TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh

Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-07 16:46:43
mail facebook google pos stwis
160 lượt xem

  Lê Hà Uyên

 “Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).

 “Đi tìm” là phải vất vả nhiêu khê, phải có con mắt tinh đời trong việc chọn lọc. Chọn bằng tấm lòng ngưỡng vọng, bằng sự đồng cảm, biệt nhãn liên tài. Đã chọn thì không thể chọn được tất cả. Nên hiểu những người chưa được chọn không phải vì nhạt sắc phai hương, tác giả hẹn với bạn đồng điệu tri âm vẫn còn mối duyên tương ngộ.

Ba mươi tác giả được giới thiệu trong tập đầu tiên này là những bông hoa mỗi người mỗi vẻ, ngào ngạt sắc hương. Ai có thể quên được “đóa hoa bất tử” là vị cha già dân tộc. Cuộc đời Bác là nguồn cảm hứng vô tận trong trang viết của những nhà phê bình tài hoa qua nhiều thế hệ. Thơ văn của Bác gồm đủ cả hương, sắc và thanh điệu mang một sự truyền cảm, một sức mạnh nhiệm mầu : “Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước/ Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau” (Tố Hữu)

 Nhắc đến Sóng Hồng là nhắc đến “một nhà thơ chính khách”, lời thơ dõng dạc như lời hịch kêu gọi đấu tranh: “Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền”.                                                             1

 Và Tố Hữu suốt đời “đinh ninh với một màu cờ” : “Sống là cho và thác cũng là cho”.                                                  

 Làm sao quên được Xuân Diệu “Ông hoàng thơ tình” một đời đắm say hương sắc văn chương, có những mơ ước thật ngông ngạo nhưng cũng thật đáng yêu : “Tôi muốn tắt nắng đi / Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại / Cho hương đừng bay đi ”(Vội vàng)                                         

Nhớ Chế Lan Viên, “một đỉnh cao trí tuệ của thi ca”, mỗi dòng thơ đều mang một hình tượng độc đáo : “Những ngày tôi sống đây là đẹp hơn tất cả/ Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ/ Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn !” (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng).

 Nhớ Nguyễn Bính, bước chân phiêu lãng Hành phương Nam, tính tình khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài : “Những tên bất nghĩa thôi đừng tới/ Hãy để thềm ta xanh sắc rêu !”

 Nhớ Sơn Nam, nhà văn của miệt vườn sông nước xứng đáng được gọi là nhà “Nam bộ học”, tác phẩm gây ấn tượng bởi “tình đất tình người” suốt đời nguyện làm “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”.

Huy Cận, nhà thơ “mang mang vạn cổ sầu” nhưng những bài thơ duyên dáng của ông luôn ngập tràn hương sắc tuổi hai mươi: “Áo trắng thư sinh mộng trắng trong”,... “Một hôm cơn gió tình yêu lại / Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư”.

Nhớ Kiên Giang là nhớ bài thơ “ Hoa trắng thôi cài trên áo tím” - “Mộc mạc một sắc thơ miệt vườn” luôn nặng tình với mẹ hiền và  “quê hương thơ ấu”.

Với một kiến văn uyên bác, thông thạo nhiều ngoại ngữ, Nguyễn Thanh còn giới thiệu các tác giả nước ngoài : W. Wordsworth, “Tiếng thơ miền cỏ hoa sông nước” (Anh), W.Goethe, “Đỉnh cao trí tuệ thi ca Đức”, Victor Hugo “Tượng đài văn học Pháp”, Guillaume Apollinaire “Ông hoàng thơ tình Pháp”.

Tóm lại người phê bình văn học phải nhập vào tác giả để hiểu, để đồng cảm, đồng điệu với tác giả. Phải cảm thụ được cái phần hồn (hương) và phần xác (sắc), chính là nghệ thuật và nội dung của tác phẩm mới viết được những dòng văn hoa, thâm thúy mà chính xác, góp phần tôn vinh tác giả. Những bài phê bình đặc sắc đã làm công việc “gợi hồn thiên cổ dậy” khiến tác phẩm như những kẻ tài hoa dù trải qua “thiên ma bách chiết” vẫn “thác là thể phách, còn là tinh anh” (Kiều).

Tác già Nguyễn Thanh đã giúp chúng ta thấu cảm để thêm tự hào về tài hoa của các nhà văn, nhà thơ khả kính trong vườn hoa nhiều hương sắc của dân tộc.    

 Hãy đọc tác phẩm để hiểu và quí hơn một nhà phê bình văn học vừa có tài vừa có tâm.

                                                             Cần Thơ, ngày 29 tháng 8 năm 2023

  L. H. U

*ĐTHSVC của Nguyễn Thanh :NXB Hội nhà văn, quí IV/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm
Hồi ức chân thực của một người lính thời chống Mỹ cứu nước
Nhân đọc tập Ký - Tản văn Tìm dấu chân xưa của Trần Ngọc Phượng, Nxb Hội Nhà văn
Xem thêm
Tĩnh vật - Thơ
Bài đăng Văn nghệ số 33/2023
Xem thêm
Người suốt đời nhập cuộc thơ
Quang Chuyền ở Hội Văn Nghệ Việt Bắc ba năm, năm 1968 chích máu viết đơn xin đi bộ đội, ở binh chủng Thông tin cho tới ngày nghỉ hưu.
Xem thêm
Nguyễn Bính Hồng Cầu - Thức với miền xưa
Bài viết về tập thơ “Thức với miền xưa”, NXB Hội Nhà văn
Xem thêm
Giá của đam mê
Bài của nhà văn Ngô Xuân Hội đăng Tuần báo Văn ngh của Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín
Tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín được viết công phu, tâm huyết, tài năng, trách nhiệm và say mê; một truyện hiện thực nhưng giàu tính tư tưởng; một tiểu thuyết “Hiện thực nhân văn dân chủ” rất mới về hiện thực miền Nam trước và sau 1975.
Xem thêm