TIN TỨC

Bảo Ninh viết về chiến tranh là viết về hòa bình

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-10-24 15:13:55
mail facebook google pos stwis
821 lượt xem

Nhà văn Bảo Ninh tác giả tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cho biết viết về ký ức thời lính là một cách ông làm hòa nỗi đau quá khứ.

Nhà văn Bảo Ninh

Hồi tháng 3.2023, tập truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ của Bảo Ninh được chuyển ngữ, xuất bản tại Mỹ với tên Hà Nội at Midnight. Đây là tác phẩm thứ hai của Bảo Ninh được dịch sang tiếng Anh, sau Nỗi buồn chiến tranh xuất bản lần đầu ở nước ngoài vào 1994.

Dịp tác phẩm ra mắt, ngày 18.6.2023, nhà văn trả lời phỏng vấn The Washington Post về chủ đề thường trực trong sáng tác của ông – chiến tranh. Hà Mạnh Quân – người dịch sách Hà Nội lúc không giờ phụ trách chuyển ngữ phần trả lời phỏng vấn của ông sang tiếng Anh.

Trên tờ The Washington Post, Bảo Ninh cho biết ông vui khi mối quan hệ giữa Việt Nam – Mỹ tốt đẹp. Hậu chiến, Việt Nam thân thiện, chào đón người Mỹ. Ông từng đón tiếp nhiều nhà văn, nhà báo, khách du lịch và cựu chiến binh Mỹ đến thăm tại Hà Nội. Tác giả cũng có dịp sang Mỹ, thăm gia đình cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam.

Từ khi bắt đầu sáng tác vào năm 1987, lúc 35 tuổi, đến nay ông viết nhiều về nỗi đau của con người, cách họ sống trong và sau chiến tranh. Ông cho biết: “Tôi viết về chiến tranh để chống lại chiến tranh, viết về chiến tranh là viết về hòa bình – về tình yêu, niềm vui, sự tha thứ, hòa giải và những ý tưởng nhân văn khác”.

Qua nhiều năm, ông thân thiết với bạn bè quốc tế, cảm nhận ở họ sự chân thành, không khoe khoang, kiêu ngạo. Nhà văn cho rằng người Việt giỏi hòa giải vì trải nhiều đau thương, chiến tranh trong quá khứ, người Việt học được cách đương đầu mạnh mẽ. “Chúng tôi nhanh chóng gác lại quá khứ, làm hòa với kẻ thù cũ và không duy trì ác cảm – một cảm xúc tai hại”, nhà văn nói trong bài phỏng vấn.

Hướng đến tương lai hòa bình, trái tim tác giả vẫn đau nhói khi nhớ đến đồng đội. Niềm vui hiện tại không xóa nhòa nỗi buồn chiến tranh trong ông.

Tập truyện Hà Nội lúc không giờ vừa phát hành ở Mỹ là một thông điệp hòa bình ông gửi đến thế giới. Sách gồm 12 truyện ngắn, trong đó 10 truyện được dịch mới, riêng hai tác phẩm Gió dại, Bí ẩn của làn nước đã có bản tiếng Anh trước đó được chuyển ngữ lại, theo dịch giả Hà Mạnh Quân. Các truyện nói về ký ức chiến tranh và đời sống hậu chiến, xen kẽ là những chân dung người Việt hồn hậu, giàu tình cảm.

VNEX

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm
Dấn thân vào con đường văn chương
Ở tuổi 80, nhà thơ Trần Nhuận Minh sáng tác và xuất bản sách nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời ông.
Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm