TIN TỨC

Biểu tượng đẹp của lòng quả cảm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-09-26 07:41:02
mail facebook google pos stwis
1039 lượt xem

BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

MINH TUY

Trước tình huống số ca nhiễm SARS-CoV-2 gia tăng từng ngày, ngành y tế tỉnh Tiền Giang đã dốc toàn lực lượng để phòng chống COVID-19. Tất cả các cơ sở y tế trong toàn tỉnh đều dành lực lượng ưu tú để tăng cường cho các bệnh viện dã chiến.


Y, bác sĩ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tiền Giang trong tâm thế sẵn sàng ra trận phòng chống COVID-19.

Cử nhân điều dưỡng Huỳnh Thị Mộng Thường, điều dưỡng trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, điều dưỡng trưởng Trung tâm Hồi sức COVID-19 cho biết khoảng thời gian phải cách ly 2 tuần do là F1 là khoảng thời gian nhiều trăn trở đối với cô. Mộng Thường nghĩ dịch bệnh đang hoành hành, bao nhiêu người “ra trận” phòng chống dịch, còn mình cũng là nhân viên y tế sao có thể đứng nhìn đồng đội đang ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu? Ngay sau khi hoàn thành thời gian cách ly y tế, Mộng Thường đã xin lãnh đạo khoa cho ra tuyến đầu để chung tay góp sức đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Ra tuyến đầu chống dịch

BS Nguyễn Tấn Lộc, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tiền Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 cho biết: Khi có quyết định của lãnh đạo tỉnh, của Sở Y tế về việc trưng dụng cơ sở vật chất của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi để thành lập Bệnh viện Dã chiến số 2 vào ngày 16-6-2021, toàn thể nhân viên bệnh viện đã thông suốt tư tưởng, sẵn sàng lao vào cuộc chiến chống COVID-19. Cùng với các bệnh viện khác trong tỉnh, Bệnh viện Mắt Tiền Giang cũng cử cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế tham gia ở các bệnh viện dã chiến và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.

Ngoài lực lượng của ngành y tế tỉnh nhà, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Quân y 120 đóng trên địa bàn tỉnh cũng vào “trận chiến” để chung sức đẩy lùi COVID-19. Chính ủy Bệnh viện Quân y 120 Võ Minh Thảo cho biết với tinh thần Bộ đội Cụ Hồ nên cán bộ, nhân viên của bệnh viện luôn đề cao tinh thần trách nhiệm với nhân dân, chung tay góp sức với các lực lượng khác nơi tuyến đầu phòng chống dịch. Khi dịch COVID-19 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ, lực lượng y, bác sĩ của bệnh viện đã viết đơn tình nguyện đi tăng cường phục vụ tại các bệnh viện dã chiến trong và ngoài tỉnh.

Đó không phải là cuộc ra quân phòng chống dịch bệnh đơn thuần mà là mặt trận không tiếng súng, là cuộc chiến xuyên đêm, cuộc chiến chưa có trong tiền lệ, cuộc chiến với kẻ thù ẩn mặt gây chết người nên vô cùng khốc liệt với nhiều vất vả, gian nan… Mọi ánh mắt đều đổ dồn về lực lượng tuyến đầu với niềm hy vọng cán bộ, y, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ nỗ lực hết mình để chiến đấu giành lại sự sống cho bệnh nhân.

BS CKII Lê Đăng Ngạn, nguyên Phó Giám đốc CDC tỉnh Tiền Giang nói: “Hầu hết cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên của CDC tỉnh đều tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19, với các vị trí ban chỉ đạo, công tác tuyến, hỗ trợ các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn, tiếp nhận mẫu, xét nghiệm và trả kết quả 24/24... Các tổ xét nghiệm làm việc xuyên đêm, kéo dài do số lượng mẫu rất lớn. Đội ngũ nhân viên y tế của CDC luôn trong tình trạng căng thẳng, kiệt sức do không có thời gian nghỉ ngơi”. BS CKII Lê Đăng Ngạn không thể nhớ mình có bao nhiêu “đêm trắng” để xây dựng, góp ý, điều chỉnh kế hoạch đối phó COVID-19; cùng đồng đội truy vết F0, F1… trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn; chuyển đổi công năng trường học thành khu cách ly y tế chỉ trong 1 đêm để có nơi tiếp nhận F1.

Dầm mưa đón bệnh nhân

GS-TS-BS Tạ Văn Trầm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cho biết trong thời gian cao điểm của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện hầu như phải làm việc xuyên đêm. Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh triển khai xét nghiệm khẳng định virút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR với công suất 1.000 mẫu gộp/ngày đêm, trong khi đội ngũ Khoa Xét nghiệm của bệnh viện chỉ có 31 người.


Cán bộ y tế tận dụng túi ni lông che mưa để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 trong đêm

Cử nhân điều dưỡng Võ Hồng Phúc Thịnh nhớ lại, giai đoạn đầu khi dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, Thịnh được phân công tăng cường cho Bệnh viện Dã chiến số 1 đặt tại Tiểu đoàn Ấp Bắc (Trường Quân sự địa phương cũ). Đêm 19-7-2021, cơn mưa lớn kéo dài từ chiều muộn đến khuya. Các ca nhiễm COVID-19 liên tục được chuyển đến. Do không có chuẩn bị sẵn áo mưa nên anh chị em điều dưỡng phải lấy túi ni lông cắt ra để thay áo mưa ra nhận bệnh. Khuya, mưa vẫn nặng hạt, một bệnh nhân có dấu hiệu tiến triển nặng nên buộc phải chuyển viện để điều trị. Phúc Thịnh được phân công chuyển viện cho bệnh nhân... Cứ thế, bất kể trong hoàn cảnh nào, đội ngũ nhân viên y tế vẫn sẵn sàng xung trận.

Cử nhân điều dưỡng Huỳnh Thị Mộng Thường nói trong giai đoạn cao điểm của dịch COVID-19, Trung tâm Hồi sức COVID-19 có từ 80 đến 90 bệnh nhân nhưng chỉ có 53 điều dưỡng. Do bệnh nhân của Trung tâm là những bệnh nhân nặng, lại không có người nhà nên mọi sinh hoạt cá nhân từ ăn, uống, rửa mặt, lau mình, thay tã… của bệnh nhân đều do điều dưỡng hỗ trợ. Nhân viên y tế hầu như làm việc xuyên đêm, công việc quá tải nên không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

Còn với TS-BS Đỗ Quang Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 1, suốt thời gian cao điểm của dịch bệnh phải tham gia hội chẩn liên tục, kể cả lúc nửa đêm, rạng sáng; rồi tham gia truy vết, đi khảo sát cơ sở vật chất để mở thêm bệnh viện dã chiến mới, hầu như không có được đêm trọn giấc.

BS CKI Trần Mai Nhiên, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Trung tâm Hồi sức COVID-19 bồi hồi nhớ lại: Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, Nhiên phải trải qua nhiều “đêm trắng” liên tục để lo sắp xếp ổn định Trung tâm Hồi sức COVID-19, điều chuyển bệnh nhân nặng từ Bệnh viện Dã chiến số 2 về Trung tâm Hồi sức… Do bệnh nhân chuyển đến Trung tâm là những bệnh nhân nặng nên cán bộ, y, bác sĩ phải nỗ lực, tìm mọi biện pháp cứu chữa để giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong. Có những trường hợp bệnh nặng, người nhà đòi chuyển tuyến; có những ca tử vong, người nhà buộc phải giải trình… Tất cả cộng dồn lại trở thành áp lực rất lớn đối với đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế. “Giờ ngồi nhớ lại không hiểu tại sao lúc ấy mình có thể vượt qua được những áp lực khủng khiếp như thế!” – BS Trần Mai Nhiên tâm sự.


Nhân viên y tế ngoài điều trị còn thay người nhà chăm sóc bệnh nhân, bón cho họ từng muỗng cháo

Những hy sinh, hống hiến lớn lao

Khi TP Mỹ Tho dỡ bỏ các chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19, BS.CKI Trần Mai Nhiên cũng ở lại suốt trong Trung tâm Hồi sức COVID-19, thỉnh thoảng mới về thăm nhà và các con. Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Nhiên cũng không về nhà. Việc mua sắm Tết trong nhà và chăm sóc 3 con nhỏ, Nhiên đành nhờ chồng và bà ngoại của các cháu lo liệu. Ngày cuối năm, chồng Nhiên dẫn các con vào Trung tâm Hồi sức COVID-19 cho các cháu thăm mẹ. Nhiên về nhà thường xuyên cũng được, nhất là trong giai đoạn tình hình ca nhiễm SARS-CoV-2 diễn tiến nặng không còn nhiều như giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, nhưng Nhiên không thể rời vị trí công việc khi vẫn còn trách nhiệm ở tuyến đầu.

Còn Mộng Thường cũng có 2 con nhỏ, cháu lớn học lớp 4, cháu nhỏ học lớp 2. Đến khuya rảnh tay, đó là lúc nhớ nhà, nhớ con đến da diết. Dù nhà gần Trung tâm Hồi sức COVID-19 nhưng cả tuần Mộng Thường mới tranh thủ chạy về thăm con 1 lần. Song về thì cũng đứng ngoài cổng, treo bịch bánh lên hàng rào rồi hỏi thăm con đôi ba câu là vội trở về “vị trí chiến đấu” ngay.

BS Nguyễn Tấn Lộc, Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 cho biết tất cả đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế trực tiếp phục vụ người bệnh suốt mấy tháng liền ăn ngủ tại bệnh viện, hy sinh cả hạnh phúc cá nhân, quên đi nỗi nhớ gia đình, con thơ, chuyên tâm với việc cứu chữa bệnh nhân. Có những nhân viên y tế khi hết ca, từ phòng bệnh bước ra đã lả đi trong vòng tay đồng nghiệp. Đội ngũ thầy thuốc quên cả bữa ăn khi công tác thăm khám và chăm sóc người bệnh chưa hoàn thành, hoặc phải bỏ dỡ bữa ăn để chạy vội đi khi có bệnh nhân diễn tiến xấu.

Tính đến thời điểm tháng 2-2022, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh đã có 16 cán bộ y tế bị nhiễm SARS-CoV-2. Còn ở Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện có 150 người bị nhiễm COVID-19. Theo BS CKII Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, tính đến ngày 12-2-2022, số cán bộ, y, bác sĩ và người lao động trong ngành bị nhiễm COVID-19 khi làm nhiệm vụ là 772 người.


Bệnh nhân quyến luyến khi chia tay đội ngũ thầy thuốc đã giúp mình vượt qua COVID-19, trở về sum họp với gia đình. Ảnh: PHÚC THỊNH

Trong cuộc chiến này, “giặc COVID-19” chắc chắn sẽ được đẩy lùi, nhưng những hy sinh thầm lặng, sự cống hiến của đội ngũ y, bác sĩ cho sự bình yên của cộng đồng sẽ còn lưu lại mãi, khắc sâu trong lòng mọi người như là một biểu tượng đẹp của lòng quả cảm. Trong gian khó của “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, phẩm chất “lương y như từ mẫu” của người thầy thuốc càng thêm tỏa sáng…

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm