TIN TỨC

Cao Bá Quát - Xuất khẩu thành thơ để phê bình thơ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
641 lượt xem

Nguyễn Tiến Bình

Cao Bá Quát được mệnh danh là Thần đồng Thơ. Ông tài chữ, tài thơ, nên người đời tôn vinh nhà thơ Cao Bá Quát là Cao Chu Thần. Ông sinh năm 1808, mất năm 1855. Ông sống cùng thời với Thần chữ Nguyễn Văn Siêu, người dùng chữ như của Trời, Phật, đã có chữ đề trên Đài Nghiên Tháp Bút nơi Hồ Gươm cùng nhiều nơi danh thắng, linh thiêng khác. Bởi thế, người đương thời tụng ca và đặt danh xưng cho hai ông là "Thần Siêu, Thánh Quát", đồng thời luôn thán phục, trân trọng, tôn vinh hai ông, với nhiều mỹ từ đặc biệt, như : "Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán".

Danh sĩ Cao Bá Quát

Thời gian Cao Thần ở Huế, giữ chức quan Hành tẩu Bộ Lễ của Triều đình nhà Nguyễn. Tuy làm chức quan nhỏ, nhưng ông được mọi người mến mộ, nể trọng,  kính phục, bởi ông là tấm gương sáng về nhân cách và tài năng, nhất là thơ. Vua các đời, đều kính nể ông, kể cả ông Vua giàu trí thức, tài thơ nhất trong 13 đời Vua, như Tự Đức, với việc Tự Đức cho ra đời hàng loạt tác phẩm thơ sáng giá, như "Ngự chế thi tập", "Cơ dư tự tình thi tập", " Việt sử tổng vịnh thi tập"…, được cả quan quân Triều đình hết lời ca ngợi. Suốt đời mình, Cao Bá Quát luôn thẳng thắn, khách quan, khảng khái, quyết liệt, kiên định, coi khinh hám danh, trục lợi, tầm thường, nịnh bợ, hèn nhát…

Trong thơ của Cao Thần cũng vậy, nên nhiều người ghen ghét, bực tức, mà vẫn ngầm mến phục và ngậm đắng nuốt cay. Trong giao lưu thơ ở chốn Cung đình, tính ông cũng thể hiện rõ, không kiêng nể một ai, kể cả Vua, ông cứ nói toạc ra câu hay, câu dở những bài thơ của Vua. Mà lại là những ý kiến phê bình thơ rất thẳng thắn, chính xác. Thế mới lạ về tính khí Cao Thần.

Một lần, vua Tự Đức khoe rằng: Đêm qua nằm mơ, bỗng nẩy ra câu thơ rất hay, nay trẫm đọc cho mọi người nghe:

                                       Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ

                                       Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai…

Nghe Vua đọc xong, các nhà thơ Cung đình hết lời ca ngợi thơ của ông Vua, họ khen đến xôn xao cả lên. Ngược lại, Cao Bá Quát đứng lên trình tâu: "Thưa Bệ hạ! Đây là thứ thơ cũ, mà hạ thần đã nghe và thuộc từ lúc còn trẻ… Nghe Cao Bá Quát nói, vua Tự Đức chưa hết ngạc nhiên, và bực tức. Không những thế, Cao Bá Quát còn tức khí, xuất khẩu ngay bài thơ phê bình thơ của Vua:

                                        Bảo mã tây phong huếch hoác lai

                                        Huênh hoang nhân tự thác đề hồi!

                                        Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ

                                        Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai

                                        Xuân nhật bất văn sương lộp bộp

                                        Thiên thu chi kiến vũ bài nhài

                                        Khù khờ thi tứ đa nhân thức

                                        Khệnh khạng tương lai vẫn tú tài…!

    Bài thơ được dịch ra là:

                                         Huếch hoác ngựa về theo gió đưa

                                         Huênh hoang người cũng tự đi về

                                         Oanh vườn học nói khề khà giọng

                                         Đào nội đưa cười lấm tấm hoa                                         

                                                             -  2  -

                                         

                                         Lộp bộp chẳng nghe xuân móc nặng

                                         Bài dài chỉ thấy hạt mưa thu

                                         Khù khờ cu cú ai chẳng biết

                                         Khệnh khạng còn đem hỏi khách thơ!

 

Bình thơ thẳng thắn bằng thơ của Cao Bá Quát. Đây là kiểu bình thơ có một không hai ở Việt Nam. Qua lời bình, vua Tự Đức đã hiểu Cao Bá Quát đánh giá thơ của mình là ý cũ, tứ không có gì mới và thơ sáo rỗng… Đó là, Cao Bá Quát đánh giá chính xác thơ của Tự Đức không hay, một cách bộc trực, không kiêng nể, không sợ Tự Đức là Vua, mà đánh giá bằng thơ về thơ của Vua, với sự lập tức nẩy ra bằng các ý thơ chính xác, sâu sắc, chắc chắn… Thế mới thật kỳ tài. Nhưng, "Cái tài đi với cái tai một vần", và "Thẳng thắn thật thà thì thua thiệt". Họ tức bực Cao Bá Quát, coi ông như cái gai trong mắt của ông Vua hám danh, khoe tài-Tự Đức.

Ngay cả nhiều bài thơ của những nhà thơ nổi tiếng trong Triều đình, và ở "Thi xã Mặc Vân" của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, với tài chữ, tài thơ, Cao Bá Quát đã không khách khí, giữ ý, giữ nhẽ, mà phê bình thẳng thừng:

                                          Ngán thay, cái mũi vô duyên

                                          Câu thơ Thi xã con thuyền Nghệ An

Lại dùng thơ phê bình thơ, mà lại so sánh những câu thơ của Thi xã với mũi của con thuyền buôn mắm Xứ Nghệ, có mùi không thể ngửi được, thì là cách phê bình vừa tài, vừa chính xác, mạnh mẽ, và ghê gớm.

Dù Tùng Thiện Vương không thích cách phê bình thẳng thừng, chính xác của Cao Bá Quát, nhưng cũng ngấm thấy ý đúng của Cao Thần, mà dần dần nhận ra điều là Cao Thần phê đúng, nói giỏi bằng thơ. Cho nên, dù có lúc Tùng Thiện Vương tức bực Cao Bá Quát, nhưng do phục tài, ông đã sớm biết hối, rồi từ trân trọng tài năng thực sự nức tiếng của Thánh Quát. Từ đó, tình thi hữu, tình bạn, tình thơ của hai thi sĩ lớn này càng hay, càng đẹp, thắm thiết, như hoa, như gấm, bền như thép, như gang.

 

                                           N.T.B

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm