn cảnh ấy Anh Đức biết rõ một điều là “bất cứ lúc nào mình cũng có thể ngã xuống”, thế nên tranh thủ mà viết. Viết ngay trên rừng miền Đông, viết ở Đổng Tháp, ở bên bờ sông Hậu, viết trong mọi hoàn cảnh. Từ trong chiến đấu, Anh Đức nhận ra giá trị này: “Dòng viết giá trị nhất phải chảy ra từ mồ hôi, máu và nước mắt cuả quảng đại quần chúng hy sinh gian khổ làm nên thắng lợi, làm nên đời sống”[9]. Kiểm nghiệm thực tiễn sáng tác, Anh Đức khắng định “hiệu quả cuả chân lý sáng tạo một lần nưã cho biết đáp số: hầu như tất cả các trang viết cuả tất cả anh chị em đều sôi động. Không có một trang nào bời rời, lơ láo”[10]. Để đến được những tác phẩm giá trị, đáp ứng được yêu cầu cuả nhân dân và Cách mạng, Anh Đức đã khẳng định một mô hình: Mộ hình kiểu Trường Sơn: “nhất thiết phải đi qua mô hình kiểu Trường Sơn, con đường đỏ như là máu, mới có thể tới được ngàn lá xanh tươi cuả đời sống thực tại”[11]. Nhìn lại thành tựu văn học cuả chúng ta mấy chục năm qua Anh Đức cũng nhận thấy sấu sắc điều ấy: “Nhiều khi ngẫm nghĩ, tôi thấy nền văn học mới này được làm ra bằng những tác phẩm hầu như rất ít hao tốn tiền bạc, trừ mồ hôi máu xương và tim óc”[12].

Điều Anh Đức nhận thức được không có gì là mới mẻ, chính Anh Đức nói Đảng đã chỉ ra điều ấy. Điều quan trọng là Anh Đức đã thể nghiệm sâu sắc những nhận thức ấy: “viết giá trị nhất phải chảy ra từ mồ hôi, máu và nước mắt cuả quảng đại quần chúng hy sinh gian khổ làm nên thắng lời, làm nên đời sống”. Đó cũng là thực tiễn sáng tác cuả Anh Đức Đối tượng phản ánh và thẩm mỹ cuả Anh Đức là đời sống hy sinh gian khổ cuả nhân dân trong cuộc đấu tranh cách mạng. Nhân vật trung tâm là quần chúng Cách mạng, sống ân nghiã, chiến đấu và hy sinh. Anh Đức đã cùng sống, chiến đấu với nhân dân, vì thế những trang văn Anh Đức cũng là những trang tích tụ mồ hôi xương máu cuả nhân dân, điều này làm nên “tính chân thực” cuả ngòi bút Anh Đức như các nhà phê bình đánh giá.

Quả vậy, đọc Anh Đức ta không nghĩ đó là truyện, không thấy bóng dáng cuả hư cấu, mà ta đối diện với cuộc sống, đời sống chân thực như đang tồn tại, khiến cho ta xúc động và bị cảm hoá. Thiếu Mai viết: “…cảm tưởng cuả người đọc sau khi nghe truyện chị Tư Hậu là mối thông cảm kính phục sâu xa, không phải với một nhân vật tiểu thuyết mà như với một người thân yêu có thực trong đời sống”[13].

Ý thức văn chương là máu xương, mồ hôi nước mắt cuả quần chúng Cách mạng, Anh Đức chỉ viết về đề tài Cách mạng, về quần chúng Cách mạng về ân nghiã ân tình Cách mạng, qua đó gửi gắm những thông điệp cho mai sau. Anh Đức trở thành nhà văn của quần chúng Cách mạng, ông chủ trương viết sao cho “cô bác đọc cho là được”[14], và vì thế ông được quần chúng yêu mến.

3.Quê hương, vốn sống là hai yếu tố quan trọng làm nên  tài năng Anh Đức, tuy nhiên ánh sáng niềm tin cuả Anh Đức vào Đảng mới là yếu tố quyết định làm nên những giá trị trang viết cuả ông.Điều này nhà văn CM nào mà không có, nhưng ánh sáng và niềm tin cuả Đảng đã soi dẫn Anh Đức thế nào ?

Nhớ lại lúc lên đường vào Nam 1962, Anh Đức ý thức sâu sắc niềm tin cuả mình vào Đảng: “yêu cầu cuả Đảng lúc bấy giờ đối với chúng tôi thật hết sức cụ thể, thật hết sức bức xúc. Các đồng chí hãy trở lại vùng đất quê mình, cùng tham gia chiến đấu, để phản ánh một cách sinh động cuộc chiến đâu vô cùng anh dũng đang diễn ra đó.” Lúc ấy đồng chí Lê Đức Thọ căn dặn: “cố gắng làm thế nào truớc hết có được một bút ký, truyện ngắn, rồi sau đó có được truyện dài. Cần nhất là cho chân thực và sinh động”. Anh Đức đã suy nghĩ: “Điều tôi nghĩ nhiều nhất, ý thức được một cách sâu sắc nhất, vẫn là xoay quanh sự chỉ đường cuả các anh (chỉ Đ/c lê Đức Thọ-BCT) chỉ cho chúng tôi thời điểm và con đường đi. Con đường ấy cam go nhất, nhưng tốt nhất để đi đến tác phẩm “[15].

Dọc đường Trường Sơn, anh Đức lại phát hiện ra sức mạnh cuả Đảng làm hừng hực trái tim nhà văn: “Trước khi có tác phẩm chúng ta được Đảng đưa cho một cái gì quá lớn, quá sâu nặng, cái gì đó có sức làm bật dậy, làm hừng hực trái tim”[16]. Sức mạnh làm hừng hực trái tim đó chính là niềm tin mạnh mẽ vào thắng lợi cuả cuộc kháng chiến, cuả con đường Cách mạng mà Đảng đã vạch ra. Niềm tin này trở thành sức sống.

Anh Đức cho rằng “đáng sợ nhất là ‘mất niền tin’ đối với đời sống, mất niềm tin ở nơi mình kể như là chấm dứt”. Có niềm tin ấy, Anh Đức vượt qua được khó khăn cuả con đường tư tưởng. Có vướng mắc hay chăng là ở mặt kỹ thuật: “có thể rất nhiều lúc tôi đã gặp những khó khăn, những vướng mắc- nhưng đều nằm trong các vấn đề phương pháp thể hiện, vấn đề vốn sống ở tôi, vấn đề tôi chưa thật sự chín mùi nhân vật ở giưã lòng mình”[17]. Anh Đức khẳng định: “Con đường cuả Đảng vạch ra cho tất cả những người sáng tác, trong cũng như ngoài Đảng hết sức đúng”…” Chúng ta đã từng trải qua những ngày vô cùng gian khổ ác liệt và đầy thử thách, nhưng chưa bao giờ chúng ta thất vọng. Bao giờ chúng ta cũng thấy ánh sáng cho dù khi đó chúng ta ở dưới địa đạo, ở dưới hầm bí mật,  ở dưới những trận mưa bom…là vì chúng ta có Đảng lớn mạnh “[18].

Anh Đức luôn bày tỏ niềm sung sướng tự hào được đứng trong đội ngũ nhà văn cộng sản, góp sức cùng Đảng tiến tới lý tưởng cao cả vì tổ quốc và chủ nghiã xã hội.

Vai trò cuả Đảng ảnh hưởng đối với các sáng tác cuả Anh Đức thế nào? điều này dễ nhận thấy. Anh Đức sáng tác bằng thế giới quan, nhân sinh quan Cộng sản Chủ Nghiã, dưới ánh sáng đường lối văn nghệ cuả Đảng, để thực hiện những nhiệm vụ chính trị cuả Đảng trên mặt trận văn nghệ. Điều đặc biệt ở đây là tính Đảng, tính lý tưởng, và chủ nghiã Nhân Đạo Cộng Sản thấm sâu trên mỗi trang văn Anh Đức.

Ông Hoài Thanh khi nhân xét Hòn Đất có phát hiện này: “Ở đây tư tưởng cuả Đảng, đường lối cuả Đảng đã thấm rất sâu. Chính do đó mà tập thể này tuy nhỏ thôi vẫn cứ là vô địch”. Ở một đoạn khác Hoài Thanh viết: “Ở đây tư tưởng cuả Đảng cũng rất cao mà không biết từ bao giờ đã biến thành tư tưởng cuả mọi người hoà vào cá tính cuả từng người cả trong Đảng và ngoài Đảng “[19].

Vai trò cuả Đảng đối với sáng tác cuả anh Đức thể hiện ở chỗ những vấn đề Anh Đức đặt ra trong tác phẩm là những vấn đề cuả Cách mạng. Những tính cách nhân vật, những mối quan hệ xã hội, những tình cảm người với người đều được xây dựng với phẩm chất mới đó là nghiã tình Cách mạng, đạo đức Cách mạng, nghiã khí Cách mạng, lẽ sống Cách mạng. Chắc chắn rằng Anh Đức là nhà văn thể hiện sâu sắc, đẹp đẽ và đầy thuyết phục những chân lý Cách mạng, toả sáng chất lý tưởng và ân tình ân nghiã Cách mạng.

Anh Đức cũng là nhà văn bền bỉ theo hướng sáng tác đã vạch ra trong suốt mấy chục năm qua. Ông nói những điều tâm huyết này: “Chỗ này đã thấm quá nhiều máu cuả đồng bào đồng chí, những đồng bào đồng chí ngã xuống vì niềm hy vọng và ước mơ lớn là chúng ta và các thế hệ mai sau được no ấm hạnh phúc. Những đồng bào đồng chí không tiếc thân mình cho lý tưởng đó, vậy thì chúng ta không tiếc sức mình, không thể đưa ra bất cứ lý do gì để không làm được điều đó”[20].

Từ góc độ ảnh hưởng cuả Đảng đối với Anh Đức, ta hiểu được tính lý tưởng trong trẻo trong sáng tác cuả anh Đức, hiểu được chất đôn hậu mà Anh Đức tự nhủ là “mình sẽ viết bằng nỗi thương yêu”[21], như một đặc điểm nồng cốt cuả phong cách Anh Đức. Anh Đức là một nhà văn cộng sản, một nhà văn chân thật, đôn hậu, trong trẻo và lý tưởng.

4.Ngoài 3 yếu tố quan trọng chi phối sáng tác cuả Anh Đức đã nêu ở trên, ý thức sáng tạo của Anh Đức còn có những yếu tố khác, những ý thức này cũng trực tiếp chi phối quá trình sáng tạo cuả nhà văn.

Trước hết Anh Đức thổ lộ: “Tôi hiểu thấu rằng, công việc của người viết ngoài sự sáng suốt tự biết mình có gì, có tới đâu, ngoài tư tưởng Đảng cho và cuộc sống nhân dân trao tay, mọi hỗ trợ khác kể như là phụ trợ. Trận chiến trên trang giấy là trận chiến chỉ có một mình ta. Đấy là cuộc độc chiến”[22]. Nhà văn phải chịu trách nhiệm về trang viết cuả mình. “Tinh thần trách nhiệm cuả nhà văn là một thứ tinh thần trách nhiệm cao, vì phạm vi chịu trách nhiệm ấy là xã hội, là con người “[23]. Viết là lăn lộn vượt qua cả một hoang mạc, nhưng viết cũng là hạnh phúc.”Bây giờ cũng như bao giờ mỗi lần bắt tay vào viết một truyện mới tôi đều có cảm giác sung sướng, hồi hộp y như khi tôi viết cái truyện đầu tay, bởi vì càng ngày tôi càng ý thức rõ rệt rằng tôi đang làm điều hệ trọng và nếu tôi làm tốt cái nghệ thuật ngôn từ này thì sẽ làm nên được nhiều điều quý giá”[24].

Điều hệ trọng” cuả người làm nghề viết văn theo Anh Đức “là người dẫn dắt, người chỉ đạo, người hỗ trợ và yểm trợ đắc lực cho mọi người”…” Sáng tác văn học là làm cái công việc  khêu gợi, vỗ về, gạn lọc, đem nguồn sáng, nguồn tươi mát để gội nhuần để trẻ hoá tâm hồn và tư tưởng con người chớ không uốn cong bẻ quặp”(25)..”Sứ mạng cuả nhà văn bao giờ cũng phải gây mầm, gây niềm tin tưởng lạc quan vào chiến thắng nhất quyết phải giành được cuả dân tộc “(26)

Để thực hiện được mục đích “đem nguồn sáng” cho cuộc sống, Anh Đức chủ trương rằng “cần có ý thức tạo dựng những điển hình mới mẻ, từ những con người lao động bình thường nhưng có cống hiến thực sự cho xã hội. Cần cố gắng sao để văn xuôi hình thành được nhiều nhân cách tốt, bởi vì trong bất cứ cuộc chiến đấu nào văn học Cách mạng cũng phải có thiên hướng bênh vực. Và thiên hướng cuả những người cầm bút chúng ta phải mang tính lý tưởng rõ rệt., là gây nên giưã lòng bạn đọc sự yêu mến ngưỗng mộ những con người mới làm lụng cho sự nghiệp chung, sống và ăn ở có tình nghiã, có đạo lý, quan tâm đến cảnh ngộ người khác”[27].

Những ý kiến nêu trên cuả Anh Đức đã định hướng rõ rệt con đường sáng tạo cuả ông. Đó cũng là sự lưạ chọn riêng cuả Anh Đức. Anh Đức không viết để trực tiếp phê phán cái xấu, mà viết “bằng nỗi yêu thương”, bằng thiên hướng “mang tính lý tưởng rõ rệt”. Anh Đức chọn lưạ sứ mạng đem lại niềm tin yêu cho con người [28].

Điều này người đọc tin là Anh Đức đạt được. Huỳnh Như Phương khẳng định điều ấy khi đọc Miền Sóng Vỗ: “Đọc anh, thấy tâm hồn yên tĩnh như cũng được truyền cho một niềm tin chắc chắn, rất khoẻ mà không có vẻ gì lên gân”[29]. Hoài Thanh cũng tìm thấy niềm tin yêu ấy khi đọc Hòn Đất: “Một quyển sách nói lên chân lý lớn nhất đáng phấn khởi nhất cuả thời đại và nói lên bằng một câu chuyện hấp dẫn, bằng những hình ảnh tuyệt đẹp khó quên, khiến hàng chục vạn người đang quần nhau với giặc mà vẫn đọc say sưa, nhiều chỗ cảm động đến rơi nước mắt, và đọc xong thấy thêm lòng tin, thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù”[30].

5. Về mặt nghệ thuật, Anh Đức chú trọng đến sự chân thực hồn nhiên.Truyện viết ra phải như thường, hồn nhiên chân chất như đời sống và đó là thứ kỹ thuật tôi cố ra sức vươn tới”[31]. Anh Đức nhấn mạnh: “Thể hiện được vẻ đẹp chân chất cuả cuộc sống, đó là mỹ học thứ thiệt”[32]. Anh Đức giải thích nghệ thuật cuả mình như sau: “Tôi nghĩ rằng ta phải cố sao để trang viết được tự nhiên, được hồn nhiên, sao cho vô tư, chân thật,dù có vương chút vụng về. Mình mà viết được tự nhiên, hồn nhiên, chân thật thì người đọc mới tin, mới cảm, mới dễ chịu khi đọc mình”[33].

Nói Anh Đức chú trọng đến sự chân thật hồn nhiên như vẻ đẹp cuả đời sống không có nghiã là
Anh Đức đem nguyên si đời sống vào trang viết, theo kiểu có sao nói vậy. Trong lời tưạ lần tái bản Hòn Đất năm 1983, Anh Đức kể lại quá trình viết Hòn Đất từ một câu chuyện có thật xảy ra tại Hòn Đất năm 1962, và lưu ý người đọc điều này: “Tôi gắng làm nên điều tiêu biểu chứ không làm nên những điều y như thật”.

Tuy nhà văn không làm những điều “y như thật”, nhưng đọc Anh Đức ta không hề nghi ngờ gì về tính chân thực cuả hiện thực được tái hiện, hơn thế còn nhận ra cái đẹp cuả cuộc sống vốn bình dị trong đời thường lao động và chiến đấu. Nhiều truyện cuả Anh Đức, người đọc tưởng như sự thật ngoài đời là vậy. Anh Đức chủ trương: “Thể hiện được vẻ đẹp chân chất cuả cuộc sống, đó là mỹ học thứ thiệt”, vì thế Anh Đức luôn tìm kiếm và thể hiện cái đẹp chân thực cuả đời sống: cảnh đẹp, tính cách đẹp, tâm hồn đẹp, cách sống đẹp, tình cảm đẹp tất cả toả sáng những phẩm chất Cách mạng, ngay cả khi phải chọn lưạ những nhân vật “kẻ địch” như người lính Sài gòn, thì Anh Đức cũng cố gắng thể hiện những mặt “không xấu” còn sót lại trong họ ( truyện  Cuộc Trở Về Cuả Một Con Người).

Quan điểm nghệ thuật này phù hợp với mục đích và lý tưởng viết văn cuả Anh đức. Nó cũng phù hợp với tính cách riêng cuả nhà văn là sự đôn hậu, lòng tin yêu vào con người, dù trong những hoàn cảnh bất hạnh nhất.

6.Tất nhiên Anh Đức cũng ý thức sâu sắc điều này là Văn học có những quy luật khách quan và khắc nghiệt trong việc đánh giá và sàng lọc. “Văn học có một ban giám khảo công minh, ấy là quần chúng, ấy là thời gian. Luật chơi trong văn học không tính trong phút chốc mà xét trong lâu bền”[34].

Dấn thân vào văn chương là dấn thân vào “một cuộc hành trình qua biển lớn, mênh mông, không bờ bến mà cánh buồm sáng tạo phiêu du hoài mà vẫn chưa tới khắp cõi “[35]. Một nhà văn không phải là tất cả, sáng tác cuả một nhà văn dù có phong phú, đồ sộ đến đâu cũng không thể phản ánh được đầy đủ cuộc sống, không thể đặt ra và giải quyết được mọi vấn đề cuả hiện thực, càng không thể là đại diện đầy đủ cho bộ mặt và tiếng nói thời đại. Một đời văn có thể có nhiều tác phẩm, nhưng khi kiểm điểm lại Anh Đức tự đánh giá rằng: “sáng tác ra hồn” cuả mình để lại chẳng được bao nhiêu, và hình tượng con người gọi là khắc chạm được giưã tâm tưởng người đọc, giỏi lắm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

_______________

(1).Hồi Nhỏ Các Nhà Văn Học Văn.Sở GD Nghiã Bình xuất bản 1986.tr.7

(2).Văn Nghệ Tp HCM số 138 năm 1980. Tr.14. Xem thêm VN TPHCM số 116 (14.01.1980)

(3).Công Việc Viết Văn. Trường Nguyễn Du xuất bản 1985.tr.134

(4).Tạp chí Văn Học số 7 năm 1966. Tr.80

(5).Chiến Trường Sống và Viết. tr.19

(6).Văn Nghệ TPHCM số 506, ngày 13/11/1987.tr10

(7).Thế Hệ Chúng Tôi Đi Qua Trường Sơn. VNTPHCM . số ngày 3.3.1980. Tr.9

(8).Miền Sóng Vỗ.Nxb văn Nghệ TPHCM.1983,tr.1

(9).Công Việc Viết Văn. Sđd.tr.139

(10).Thế Hệ Chúng Tôi Đi Qua Trường Sơn. VNTPHCM . số312/ 1980

(11) nt

(12).Văn Nghệ số 19 năm 1987.

(13).Tạp chí Văn Học số 12 năm 1962.tr.14

(14).Văn Nghệ TPHCM số 506. Năm 1987

(15).Văn Nghệ TPHCM số ngày 3/2/1980-tr.8

(16).Văn Nghệ TPHCM số 418, ngày 21/2/1986

(17).Văn Nghệ số 5, năm 1980

(18) nt

(19).Hoài Thanh, Hòn Đất, Hòn Ngọc, TCVH số 1 năm 1968.tr7-tr.9

20).Văn Nghệ TPHCM số 171 ngày 1/5/1983. Tr.3

(21).Văn Nghệ số 18, năm 1983.tr.2

(22).Văn Nghệ TPHCM số 506, ngày 13/11/1987

(23).Công Việc Viết Văn , sđd, tr.125

(24).Văn Nghệ số 40, năm 1983

(25).Công Việc Viết Văm, sđd, tr.124

(26).Anh Đức trả lời bạn đọc trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 28, năm 1986

(27).Văn Nghệ TPHCM số 506.sđd

(28).Văn Nghệ TPHCM số 418, ngày 21/2/1986.tr.3

(29).Những Trang Viết Những Nhịp Cầu, Nxb Mũi Cà Mau,1986

(30).Tap chí Văn Học số 1 năm 1968. Sđd. tr.22

(31).Văn Nghệ số 1 năm 1984

(32).Văn Nghệ TPHCM số 418, sđd

(33).Công Việc Viết Văn, sđd, tr127

(34).Văn Nghệ TPHCM số 506, sđd. Xem thêm Anh Đức trả lời bạn đọc.TTCN 17/8/1986

(35).Công Việc Viết Văn, sđd. tr.141

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền - nhìn trời thấy hiện dòng sông
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 157, ngày 2/1/2025
Xem thêm
Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng
Bài viết của Khuất Bình Nguyên về thơ Mai Quỳnh Nam đăng trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
‘Mùa xuân’ trong thơ Trần Ngọc Phượng
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
“Hoa cho tình yêu” kết quả “ngọt lành”
Về tiểu thuyết “Hoa cho tình yêu” của Nhà văn Hoàng Phương Nhâm, tác phẩm được trao giải thưởng của TPHCM...
Xem thêm
Những ngón tay mải miết lần tìm mạch sống
Cảm tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên” của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Tôn thờ mảnh hồn quê thô mộc mà thiêng liêng trong Vẽ nhớ”
Thanh thoát, nhẹ nhàng, trầm tư, ưu nhã nhưng nhiều nỗi bồn chồn: Nỗi bồn chồn mang tên Thanh Hoàng. Tâm sự lòng riêng của một hồn thơ chọn vị trí kẻ làm con để tạo tác cái đẹp nén đau
Xem thêm
Anh Đức: Nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu của nền văn nghệ cách mạng miền Nam
Tham luận của PGS-TS Võ Văn Nhơn đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
“Minh Châu tỏa sáng” với nhiều góc nhìn
Bài của nhà văn Lê Thanh Huệ về truyện ngắn “Minh Châu tỏa sáng” của Nguyễn Trường
Xem thêm
Thơ tạo sinh nghĩa của Mai Quỳnh Nam
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
6 gương mặt nữ sĩ trong nền văn học đương đại ở ‘Những người gánh sông trăng’
Nhân đọc tập Thơ – Ký chân dung Những người gánh sông trăng, Nxb Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nhật Quỳnh và những cơn mưa mang mặt người …
Bài viết Nhật Quỳnh và những cơn mưa mang mặt người của nhà thơ Xuân Trường qua giọng đọc của Kim Ngọc.
Xem thêm
Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ
“Chỉ đâu mà buộc ngang trời/ Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ” (Ca dao)
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng tìm chi tiết nhỏ cho cuộc đời lớn
Tham luận viết cho Hội thảo Nguyễn Quang Sáng - cuộc đời và sự nghiệp
Xem thêm