TIN TỨC

Lê Thị Kim - Nữ sĩ đa tài

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-18 11:17:15
mail facebook google pos stwis
862 lượt xem

Kỷ niệm 93 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023)

LẠI VĂN LONG

39 năm trước, khi tôi bắt đầu vào đại học thì chị Lê Thị Kim đã nổi tiếng với tư cách một nhà thơ. 9 năm sau, lúc làm phóng viên Báo Công an TPHCM (CATP), tôi kinh ngạc khi tòa soạn mở phòng tranh Lê Thị Kim và bán được 22/38 bức sơn dầu - một thành công quá sức tưởng tượng đối với một họa sĩ vừa “chào sân”.

Hơn 10 năm nữa trôi qua, nhà thơ, họa sĩ Lê Thị Kim bất ngờ được dư luận chú ý với tư cách “sếp” một công ty kinh doanh bất động sản ăn nên làm ra. Lúc chuẩn bị viết bài này, tôi càng nể hơn khi biết chị đã làm gần xong luận án về hóa dầu, nhưng chưa kịp bảo vệ thì chồng qua đời, nên ước mơ tiến sĩ phải gác lại. Chị còn là vô địch bóng bàn nữ 4 năm liền thời sinh viên, tác giả của gần 100 bài thơ được phổ nhạc. Có những bài thơ được 5 nhạc sĩ cùng phổ nhạc. Có mùa báo xuân, thơ của chị cũng được đăng trên 60 tờ báo. Đặc biệt chị là một trong những người sáng lập Hội Nhà văn TPHCM năm 1981 và giữ nhiều cương vị cho đến bây giờ!

MƯỜI NĂM “TRUNG THÀNH” VỚI THƠ

Hơn 40 năm qua, “kỳ nữ” (người con gái tài, sắc) Lê Thị Kim (LTK) đã “lên báo”, “lên tivi”... rất nhiều và được vô số người yêu thơ, họa các thời kỳ mến mộ. Nhưng không nhiều người biết rằng bên cạnh những thành công rực rỡ về nghệ thuật, khoa học hay kinh doanh, LTK là một số phận chịu nhiều thử thách. Người phụ nữ xinh xắn, nhỏ nhẹ, khiêm nhường... với những sáng tác thơ lẫn họa tưởng chừng mong manh, dễ vỡ, dễ khóc... ấy lại có ý chí vượt khó đáng khâm phục!

Tên thật của chị là Lê Thị Ngà, SN 1950 ở Thanh Hóa. Gia đình có 6 chị em và cả mẹ cùng lót chữ “Kim” nên chị chọn bút danh “Kim” đến bây giờ. Chị đến với thơ từ thời đầu sinh viên khoa Hóa - Đại học Khoa học. Có một buổi hẹn hò và người ấy đã trễ hẹn làm chị buồn, nảy ra bài thơ “Hoa tím”... Đó là sáng tác đầu tay của LTK, nhưng chị bắt đầu được chú ý với bài “Khi tình yêu đến” đăng trên báo Văn Nghệ TPHCM năm 1978; sau đó là bài “Đừng nhìn em như thế”, với những câu dễ thuộc, dễ nhớ và rất rung động: “Đừng nhìn em như thế/ Cháy lòng em còn gì/ Sự nồng nàn của bể/ Cuốn mất lòng em đi...”. Bài thơ được nhiều nhạc sĩ cùng phổ nhạc... Trong năm 1980, chị được tặng thưởng thơ hay của báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam cho cụm thơ 3 bài được giới sinh viên thời đó rất thích: “Thu”; “Vòm me mùa hạ” và đặc biệt là bài “Tôi và cỏ” (với những câu như: Trong tiếng khóc chào đời của tôi/ Có mùi thơm cỏ mật/ Trong tiếng cười thứ nhất/ Có hương vị cỏ gừng/ Lần đầu xòe đôi mắt/ Gặp cỏ gà rưng rưng...). Năm 1980 dù chưa ra Trường Sa, nhưng chị cũng làm nhiều người kinh ngạc, khâm phục với bài thơ “Gần lắm Trường Sa”... “Hởi quần đảo cuối trời xanh/ Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con/ Sóng bào mãi vẫn không mòn/ Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa...”, bài thơ được phổ nhạc và bài hát cùng tên cũng đã được giải thưởng âm nhạc. Là nữ nhà thơ duy nhất tham gia nhóm ca khúc chính trị của Hội trí thức yêu nước với những sáng tác nổi bật, lưu diễn nhiều nơi, nên LTK càng được nhiều người biết đến. Năm 1990, chị được bạn đọc báo Tuổi Trẻ bầu chọn là nhà thơ trẻ được yêu thích nhất. Hai lần được biểu dương Văn học trẻ TPHCM 20 năm và 30 năm vào các đợt 1975 - 1995; 1975 - 2005; chị còn được vào danh sách 13 phụ nữ tài năng của TPHCM cùng nhiều người nổi tiếng trên các lĩnh vực khác...

Ngoài gần trăm bài thơ được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc và một cái tên khó quên trong “làng thơ” Việt Nam hiện đại, LTK còn được biết đến là một nữ họa sĩ từng nhiều lần triển lãm tranh ở trong nước và ở Mỹ với những tác phẩm rất đặc sắc mang “thương hiệu” LTK!

NHỮNG CÔ GÁI “CỔ DÀI”

Sau hơn 10 năm (1978 - 1989) rất thành công với thơ, năm 1990 LTK âm thầm chuyển sang vẽ tranh. Chị cho biết đã học vẽ từ cha - một thầy giáo dạy toán và Pháp văn nhưng đam mê hội họa. Nhớ cha chị lại cầm cọ... Đầu tháng 01/1993, giáp Tết Quý Dậu, tại tòa soạn Báo CATP, 110 Nguyễn Du, quận 1, nhà thơ LTK đã mở triển lãm tranh đầu tiên với 38 bức sơn dầu. 33 năm sau, chị kể với chúng tôi rằng: “Anh Huỳnh Bá Thành - Tổng biên tập Báo CATP khi ấy (vốn là họa sĩ Ớt nổi tiếng từ trước 1975) đã đánh giá cao các tác phẩm hội họa của Kim với câu nói nhiều người còn nhớ: “Tranh đẹp vầy mà không triển lãm thì uổng phí quá!”. Chính anh đã chọn giá từ 500, 700 đến hơn 1.000USD mỗi bức, chứ Kim vẽ xong cũng không biết nên bán với giá nào!”. Ngày ấy tôi - tác giả bài viết này đang là phóng viên Báo CATP, cùng với anh chị em trong cơ quan rất tự hào mỗi khi tòa soạn khai trương những phòng tranh từ thiện, bán các tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng như vậy. 50% số tiền thu được sẽ trở thành những phần quà Tết cho đồng bào nghèo ở khắp các vùng miền đất nước. Trong 38 bức tranh của LTK triển lãm hôm đó, đã bán được 22 bức với số tiền 12.000USD, tương đương với 30 lượng vàng (theo giá vàng hiện nay khoảng 2 tỷ đồng), một nửa trong số tiền đó được đưa vào quỹ từ thiện - xã hội của Báo CATP để giúp đỡ đồng bào nghèo v.v...

Đầu tháng 12/2016, tại Hội Mỹ thuật TPHCM, LTK tổ chức triển lãm tranh lần 2 với chủ đề “Thanh âm từ lồng ngực trái”. Lần này tác phẩm của chị triển lãm cùng tác phẩm của con trai là họa sĩ Nguyễn Trọng Hiếu - SN 1993. Hai mẹ con đã trích ra 76 triệu đồng từ tiền bán tranh để góp vào Quỹ học bổng Môtô do hai nhà văn Nguyễn Đông Thức và Đoàn Thạch Biền thành lập từ năm 2012.

Lần thứ 3, tranh LTK xuất hiện trong Gallery Littman - Trường đại học Portland, Oregon, Hoa Kỳ vào tháng 8/2010 cùng một số họa sĩ nữ Việt Nam, như: Cao Thị Được, Đặng Thị Dương, Trần Thùy Linh, Nguyễn Thị Quang Vinh...


Nhiều người đánh giá tranh của LTK tràn đầy nữ tính với màu tím chủ đạo (đây là màu áo dài đồng phục của trường nữ trung học Gia Long ngày xưa - nơi chị từng học), những nét vẻ duyên dáng, nhẹ nhàng như thơ của chị. Đặc biệt chị thường vẽ những cô gái có cổ dài, rất dài với biểu cảm rất tâm tư, sâu lắng. Chúng tôi đã hỏi vì sao, và chị giải thích: “Trong cuộc sống Kim gặp nhiều điều không may, như chồng (nhà văn Đông Quân) chết khi hai con trai còn nhỏ, Kim phải một mình nuôi con. Con trai út của Kim không may bị khuyết tật, Kim phải cố làm mọi cách để giúp con... rồi vô vàn những khó khăn, thử thách khác... Những cô gái trong tranh của Kim muốn ngẩng cao đầu để tìm hướng đi, để vượt qua chính mình, để chu toàn bổn phận làm người... Vì thế họ có cổ dài hoặc rất dài”... Nhờ những ước vọng và tâm tư trong sáng tác này, tranh LTK trở nên độc đáo, rất riêng, không “đụng hàng” và gây tò mò, thích thú cho người mê tranh. Theo thông tin báo chí, vào cuối tháng 10/2020, 27 nữ họa sĩ trưng bày 38 tác phẩm tại triển lãm “Nhịp cầu xanh 2020”, nhằm góp tiền bán tranh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại vì lũ lụt ở miền Trung. Bức trang “Mắt tím” của nhà thơ LTK vẽ một cô gái cổ rất dài, tóc bay theo gió và hoa đã bán được giá cao nhất (khoảng 1.000USD)...

Ai trong chúng ta cũng có một người mẹ tần tảo, hy sinh vì con. Người mẹ LTK làm chúng ta rưng rưng với những câu thơ dành cho hai con sớm mồ côi cha, trong đó con trai út không may chịu tật nguyền: “Vì con đi hết đường này/ Thôi đành số phận cát bay đá mòn/ Mẹ như một cánh lá non/ Khi cha bặt vắng mẹ còn hư vô/ Vì con mẹ phải tự ru/ Thôi thì ráng nốt kiếp hư vô này!”. Và những nghị lực phi thường cùng với tài năng của chị đã để lại cho đời hàng trăm tác phẩm thơ, nhạc, họa... Cùng tấm lòng hướng đến thương yêu, chia sẻ...

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm
Đặng Phúc Minh - Một tấm lòng phụng sự vì sự phát triển của cộng đồng
Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh.
Xem thêm
Nhà thơ Hoàng Cầm – Mưa dần xanh lại lá diêu bông
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Xem thêm
Vị tướng của lòng dân
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP
Xem thêm
Nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai – Người tạo được “giang sơn” không cho riêng mình
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã định vị trong lòng công chúng với nhiều ca khúc nổi tiếng. Và trong số đó, không ít ca khúc được chị phổ nhạc cho thơ. Thơ của chị, thơ của nhiều nhà thơ. Đam mê nghệ thuật của chị không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà được mở rộng sang lĩnh vực thi ca. Với 6 tập thơ đến với bạn đọc, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã âm thầm, góp thêm cho đời sống văn chương những sáng tạo của mình để công chúng tham khảo, khám phá và cũng có thể hòa điệu tâm hồn.
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm