TIN TỨC

Bùi Phan Thảo với khúc ca bi tráng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-11-09 16:51:24
mail facebook google pos stwis
547 lượt xem

CHÂU HỒNG THỦY

Trường ca "Những ngọn khói về trời" của Bùi Phan Thảo là cuốn truyện bằng thơ, kể lại một thảm họa lịch sử - đại dịch COVID - 19 vừa mới xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh.

"Những ngọn khói về trời" giống như một bộ phim tư liệu nhiều tập, có nhiều phân cảnh đan xen, có những khung cảnh chung bi tráng, có lúc lại cụ thể chi tiết như ống kính tập trung đặc tả. Mười chương của trường ca:"Đêm trước ngày phong tỏa", "Nhân loại bàng hoàng", "Sài Gòn đau một phần thân thể", "Những chiến binh thầm lặng", "Thơm mãi những bàn tay", "Chúng tôi chỉ tạm xa thành phố", "Những ngọn khói về trời", "Đối diện", "Tưởng niệm", "Hồi sinh" đã tái hiện được cả quá trình của thảm họa đau thương mà người dân thành phố gánh chịu…

Mở đầu tập thơ là những "thước phim" tả cảnh TP Hồ Chí Minh "Đêm trước ngày phong tỏa" đầy âu lo, với dự cảm tang tóc cận kề. Ống kính tập trung vào nhân vật "tôi - tác giả" đang mất ngủ "đứng trên tầng 20 cao ốc chung cư" nhìn xuống thành phố "ánh điện nhiều tháng rồi vàng vọt hơn…". Vì dịch bệnh kéo dài đã nhiều ngày nên "thành phố vắng hoe… tiếng rao đêm đã chìm sâu sau những bức tường mái tôn dãy trọ/ không có tiếng xe ba gác phành phạch giữa khuya/ í ới gọi nhau ra chợ Bình Điền gom hàng về bỏ mối…" (tr 14).


Nhà thơ Bùi Phan Thảo

Những âm thanh trong đêm bây giờ chỉ là những âm thanh báo hiệu chết chóc: "Xe cứu thương rúc những hồi còi dài nhức nhối tâm can/ xoắn thêm những nỗi lo rõ ràng và mơ hồ/ có tên và không tên/ cứ sợ thành phố bật cơn ho rũ rượi/ ôm ngực đau/ đôi mắt thâm quầng"… Rồi ống kính máy quay đặc tả hai gương mặt: "Ông già bán vé số nằm chèo queo không biết ngày mai lấy gì để sống/ thằng bé lượm ve chai ngồi mơ gói xôi mặn có miếng lạp xưởng mỏng dính mỡ màng" (tr 14). Hai nhân vật này đại diện cho những thân phận tha hương nghèo khổ nhất, mỏng manh nhất trong đại dịch.

Nhà thơ dành nhiều dòng thơ miêu tả hoàn cảnh và nỗi tuyệt vọng của ông già bán vé số không rõ từ vùng quê nào lên thành phố mưu sinh. Tuy "Đất Sài Gòn dễ sống/ siêng năng tần tảo là có cơm ăn/ một góc vỉa hè cũng lập nghiệp, lập thân/ đất không phụ người, người không phụ đất/ Sài Gòn không đất lành chim đậu/ nhưng Sài Gòn bao dung cưu mang những phận dân nghèo" (tr 14), nhưng nào có ai nghĩ đến có một ngày dịch bệnh toàn thế giới kéo dài, cũng chẳng có ai nghĩ đến một ngày cả TP Hồ Chí Minh bị phong tỏa, nên giờ lâm vào cảnh lao đao. Lệnh phong tỏa đến trong lúc"những đồng tiền còm cõi đã bay đi theo bàn tay trắng", nhiều người chẳng còn khả năng trả tiền thuê nhà trọ, chẳng còn tiền mua nổi một cái bánh mỳ, hay cân gạo. Ông già kể: "Mấy hôm trước theo nhau làm một cuộc hồi hương bất thành/ quay lại sống qua ngày trong xóm trọ buồn thiu dây giăng tứ phía/ nay thành phố phong tỏa thêm một tháng/ lại vội vã hồi hương rồi cũng bất thành…" (tr 15).

Dịch bệnh đã tạo nên cảnh "sân bay vắng bóng người/ quốc lộ vắng bóng người/ phố xá đìu hiu/ làng quê quạnh quẽ/ ai ở đâu yên đấy/ mà lòng nào yên…"  (tr 26). TP Hồ Chí Minh trở thành nơi ''những chùm ca bệnh dồn vào hẻm nhỏ/ khăn tang trắng từ đầu con phố/ nước mắt vòng quanh ra đến bờ kinh" (tr 33-34).

Là nhà báo trực tòa soạn hàng ngày phải nhận dữ liệu, sắp xếp đưa tin số ca nhiễm bệnh, số người chết vì COVID-19 lên báo kịp thời, với Bùi Phan Thảo, đó không chỉ là những con số, mà còn là những thân phận bất hạnh của kiếp người: "Biết mỏng mảnh lằn ranh tử sinh/ mà vẫn nhói lòng con số mỗi ngày trên báo/ tôi ngồi lặng trước tin bài từng đêm giông bão/ ngoài kia gió quật mưa gào/ nước mắt khô lại đầy như biển/ sóng dâng lên trôi hết những vì sao" (tr 35).

Chương "Chúng tôi chỉ tạm xa thành phố" viết về cuộc hồi hương bất đắc dĩ là chương bi tráng nhất của trường ca. "Về thôi em/ về quê mình ư, xa lắm/ xa cũng phải về, ở đây không biết ra sao/ kéo nhau đi còn hơn chờ điều không rõ/ ừ thôi chở nhau về trên xe máy/ những ngả đường thiên lý vắng người qua/ bên vệ đường có ai nằm lại/ không đi nổi, bỏ cuộc rồi/ một nén nhang thay cho lời tạm biệt'' (tr 68-69). Cuộc hồi hương vạn dặm này (chủ yếu về phương Bắc) là con đường đi ngược với hành trình của cha ông. "Chúng tôi đi đường thiên lý rùng rùng/ vó ngựa xưa của cha ông tung bụi mù thế kỷ/ chinh chiến lao lung đổi lấy hòa bình/ con cháu hôm nay đối diện với nghiệt ngã tử sinh/ phải chọn lối về trú ngụ…" (tr 70).

Khó cầm được nước mắt khi đọc những dòng thơ tác giả miêu tả trong đoàn người hồi hương ấy, có hình ảnh người vợ trở về trong một chiếc bình tro trên tay người chồng: "Cha đưa mẹ về quê/ cha nâng mẹ trên tay ôm mẹ trong lòng/ đường dài hun hút mắt cha sâu như đêm trường/ Thôi em về yên nghỉ với quê hương/ bỏ lại phồn hoa những ngày yêu dấu/ những buổi tan ca hò hẹn tình đầu/ chúng ta đã có một gia đình/ có tiếng cười trong veo của con/ chúng ta đã có tất cả/ nhưng đại dịch đã lấy đi tất cả/ anh đưa em về/ quên hết buồn thương đau khổ/ em ngủ ngon trên xứ sở quê nhà/ trong lời ru ngọn gió đồng xa/ trong nỗi nhớ buồng tim anh quặn thắt…" (tr 73), hoặc người vợ vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần, mất trí, thẫn thờ, bởi trụ cột tựa nương của đời mình giờ chỉ còn là một bình tro: "Nhưng sao anh bỏ em đi trước/ em cô đơn và con mồ côi/… nén đau thương em biết mình mất trí/ quờ quạng đi quờ quạng sống qua ngày/ đưa anh về bến gió lắt lay/ gửi tro cốt lên chùa cho ấm cúng/ chiều xưa bờ sông tay trong tay/ chiều nay bờ sông hồi chuông rụng/ hơi thở trầm nghi ngút khói hương…" (tr 76)

Hình ảnh "Những ngọn khói về trời", là ngọn khói lò hỏa thiêu, là biểu trưng cho những linh hồn từ bỏ cõi đời trần thế về với cao xanh. Nhìn những ngọn khói bay lên trời suốt ngày đêm, kéo dài trong nhiều ngày không ngớt, người ta biết được mức độ của thảm họa.

Đọc "Những ngọn khói về trời", ta thấy Bùi Phan Thảo như hóa thân vào linh hồn của những người đã khuất, nhiều người chưa đi hết nửa cuộc đời đã phải chịu cái chết oan uổng - để nói lên nỗi lòng của họ: "Lối về đã trùng trùng vạn dặm/ lũ quỷ dẫn đường cho cuộc chia ly/ âm dương nhập nhòa chiều hôm nhập nhoạng/ có người vịn cành cây rướn cổ hát một bài ca/ Hát rằng: Quê hương ơi ta từng có quê hương/ nhà cửa ơi ta từng có cửa nhà/ phiêu bạt thân ta về viễn xứ'' (tr 86) "Những người mà thân xác không được trở về với nơi chôn rau cắt rốn: "Xác thân cha mẹ cho trở về tro bụi/ không về với đất bên mảnh vườn nhà/ không về làng xóm nghe tre ru ngân nga/ vào chùa nghe kinh nhẹ lòng siêu thoát/ ra sông tan vào phù sa/ ở ngoài kia còn có bao người chờ tới lượt/ bó lấy thân và dòng chữ ghi tên/ có người chỉ ghi vỏn vẹn: vô danh" (tr 87). Hình như tất cả tình cảm, bút lực của nhà thơ đã trút hết vào chương "Những ngọn khói về trời" để tạo nên một chương cảm động nhất, hay nhất của trường ca.

Dịch bệnh đã tạm lắng. TP Hồ Chí Minh cùng cả nước tưởng niệm, cầu siêu cho những người đã mất, mong cho linh hồn họ được siêu thoát ở cõi vô cùng. Khói của những ngọn nến cũng giống như ngọn khói lò hỏa thiêu, là linh hồn những người từ bỏ cõi trần, những ngọn khói giống như những câu hỏi day dứt đối với người đang sống: "Ngọn khói như dấu hỏi quẩn quanh/ rồi cũng tan vào hư vô thăm thẳm… những câu hỏi không lời đáp/ những đớn đau không di cư…" (tr 102-103). Trong khi tưởng niệm, cầu nguyện cho người đã khuất, không khí đau buồn, bi thương lại hiện về: "Có ngày người dân nước tôi đã khóc/ nước mắt thành dòng/ chảy như sông/ trên khắp ba miền/ ngược nguồn thấm vào núi/ xuôi dòng về biển khơi/ bé thơ đội vành tang trắng/ thương em gan ruột bời bời/ Đại dịch cướp đi bao sinh linh vô tội/ trong mắt đầy lên ám tượng không rời/ chập choạng phiên chợ chiều cánh dơi bay vào lịch sử/ người gọi người hoảng hốt chơi vơi/ xin những người không thể trở về/ hãy yên nghỉ trong tiếc thương vô tận/ đêm nay ngọn nến sáng lòng người/ xoa dịu nỗi đau bằng bàn tay ấm'' (tr 103-104). Và mừng thay, bĩ cực thái lai, thành phố đã hồi sinh: "Nắng lên xanh phố phường tấp nập… bé thơ đến trường rộn ràng lớp học/ xí nghiệp vào ca tiếng máy như reo... xin cảm ơn người đã trở về/ lá gọi ngày đông tàn khẽ rụng/ đất gọi trời đem về xuân xanh/ đóa tình thơm, nở giữa lòng lành" (tr 107-114).

COVID-19 là đại họa, đồng thời đại họa cũng là lời cảnh báo, dạy cho con người những bài học đắt giá: Không được tự phụ, cao ngạo trước thiên nhiên - tạo hóa. Chỉ là con virus nhỏ bé, gần như vô hình, mà nó đã quật ngã những thân thể cường tráng, lấy đi hàng triệu sinh mạng trên thế giới, làm cả loài người chao đảo, bàng hoàng, nó tàn phá nền kinh tế của các quốc gia. Đại dịch cũng là phép thử, góp phần sàng lọc con người: Những mặt tốt của con người được bộc lộ rõ ràng, những mặt xấu được phơi bày trần trụi. Hai chương "Những chiến binh thầm lặng" (tr 39- 47) và "Thơm mãi những bàn tay" (tr 49-61) tập trung miêu tả sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ ngành y cứu mạng sống của người dân; miêu tả tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau của cả nước dành cho người dân Sài Gòn. Hai chương "Nhân loại bàng hoàng" (tr 17-28) và "Đối diện" (tr 91-98) góp phần vạch trần những bọn bất nhân vì lòng tham móc nối câu kết với nhau làm tiền trên sinh mạng của người dân vô tội và yếu thế. Nhà thơ khẳng định sẽ có lúc bọn bất nhân phải đối diện với tòa án lương tâm, đối diện với linh hồn những người chết trong oan ức, đối diện với luật nhân quả.

Nguồn: https://vnca.cand.com.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dấu chân thơ – những thiên du ký bằng thơ sâu lắng ngọt ngào
Bài viết của nhà thơ Phố Giang, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
“NHỮNG DẤU CHÂN THƠ” Là tập thơ thứ Ba của tác giả Trần Kim Dung do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào đầu tháng Sáu năm 2023.
Xem thêm
‘Mười năm một quãng đường người xót xa’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập Thơ mười năm của Hoàng Đình Quang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Dòng ban mai trong thơ Trần Hùng
Tập thơ Mắt mắt khuya từng đàn (NXB Hội Nhà văn, 2023) của Trần Hùng dẫn tôi vào một sớm đang tan sương, có thể ứng với bất kỳ mùa nào trong năm. Khi ấy hừng đông đã rạng, sưởi ấm cho khắp miền không gian nơi con người cùng vạn vật vừa thức dậy. Một ban mai không ngưng đọng mà dịch chuyển, cuộn chảy trong bầu không khí thanh sạch, tinh khôi. Dòng chảy ấy khai mở một ngày mới trong tâm tưởng bạn đọc, bảng lảng, đột sáng và trong suốt.
Xem thêm
Đại thi hào Nga Pushkin – Một thời để yêu, một thời để chết
Cái chết bi thảm của đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin cách đây gần 200 năm sau cuộc quyết đấu bên bờ sông Đen (thuộc ngoại ô Peterburg) đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng, đồng thời đổ ập lên đầu Natalya – vợ ông – biết bao điều tiếng…
Xem thêm
Hành trình văn học Nga ở Việt Nam: Dòng chảy không đứt đoạn
Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô (nay là Liên bang Nga) và Việt Nam được chính thức xác lập từ ngày 30/1/1950 song mối quan hệ văn chương Nga – Việt đã hình thành từ trước đó rất lâu, dưới hai hình thức: sự giao lưu văn hóa và sự tiếp nhận của những người cộng sản Việt Nam từ nền văn hóa, văn học Nga. Đi suốt thế kỷ XX và ở những năm đầu thế kỷ XIX, tuy có những lúc thăng trầm, song mối quan hệ văn chương ấy chưa bao giờ đứt đoạn!
Xem thêm
Triết lý nhân sinh trong cảm thức thơ của Hoàng Vũ Thuật
Đối với thi sĩ, cái tôi trữ tình phần nào đại diện cho những kiếp nhân sinh mà họ quan sát, gặp gỡ và cảm tưởng. Con người thi ca tìm thấy và chịu đựng được khổ đau của mình, nhưng không chịu đựng được khổ đau của nhân loại. Họ cất tiếng thay cho nhân loại, bằng trái tim đã thấm thía những nỗi đời riêng.
Xem thêm
Vàng của tâm hồn, vàng của văn chương
Bài viết của nhà văn Ngô Xuân Hội về nhà văn Nguyễn Trí
Xem thêm
Bùi Giáng - Người chưa bao giờ già
Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.
Xem thêm
Từ khải ca họa mi đến thực mơ giữa đôi bờ chùa – chợ!...
Bài bình 2 bài thơ của doanh nhân - nhà thơ Trương Vạn Thành.
Xem thêm
“Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao
Sau ca khúc “Tiến về Hà Nội” đúng 26 năm, vào mùa xuân 1976, nhạc sĩ thiên tài Văn Cao khi có dịp vào TP.HCM, ông lại sáng tác ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, viết về những cảm xúc tràn ngập tâm hồn ông trong “mùa xuân đầu tiên” sau khi nước nhà hòa bình thống nhất.
Xem thêm
Người nữ và con đường tình yêu trong Đối thoại đêm
Đọc Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan, NXB Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Đào Phong Lan - hồn thơ vẫn mềm như cỏ
Tham luận của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đọc tại buổi ra mắt tập thơ “Em không thể nói lời từ biệt”
Xem thêm
Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và “Giấc cỏ dụ”
Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Thúy Mầu” (NXB Hội Nhà văn 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy khuấy động làng văn chương không ít.
Xem thêm
Đào Phong Lan “không thể nói lời từ biệt” với thơ!
Bài viết của Bảo Gia đăng trên tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 98, ngày 02/11/2023.
Xem thêm
Đò đầy vơi, bến cũ chẳng quên người!
Bài viết của PGS.TS Ngô Minh Oanh về tập thơ Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Nỗi niềm suy tư, trăn trở về con người và thế sự trong Sóng đời
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Sóng đời của Trần Ngọc Phượng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023.
Xem thêm
Khi văn chương tấn công văn hóa bản địa…
Người viết sử - Truyện ngắn của Nguyễn Trường, lần đầu tiên đề cập đến hậu quả của tác phẩm văn học.
Xem thêm