TIN TỨC

Ba kịch bản để kết thúc xung đột tại Ukraine

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-30 08:40:47
mail facebook google pos stwis
622 lượt xem

Cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và Ukraine không phải là một cuộc xung đột sắc tộc: người Ukraine và người Nga hiện đang chiến đấu ở cả hai bên chiến tuyến. Và chủ nghĩa dân tộc cấp tiến không phải là động lực chính thúc đẩy sự phản kháng của người Ukraine, trái ngược với nhiều tuyên bố từ Moscow. Sự chống đối này cũng không có cơ sở tôn giáo. Cả Nga và Ukraine đều là những quốc gia thế tục, và sự phục hưng tôn giáo gần đây ở cả hai nước là hời hợt bề mặt. Theo quan điểm của tôi, xét trên tổng thể, đây cũng không phải là một cuộc tranh giành lãnh thổ (mặc dù các vấn đề liên quan đến chúng vẫn là một trở ngại nghiêm trọng để đạt được một thỏa thuận hòa bình).

Trung tâm của cuộc xung đột là sự đụng độ của những cách thức tổ chức đời sống xã hội và chính trị rất khác nhau trong nội tình hai quốc gia mà cách đây không lâu đã tạo nên một phần đáng kể lãnh thổ của Liên Xô. Xung đột này cũng dựa trên sự đối lập về trí tuệ và tinh thần của hai tư duy: hai cách nhìn nhận về cấu trúc thế giới hiện đại và về thế giới nói chung; hai quan niệm trái ngược nhau về điều gì là đúng và điều gì là sai; điều gì là công bằng và điều gì không công bằng; điều gì có thể được coi là hợp pháp và điều gì bị coi là bất hợp pháp, cũng như mỗi bên cần phải lựa chọn một lãnh đạo chính trị quốc gia như thế nào.

Ít ai muốn tranh cãi Ukraine đã trở thành một hình mẫu của nền dân chủ tự do kiểu phương Tây. Nhưng Ukraine đang kiên trì đi theo hướng này – một cách chậm rãi, không phải lúc nào cũng nhất quán, với những thất bại không thể tránh khỏi và những bước lùi có thể hiểu được. Ngược lại, Nga không phải là một quốc gia chuyên chế Châu Á hay Châu Âu theo nghĩa cổ điển. Nhưng Nga đã liên tục rời xa mô hình dân chủ tự do trong ít nhất hai thập kỷ qua. Xã hội Ukraine đang cố gắng tự tổ chức phù hợp với nguyên tắc “từ dưới lên”, trong khi tổ chức xã hội của Nga dựa trên nguyên tắc “từ trên xuống”. Kể từ khi Ukraine giành được độc lập vào năm 1991, tại Kyev đã trải qua 6 đời tổng thống. Mỗi người trong số họ lên nắm quyền trong các cuộc bầu cử cạnh tranh và đôi khi rất kịch tính. Nước Nga trong ba thập kỷ này chỉ được cai trị bởi ba nguyên thủ quốc gia, và mỗi nhà lãnh đạo mới đều được lựa chọn cẩn thận và được sự ủng hộ của người tiền nhiệm.

Các nhà sử học, nhân học văn hóa và xã hội học vẫn tiếp tục tranh luận về lý do dẫn đến sự khác biệt đáng kể như vậy của hai nước cộng hòa trước đây thuộc Liên Xô. Điều quan trọng nhất bây giờ là sự không tương thích về nguyên tắc của hai mô hình tổ chức xã hội không chỉ biến thành một cuộc đối đầu quân sự huynh đệ tương tàn ở chính trung tâm châu Âu, mà còn quyết định phần lớn logic hành động của hai bên trong cuộc đối đầu này. Từ tuyển dụng cán bộ đến tuyên truyền của chính phủ, từ chiến lược đến tính cách điều hành của chính phủ- trong tất cả các lĩnh vực này, hai mô hình cạnh tranh thời hậu Xô Viết đang được thử nghiệm độ bền vững. Và kết quả của cuộc thử nghiệm này sẽ có hồi kết lâu dài vượt ra ngoài phạm vi châu Âu.

Ở Kyev, họ có thể nói rằng các điều kiện của cuộc đụng độ này là không công bằng. Nga lớn hơn, giàu hơn và quân sự mạnh hơn Ukraine. Nhưng mặt khác, Ukraine được sự đồng cảm của quốc tế và sự hỗ trợ hầu như không giới hạn về quân sự, kinh tế, nhân đạo và tình báo từ phương Tây. Nga thì chỉ có thể dựa vào chính mình, và giờ đây nước này còn đang phải chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt ngày càng nhức nhối hơn.

Nhiều chuyên gia Nga ưa lập luận rằng chính quân đội có quy mô lớn và những sự hỗ trợ khác từ phương Tây là lý do duy nhất khiến Ukraine chưa tan rã và đầu hàng. Nhưng logic này không giải thích được nguồn động lực thực sự của Ukraine.

Lấy ví dụ như Afghanistan, nơi mà tất cả sự hỗ trợ quân sự dài hạn, khổng lồ từ Mỹ và các đối tác của họ đã không thể ngăn cản bước tiến không ngừng của Taliban vào năm ngoái. Mặc dù không đáng để so sánh trực tiếp hai cuộc xung đột này, nhưng thực tế là khá rõ ràng: Người Afghanistan vào năm 2021 không có động lực chiến đấu hết mình vì đất nước và các giá trị của họ, trong khi người Ukraine vào năm 2022 rõ ràng có động lực như vậy.

Cổ phần trong cuộc xung đột hiện tại liệu có thể cao hơn chăng. Ở đây muốn nói về hệ thống quốc tế trật tự thế giới trong tương lai. Điều còn quan trọng hơn, đó là sự hiểu biết của chúng ta về tính hiện đại và tiếp theo là các mô hình phát triển chính trị – xã hội ưa thích của chúng ta.

Có ba kịch bản về cách kết thúc hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine, mỗi kịch bản đều có tác động địa chính trị rất lớn. Nếu giả như Điện Kremlin bị đánh bại một cách hoàn toàn trong cuộc đọ sức hoành tráng này, chúng ta có thể sẽ thấy sự hồi sinh của “thời điểm đơn cực” – bất chấp sự phản đối không thể phủ nhận của Bắc Kinh đối với sự phát triển như vậy. Nếu Ukraine có thể là “công việc kinh doanh dang dở” đối với Vladimir Putin, thì vị trí của Nga trên chính trường thế giới cũng vẫn chỉ là “công việc kinh doanh dang dở” trong con mắt nhiều người ở phương Tây. Chiến thắng của Ukraine sẽ khiến có thể thuần hóa và “thuần hóa” được nước Nga. Một nước Nga phẳng lặng hơn, sẽ cho phép phương Tây đối phó dễ dàng hơn với Trung Quốc, vốn vẫn là trở ngại nghiêm trọng duy nhất đối với việc thiết lập quyền bá chủ tự do và ” cái kết cục của lịch sử” đã được chờ đợi từ lâu.

Nếu cuộc xung đột kết thúc trong một thỏa hiệp chính trị không hoàn hảo nhưng được cả hai bên chấp nhận, thì kết quả cuối cùng của cuộc đụng độ giữa các mô hình phát triển của Nga và Ukraine một lần nữa sẽ bị gác lại. Sự cạnh tranh gay gắt giữa hai mô hình tổ chức xã hội chắc chắn sẽ tiếp tục, nhưng như tôi hy vọng, ở một mức độ ít gay gắt hơn. Một thỏa hiệp ít lý tưởng hơn giữa phương Tây và Nga có thể được tiếp theo bằng một thỏa hiệp quan trọng hơn và cơ bản hơn thỏa hiệp giữa phương Tây và Trung Quốc. Nếu một thỏa thuận nào đó với Vladimir Putin vẫn có thể xảy ra, thì một thỏa thuận tiếp theo với Tập Cận Bình có thể là sự tiếp tục hợp lý của nó. Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, năng lượng và sự linh hoạt về chính trị từ phía phương Tây. Nhưng cuối cùng, điều này có thể sẽ dẫn đến một cuộc cải tổ trật tự thế giới – với những thay đổi lớn trong hệ thống Liên hợp quốc, trong các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế công cộng, cũng như với việc tái cơ cấu IMF, WTO và các tổ chức khác.

Nếu không đạt được thỏa thuận nào về Ukraine và xung đột tiếp tục, diễn tiến từ một vòng leo thang đến một thỏa thuận ngừng bắn mong manh và ngược lại, thì chúng ta cần chuẩn bị tiếp nhận sự suy giảm các thể chế quốc tế toàn cầu và khu vực. Các thể chế quốc tế kém hiệu quả cuối cùng có thể sụp đổ trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang tăng tốc mạnh mẽ, sự phổ biến vũ khí hạt nhân và sự gia tăng số lượng các cuộc xung đột trong khu vực. Những thay đổi như vậy sẽ dẫn đến sự hỗn loạn trong những năm tới.

Việc khẳng định khả năng xảy ra bất kỳ trường hợp nào trong ba trường hợp là vô cùng khó khăn, vì quá nhiều biến số độc lập có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột. Tôi coi kịch bản cải cách trật tự thế giới trong đó các bên có thể đạt được thỏa thuận để chấm dứt xung đột quân sự, lả điều tốt hơn tất cả. Hai kịch bản khác hoặc có thể có tốc độ quá nhanh hoặc chặn lại quá trình tái cấu trúc cần thiết. Trong cả hai trường hợp ấy, rủi ro chính trị sẽ nhân lên. Nếu cuộc xung đột này kéo theo sự chuyển đổi dần dần, có trật tự và không bạo lực sang một trật tự thế giới ổn định hơn, thì điều này có nghĩa là những hy sinh của Ukraine không phải là vô ích.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ từ Báo The economist – Anh

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm