TIN TỨC
  • Truyện
  • Anh Hai Lượng | Triệu Bốn

Anh Hai Lượng | Triệu Bốn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
766 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

TRIỆU BỐN

Trưa nắng nóng tiết trời tháng chạp trước Tết, khoảng 11 giờ, anh Triệu bước vô nhà anh Hai Lượng. Anh Hai đang ngồi trước thềm bưng tô cơm với một khúc cá kho để lên trên, nhìn anh Triệu cười cười. Rồi nói trống không: «Vô đây ngồi chơi đi!». Nói xong, anh Hai múc một muỗng cơm ăn ngon lành. Anh Triệu hỏi anh Hai khỏe không thì anh ngước nhìn chăm chú nói: «Khỏe, hì hì!». Anh Hai dạo này già hơn năm ngoái nhiều, tóc đã thưa lốm đốm sợi bạc, gương mặt hốc hác của người mới vừa nhẹ bệnh.   

Anh Hai Lượng sinh năm 1941, năm nay đã 80 tuổi, là con riêng của má anh Triệu vì khi gặp ba anh Triệu thì má đã có một đời chồng và 2 con trai: anh Hai Lượng và anh Ba Y. Có lẽ cha mẹ muốn con cái sau này giàu sang nên đặt tên như vậy. Anh Ba ở cùng với má và ba sau. Như vậy, anh Triệu và anh Hai là anh em cùng mẹ khác cha. Nghe nói ba anh Hai đi lính bị tử trận nên má phải đi bước nữa.

Ngay từ khi mới lọt lòng, anh Hai mắc chứng động kinh và thiểu năng trí tuệ. Anh Hai Lượng không thể đi học được, nói năng chập chòa chập choạng, không đầu không đuôi, lúc nhớ lúc quên. Hồi đó nhà ông ngoại còn khá giả nên anh Hai Lượng được nuôi nấng tử tế và lớn lên trong vòng tay yêu thương của mọi người. Rồi ông ngoại mất, cậu Ba (em của má) lo ăn chơi, không làm chủ được cơ ngơi để lại. Một thời gian sau, của cải, đất đai đội nón ra đi, cảnh nhà dần sa sút, cậu Ba vướng bệnh lao hiểm nghèo chết sớm. Bà ngoại từ nhỏ không biết làm gì ngoài việc nội trợ nên gia đình lâm vào cảnh bi đát. Má anh Hai lấy chồng sau (tức là ba anh Triệu), đi theo chồng làm ăn chật vật nên chẳng giúp gì cho nhà bà ngoại. Lớn lên một chút, anh Hai bị bắt lính khi vừa 18 tuổi. Nhờ sức vóc vai u thịt bắp, anh Hai được bố trí làm việc nặng nhọc trong gia đình một sĩ quan chế độ cũ.

Sau 3 năm, anh được cho giải ngũ trở về mà không có nghề ngỗng gì. Trong ký ức mơ hồ dội lại vài hình ảnh đậm nét mà anh hay kể là có lần bị tên sĩ quan đánh nhừ tử vì làm bể chậu kiểng quý.

Đói nghèo nên phải bươn chải. Nhà chỉ có 2 người, bà ngoại và anh. Nhờ sức khỏe tốt, anh Hai được người ta mướn làm đủ thứ, từ gánh nước, bửa củi, làm cỏ, cuốc đất, đắp nền, đào giếng... Ai kêu gì làm nấy, đủ tiền mua gạo, mắm muối, đôi khi thêm khúc cá nhám (loại cá mập nhỏ mà dân nghèo miệt Đất Đỏ hay kho ăn vì giá rẻ), sống qua ngày. Anh không nhớ gì cả, chỉ nhận biết sơ sài những cảnh vật, con người xung quanh. Thỉnh thoảng anh lên cơn giựt kinh phong, té lăn ra đất, sùi bọt mép. Bà con đi đường hoặc chủ mướn phải đỡ dậy, cho uống nước chanh, cạo gió, xoa dầu một hồi thì hết như chưa có chuyện gì xảy ra và anh lại đi làm tiếp. Anh làm ở đâu cũng bị người ta ăn hiếp, chửi bới, bắt làm thêm, xén bớt tiền công. Tiền làm mướn không thể tính được phải nhờ bà ngoại đến chỗ chủ lấy dùm để mua đồ ăn, xài lặt vặt trong nhà, quần áo rách nát vá chằng vá đụp, ai cho gì mặc nấy. Cũng may, miếng đất khá rộng, ông ngoại cất nhà ở từ lâu vẫn giữ được đến bây giờ. Trên đó, có mấy gốc me sai trái. Những năm 60, 70 thế kỷ trước, anh Hai trèo hái me chín bán cho người ta làm mứt kiếm được ít tiền hàng năm, có lúc cho mướn nguyên cây để tự người ta hái trái khi tới mùa. Lây lất trong nghèo khổ, vậy mà vẫn tồn tại qua ngày rộng tháng dài. Nhà cũ lâu đời mục nát không có tiền sửa chữa, sập mái hư nền cũng để nguyên vậy mà ở.

Rồi một lần đi làm mướn tại xã kế bên, anh quen chị hay đúng hơn là chị làm quen với anh Hai. Chị, người nhỏ thó, lem luốc, nhà rất nghèo, sắc diện tầm thường nếu không muốn nói là xấu xí, giọng nói đớt không rõ lời cũng không biết chữ. Nhà chị ở cuối đường đất bên rìa ấp, thường đi làm mướn cho hàng xóm khu vực đó. Không hiểu sao, về nhà anh Hai nói với bà ngoại là muốn lấy chị làm vợ.

Rồi cũng nên vợ nên chồng khi chị xách gói về ở với anh Hai sau một bữa cơm đạm bạn ra mắt họ hàng. Chị vẫn tiếp tục đi làm mướn cùng anh, hai vợ chồng sống với bà ngoại ngày càng già trong căn nhà lụp xụp trống huơ trống hoác. Vậy mà mấy năm sau, chị liên tiếp đẻ 3 đứa con gái đặt tên là Hoàng, Bạch, Tuyết. Cuộc sống càng cơ cực khi có thêm con nhỏ, có lúc phải xin gạo, thức ăn từ hàng xóm hoặc bà con gần xa mới đủ sống. Lớn một chút, tụi nó cũng được đi học trường nhà nước kiếm ít chữ nghĩa làm vốn với đời. Lớp 3, lớp 4 thì nghỉ, bắt đầu bươn chải mưu sinh giúp gia đình. Cũng may là chính quyền địa phương và họ đạo (vì gia đình bà ngoại theo đạo Công giáo) thấy hoàn cảnh khó khăn quá nên giúp xây nhà tình thương trên nền nhà cũ đã hư nát. Thời gian trôi vùn vụt, 3 đứa con gái ngày một lớn khôn; bà ngoại tuổi già sức yếu, bệnh tật chỉ húp cháo cầm hơi và ra đi về nước Chúa vào một ngày hè nóng nực.

Các con lớn lên như ngọn rau dại mọc cạnh hàng rào, cọng cỏ vươn mình ngoài bãi đất, nắng gió thênh thang. Tụi nhỏ không giống ba má nó, sinh ra bình thường và ngoan ngoãn trong cảnh nhà cơ cực. Rồi cũng có được chồng con tạm ổn tuy chưa đứa nào khá giả nên đâu có phụ gì thêm cho cha mẹ nó. Thương nhất là con Hoàng - chị Hai (con cả), lấy chồng ở miệt Long Tân. Nhà nghèo, hai vợ chồng làm mướn tất bật không đủ nuôi con. Đến một ngày, chồng chở vợ trên chiếc xe máy cũ bị tai nạn thảm khốc, và Hoàng ra đi mãi mãi, chồng nó bị thương nặng nhưng còn sống trở thành «gà trống nuôi con» thấp thỏm với cuộc đời. Vậy mà trời vẫn chưa tha, cách đây 3 năm, vợ anh Hai mất vì bạo bệnh. Hôm về tiễn đưa chị Hai, ngồi ngoài chái hiên nhà, đối diện với quan tài, anh Triệu nhìn anh hai Lượng cười cười với khách viếng đám tang nói: Bữa nay sao đông người vui quá! Anh Triệu bần thần không thể thốt nên lời...

Anh Triệu may mắn được học hành đến nới đến chốn, sau làm nhà nước rồi rước má lên ở chung tại Sài Gòn. Ngày má mất, con anh Hai đưa lên chịu tang má, ảnh vào nhà nằm hoài rồi con đưa về, chắc cũng không biết mẹ mình đã mất.          

Cuối cùng, chỉ có Tuyết - con gái út, không theo chồng đi chỗ khác vì muốn chăm sóc cho cha. Giờ đây anh hai Lượng ở với con gái út và cháu ngoại - thằng Trung con của Tuyết, trong căn nhà nhỏ tường gạch, mái tôn không có đồ đạc gì đắt tiền nhưng khá ấm cúng. Tuyết làm công nhân cho một công ty gần chợ Đất Đỏ với đồng lương ít ỏi, thằng Trung gần đây đã đi làm phụ mẹ, chi tiêu tằn tiện mới nuôi anh Hai và hai mẹ con qua ngày đoạn tháng. Lâu lâu, ảnh té đầu gối rách bươm, phải mua băng, thuốc đỏ sức rồi cũng nhẹ. Một tháng đôi lần, ảnh giựt kinh phong, lăn dưới đất, nếu không có con cháu ở nhà thì nhờ hàng xóm giúp, rồi cũng qua.

Anh Triệu ngán ngẩm nói chuyện với anh Hai mà như nói một mình, đi ra sau nhà coi qua một lượt, chỉ có cái tủ cũ đựng thức ăn, trong đó có nồi cá kho nước lỏng bỏng; một cái bếp dầu chỏng chơ đen nhẻm. Anh lên thắp hương trên bàn thờ ông bà ngoại, anh Ba Y, chị Hai (vợ anh Hai). Chỉ là một tấm ván đơn sơ, bụi bặm đặt mấy tấm hình thờ trắng đen nhỏ hơn bàn tay, đã bong tróc lỗ chỗ và một bát nhang nằm chếnh choáng. Con nhện đang giăng tơ một góc vách hoen ố màu thời gian.

Trời ngày càng nắng gắt, cây bàng nhỏ mới trồng năm ngoái ở trước sân không đủ làm dịu cái nóng hanh tháng chạp. Anh Hai vẫn múc cơm ăn, ánh mắt nhìn xa xăm vào khoảng hư không vô tận. Lát sau, anh Triệu gọi điện cho Tuyết báo là chú Năm Triệu có về thăm, chúc Tết, cho ít quà xuân. Trước khi ra đi, anh Triệu nhét vào túi anh Hai 200 ngàn dặn kỹ là không để ai hoặc hàng xóm qua móc túi lấy; chiều về, Tuyết sẽ giữ để anh Hai xài Tết. Mấy năm trước, mỗi lần ghé, anh Triệu cho anh Hai 1 triệu đồng nhưng sau đó nghe nói bị hàng xóm thấy qua nhà lấy mất nên giờ chỉ đưa 200 ngàn thôi. Cũng may, anh còn có con nhất là con Tuyết hiếu để với cha mẹ, thương và chăm sóc anh chu đáo. Vì cha mà nó đành bỏ chồng để ở lại nhà lo cho anh Hai khi chồng nó có công việc mới tại Long Hải.        

Mùa Covid năm nay, Tuyết đi làm và ở lại công ty «3 tại chỗ», mọi sinh hoạt của anh Hai đều nhờ cháu ngoại và bà con hàng xóm giúp. Hết giãn cách, Tuyết trở về thấy cha và thằng Trung an toàn nên rất mừng. Nhưng hôm sau, anh Hai đã ị ra quần trây trét làm Tuyết một phen phải ra tay dọn dẹp, giặt giũ oãi luôn. Thằng Trung cười nói: «May quá, cả tuần nay, ông ngoại không ỉa ra quần nên con đỡ khổ, hi hi…».

Anh Hai Lượng vẫn ngày qua ngày trong bình an nghèo khó nhưng chắc là ảnh hạnh phúc qua ánh mắt xước vào không gian trống rỗng, nụ cười hồn nhiên đến mộc mạc khi có cái ăn no, ngủ ấm là quá đủ rồi. Đời cứ thong thả trôi đi. Lại một mùa xuân nữa sắp về… Không biết còn bao nhiêu cái Tết, anh Triệu có thể ghé thăm anh Hai đây!

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chuyện ngày cuối năm - Truyện Ngắn Cát Huỳnh
Nhìn hắn bây giờ với dáng vẻ đường bệ. Nếu là người lạ chắc thế nào cũng lầm tưởng hắn là một cán bộ cấp cao ở tỉnh.
Xem thêm
Triết gia miệt vườn – Truyện ngắn của Vương Huy
 Lão Bần nâng ly trà lên miệng nuốt đánh ực một cái, lão gằn giọng nói: Tôi đọc triết từ thời trẻ và tôi rất mê Bùi Giáng. Nhưng sau nầy nghĩ lại, nếu Bùi Giáng viết ít lại sẽ hay hơn. Tôi thích triết Heidegger vì triết ổng sâu kín.
Xem thêm
H’un - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Buôn K’sia hôm nay họp bàn về việc xây dựng nông thôn mới. Ông Chủ tịch Phường nói rất nhiều, rất dài về Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang thực hiện ở tỉnh nhà và thành phố của chúng ta. Ông cho biết thêm: Nhà nước đầu tư bảy mươi phần trăm kinh phí làm đường đổ bê tông, dân góp còn lại. Có đường mới, đi lại thuận tiện thì những sản vật làm ra mới có nhiều người đến mua, dân mới đỡ khổ. Cán bộ nói nhiều, toàn điều hay, cuối buổi, ông buôn Trưởng chốt lại: muốn có đường đi sạch sẽ, thoáng đãng thì dân phải… góp đất.
Xem thêm