TIN TỨC

“Biển gọi ta về” - Giai điệu tình yêu nồng nàn, tha thiết

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1733 lượt xem

PHẠM VĂN HOANH

“Biển gọi ta về” (Nhà xuất bản Hội nhà văn -2023) là Tuyển tập thơ văn sáng tác về biển đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi của nhiều tác giả trong và ngoài nước do nhà thơ Hồ Nghĩa Phương - nguyên Phó chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Ngãi cùng một số bạn bè của anh tuyển chọn.

Tuyển tập “Biển gọi ta về” gồm có 147 bài của 67 tác giả với những câu thơ, câu văn giàu hình ảnh, ngân vang như những nốt nhạc của những giai điệu tình yêu nồng nàn, tha thiết đối với biển đảo Lý Sơn.

Tình yêu biển đảo Lý Sơn được các nhà thơ, nhà văn thể hiện mỗi người một vẻ. Tác giả Nguyễn Mậu Công yêu Lý Sơn tha thiết và xem như khúc ruột quê hương: “Lý Sơn khúc ruột tình quê/ Muôn đời biển hát khúc mê tình nồng” (Tình em Lý Sơn - Nguyễn Mậu Công). Với lời thơ chân thành Nguyễn Mậu Công đã khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu biển đảo quê hương. Tác giả Hồ Nghĩa Phương bằng giọng văn mộc mạc chân tình đã dẫn dắt người đọc đến với Lý Sơn qua bút kí “Lý Sơn trong mắt du khách”. “Tôi lên đỉnh Thới Lới từ sáng sớm vào mùa có sương mù, không thể ngắm Lý Sơn toàn cảnh, bù lại tôi được no mắt về khung cảnh sương phủ mờ không khác gì Đà Lạt,Sa Pa Cảnh đẹp ấy rất dễ khiến ta nao lòng trong không gian mông mênh bảng lảng đầy sương khói nhất là lúc đi qua cung đường quanh co dốc cao từ chân núi lên gần đỉnh Thới Lới, nơi ấy có Cột cờ Tổ quốc tung bay trước gió, Cột cờ mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa”. (Lý Sơn trong mắt du khách - Hồ Nghĩa Phương). Với thủ pháp so sánh đoạn văn đã miêu tả không gian Lý Sơn vào một buổi sáng sớm có sương mù không khác gì một bức tranh thủy mặc khiến người đọc như tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của huyện đảo. Đọc bút kí “Lý Sơn trong mắt du khách” ta thấy cái tài của Hồ Nghĩa Phương trong cách lựa chọn từ ngữ cũng như các thủ pháp nghệ thuật để đẫn dắt người đọc đi tham quan toàn cảnh Lý Sơn. Tác giả Đỗ Minh Tâm thì ngợi ca vẻ đẹp tuyệt vời của Lý Sơn bằng những lời thơ mộc mạc: “Lý Sơn thạch cổng Tò Vò/ Hang Câu thơ mộng cánh cò lả lơi/ Đỉnh cao Thới Lới nắng ngời/ Hòn Mù Cu đẹp tuyệt vời thân thương” (Biển đảo Lý Sơn - Đỗ Minh Tâm). Với thể thơ lục bát, Đỗ Minh Tâm đã vẽ nên bức tranh đảo Lý Sơn đẹp, thơ mộng với những thắng cảnh như cổng Tò Vò, Hang Câu, núi Thới Lới… Cũng viết về vẻ đẹp của núi Thới Lới, nhưng tác giả Trần Cao Chương lại có cái nhìn khác: “Núi Thới Lới vươn mình làm lá chắn/ Nghiêng đôi vai trĩu nặng một vùng trời” (Tự tình với Lý Sơn - Trần Cao Chương). Núi Thới Lới là một trong năm ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, hình thành nên Cù lao Ré (đảo Lí Sơn). Núi nằm về phía Đông hòn đảo, là một thắng cảnh độc đáo với hồ nước trên đỉnh, hang đá dưới chân. Nét độc đó đã tạo cảm hứng để các văn nghệ sĩ sáng tác. Trong bài “Tỏ tình với Lý Sơn” Huỳnh Tịnh viết: “Lãnh hải biển đảo chân trời/ Sóng xô gành đá bời bời tình tôi/ Lung linh tươi đẹp rạng ngời/ Tình yêu dâng hiến trọn đời Lý Sơn.” (Tỏ tình với Lý Sơn - Huỳnh Tịnh). Những câu thơ được viết từ cảm xúc chân thành đã đem đến và đọng lại trong lòng độc giả tình yêu với biển, đảo thân thương, để người đọc mong ước được một lần về thăm Lý Sơn. Tác giả Huỳnh Nhân từ đất liền đã mơ ước một lần về thăm Lý Sơn, hòn đảo được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”. “Anh chưa một lần về thăm Lý Sơn/ Để nghe hương tỏi thoảng bay triền cát/ Thăm mẹ già ngồi đợi con tóc bạc/ Khi chiều dần buông…” (Về Lý Sơn - Huỳnh Nhân).  Dưới ngòi bút giàu xúc cảm của một người con nơi đất liền, hình ảnh biển đảo và người mẹ nơi biển đảo Lý Sơn hiện lên sống động, gần gũi, thân thương. Nhắc đến “mẹ già ngồi đợi con bạc tóc” tôi lại nghĩ đến những người mẹ, người vợ ngày xưa có con, có chồng tham gia vào Hải đội Hoàng Sa theo lệnh Triều đình ra đảo Hoàng Sa, Trường Sa canh giữ chủ quyền đất nước. Hành trình ra biển lớn của họ đầy thử thách cam go và tốn rất nhiều mồ hôi. xương máu… Ca dao xưa có câu: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về”. Thấm thía chất bi tráng ấy nên rất nhiều người khi đọc “Những chàng trai Lý Sơn ngày ấy” của Hà Quảng đã không cầm nổi nước mắt: “những chàng trai mười tám đôi mươi/ sung vào đội lính Hoàng Sa/ người ra đi biết có thể không về/ người ở lại cũng ngậm ngùi chờ đợi/ trên chiếc thuyền bồng bềnh lướt sóng” (Những chàng trai Lý Sơn ngày ấy - Hà Quảng). Cũng viết về Hải đội Hoàng Sa, Trần Hữu Sơn lại viết về sự tri ân của nhân dân đối với các anh: “Khao lề tế lễ lính Hoàng Sa/ Đã mấy trăm năm giữ đảo nhà/ Vì nước quên thân tròn trách nhiệm/ Cù Lao, Mộ Gió khói sương pha” (Niệm khúc Mộ Gió - Trần Hữu Sơn).

Trong tuyển tập thơ văn này, còn có những bàì thơ, truyện ngắn viết về tình yêu biển đảo gắn liền với tình yêu lứa đôi. Các tác giả: Phạm Văn Hoanh (Chớm yêu - truyện ngắn), Trần Dzạ Lữ (Có một tình yêu - thơ), Lucinda Nguyễn (Kỉ niệm thời con gái - truyện ngắn), Như Hoài (Sóng - thơ), Lê Đỗ (Làm sao tìm lại - thơ)… Đọc các tác phẩm này chắc chắn ta sẽ không quên những mối tình thời học sinh trong trắng ngây thơ. Đa số những tác phẩm viết về tình yêu lứa đôi đều mượn hình ảnh biển, sóng, bến bờ và thuyền để thể hiện cảm xúc. “Đừng hỏi tại vì đâu/ Con sóng lòng lao xao/ Đừng hỏi xin đừng hỏi/ Cớ gì ta yêu nhau/ Sóng cũng hằng khát khao/ Vỗ về con nước lỡ/ Bến bờ yêu rộng mở/ Thuyền tình thì mênh mông” (Sóng - Như Hoài), “Em và anh/ Hai đầu nỗi nhớ/ bâng khuâng chiều/ thao thiết nỗi niềm riêng/ một chiều trên phố biển bình yên” (Em về với biển - Phan Lan Hương), “Con sóng nào rạn vỡ giữa màn đêm/ Cuốn niềm riêng tan theo dòng bọt biển/ Bụi thời gian ghi sâu ngàn lưu luyến/ Chuyện thuở ban đầu đâu dễ quên sao!” (Ngày ấy - Huỳnh Tân Lâm). Đúng vậy “Chuyện thuở ban đầu đâu dễ quên sao!”. Nói như Thế Lữ “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”. Nhân vật San và Luyến trong tuyện ngắn “Cánh hạc lưng trời” của Nguyễn Đông Thạch đã mấy chục năm rồi mà giờ gặp lại vẫn như mới hôm nào. “Xin cảm ơn cuộc đời rộng lượng, xin cảm ơn mặt đất hiền hòa đã giữ lại em làm chỗ trú ngụ an lành cho những năm tháng cuối đời của anh, dẫu rằng trong kiếp này anh và em không được sống bên nhau”. (Cánh hạc lưng trời - Nguyễn Đông Thạch).

Ngoài ra còn có một số tác phẩm viết về tình cảm gia đình, kỉ niệm tuổi học trò bên mái trường Lí Sơn...

Tuyển tập thơ văn “Biển gọi ta về” với cách thể hiện giản dị, ngôn từ, hình ảnh mộc mạc nhưng giàu cảm xúc đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

N.V.H

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm