TIN TỨC

Đêm của âm nhạc

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-07-12 09:47:05
mail facebook google pos stwis
278 lượt xem

Trương Thị Mai Hương dịch

Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa Cather

Willa Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918).

Nguồn: online-literature.com​

Mùa đông ở lại những thị trấn miền quê rất lâu; nó cứ nấn ná mãi tới khi đã trở nên nhạt nhẽo và tồi tàn, cũ rích và ảm đạm. Trên các nông trại, thời tiết là một vấn đề cực kì lớn và công việc của cánh đàn ông vẫn phải diễn ra trong lúc nước đã chảy thành suối bên dưới lớp băng. Nhưng ở Black Hawk, quang cảnh cuộc sống của con người trông quắt queo và co cụm lại, đông cứng dưới gốc rạ chỏng chơ.

Suốt tháng một và tháng hai, tôi ra sông với những đứa trẻ nhà Harling vào những đêm trời trong trẻo; chúng tôi trượt băng tới cù lao lớn và đốt lửa trên bãi cát đóng băng. Nhưng tới tháng ba băng trở nên gồ ghề và không chắc chắn, còn tuyết trên những vách núi ven sông nhìn thật ảm đạm và thê lương. Tôi chán đi học, chán mớ quần áo mùa đông, những con phố đường đất lún sâu, những đụn tuyết bẩn thỉu và những đống tro đã nằm trong sân nhà quá lâu rồi. Chỉ một xáo động duy nhất trong trạng thái đơn điệu u ám trong tháng đó: khi d’Arnault Mù, người nghệ sĩ dương cầm da đen đến thị trấn. Ông ấy tổ chức một buổi hòa nhạc ở nhà hát opera vào tối thứ hai, rồi cùng người quản lí của mình ở lại thứ bảy và chủ nhật ở khách sạn đầy đủ tiện nghi của chúng tôi. Bà Harling biết ông d’Arnault nhiều năm rồi. Bà bảo Antonia nên đi gặp Tiny vào tối thứ bảy đó vì chắc chắn là họ sẽ chơi nhạc ở Nhà Của Các Chàng Trai.

Tối thứ bảy, sau khi ăn tối, tôi chạy vào trung tâm đến khách sạn và lẳng lặng lẻn vào khách sảnh. Tất cả ghế đều có người ngồi hết rồi, và không khí có mùi xì-gà dễ chịu. Khách sảnh từng có hai phòng và sàn nhà võng xuống ở chỗ bức vách ngăn đã bị dỡ bỏ. Gió bên ngoài làm cho tấm thảm trải sàn dài gợn sóng. Một cái bếp lò đốt bằng than đá chiếu sáng cả hai đầu căn phòng và chiếc đàn piano cánh để mở ở giữa.

Đêm hôm đó trong ngồi nhà ấy có một bầu không khí tự do vì bà Gardener đã đi Omaha trong một tuần. Johnnie đã uống với khách tới khi thần trí ông ấy không còn tỉnh táo nữa. Bà Gardener là người điều hành việc kinh doanh và trông nom mọi thứ. Chồng bà đứng ở quầy lễ tân đón khách tới. Ông ấy là người rất được mọi người yêu mến nhưng lại không phải là người biết quản lí.

Phải công nhận bà Gardener là người phụ nữ mặc đẹp nhất ở Black Hawk, cưỡi con ngựa tốt nhất, có một cỗ xe hai bánh sang trọng và một chiếc xe trượt tuyết nhỏ hai màu trắng vàng. Bà ấy dường như khá thờ ơ với tài sản của mình, không quan tâm đến chúng được bằng một nửa bạn bè mình. Bà ấy cao ráo, da ngăm ngăm, nghiêm khắc với nét gì đó giống như người Ấn Độ trong sự bất động cứng nhắc trên gương mặt. Tính bà ấy lạnh lùng và rất ít nói. Khách tới ở nhà bà ấy cảm thấy họ đang nhận ân huệ chứ không phải là ban cho. Ngay cả những vị lữ khách thông minh nhất cũng trở nên im lặng khi bà Gardener đứng lại nói chuyện với họ chốc lát. Khách quen của khách sạn chia thành hai tầng lớp: những người đã nhìn thấy kim cương của bà Gardener và những người chưa.

Lúc tôi lẻn vào phòng khách, Anson Kirkpatrick, nhân viên của Marshall Field đang ngồi ở đàn piano chơi những giai điệu từ một vở nhạc kịch hài lúc đó đang diễn ở Chicago. Anh ta là một người đàn ông Ireland nhỏ thó bảnh bao, rỗng tuếch và vô duyên như một con khỉ, đi tới đâu cũng có bạn, tới bến cảng nào cũng có tình nhân như thủy thủ vậy. Tôi không biết hết những người ngồi trong phòng, nhưng tôi nhận ra một người bán hàng nội thất từ thành phố Kansas, một người bán thuốc, và Willy O’Reilly, người đi bán đồ trang sức và nhạc cụ. Mọi người toàn nói chuyện về khách sạn nào tốt khách sạn nào tệ, diễn viên và những tác phẩm âm nhạc vĩ đại. Tôi biết là bà Gardener đã đi Omaha để nghe Booth và Barrett sắp chơi nhạc ở đó vào tuần sau, và rằng Mary Anderson đang thành công lớn với vở ‘Câu chuyện Mùa đông’ ở London.

Cửa văn phòng mở ra và Johnie Gardener bước vào chỉ đường cho d'Arnault Mù – ông ấy không bao giờ chịu để dẫn đi. Ông ấy là con lai có vóc người đồ sộ, chân ngắn, và ông ấy gõ lên mặt sàn trước mặt mình bằng cây gậy đầu bịt vàng. Khuôn mặt vàng bủng của ông ấy ngước lên trong ánh sáng với một nụ cười ngoác mang tai khoe hàm răng trắng, còn đôi mí mắt quắt queo, mỏng như giấy của ông nằm bất động che đi đôi mắt mù.

“Chào các quý ông. Không có phụ nữ ở đây sao? Chúng ta sẽ chơi một chút nhạc nhỉ? Vị nào đó tối nay sẽ chơi cho tôi nghe chứ?” Đó là giọng nói hòa nhã, dịu dàng của người da đen giống như những giọng nói tôi nhớ được từ hồi còn thơ bé trong đó có vẻ phục tùng dễ bảo. Ông ấy cũng có cái đầu của người da đen nữa; gần như không giống đầu chút nào; phía sau hai tai không có gì hết ngoài những nếp gấp trên cổ bên dưới mớ tóc dày và quăn cắt cụt ngủn. Hẳn ông ấy đã trông thật đáng ghét nếu khuôn mặt ông không dễ thương và vui vẻ đến vậy. Đó là khuôn mặt vui vẻ nhất tôi từng thấy kể từ hồi rời Virginia.

Ông dò dẫm tìm đường đi thẳng đến cây đàn. Lúc ông ngồi xuống, tôi để ý thấy vẻ nhu nhược, nhút nhát mà bà Harling đã bảo. Trong khi ngồi hay đứng yên, ông ấy lắc lư không ngừng như một món đồ chơi bập bênh. Khi đánh đàn, ông ấy đu đưa theo nhạc, còn khi không chơi thì cơ thể ông ấy cứ giữ nhịp chuyển động này như một cái cối xay rỗng tiếp tục xay vậy. Ông ấy tìm thấy mấy cái bàn đạp và đạp thử, lướt đôi tay vàng bủng qua lại trên mặt phím đàn vài lần, thử thang âm, rồi quay sang mọi người.

“Bà ấy nói đúng các vị ạ. Không hề có gì xảy ra kể từ lần cuối tôi ở đây. Bà Gardener luôn cho người lên dây chiếc đàn này trước khi tôi tới. Giờ thì các quý ông, tôi mong là tất cả các vị đều có giọng hát tuyệt vời. Có vẻ là tối nay chúng ta có thể sẽ hát vài bài hát thuộc địa xưa cũ hay ho đấy.”

Cánh đàn ông tụ tập lại xung quanh khi ông bắt đầu chơi bản ‘Quê nhà Kentucky của tôi.’[1] Họ hát các giai điệu của người da đen liên tiếp nhau trong khi người nghệ sĩ ngồi lắc lư, đầu ông ấy ngửa ra sau, khuôn mặt vàng vọt ngẩng lên, đôi mí mắt nhăn nheo không bao giờ rung động.

Ông ấy được sinh ra ở miền cực nam xa xôi, ở đồn điền d’Arnault, nơi mà trụ cột của chế độ nô lệ vẫn còn khăng khăng níu giữ. Lúc được ba tuần tuổi, ông mắc một chứng bệnh khiến mình bị mù hoàn toàn. Ngay khi ông đủ lớn để tự ngồi và lẫm chẫm bước đi, một tai ách khác về cử động thần kinh của cơ thể xuất hiện rõ ràng. Mẹ ông, một cô hầu gái da đen đẫy đà làm việc giặt giũ cho nhà d’Arnault, kết luận rằng đứa con mù của mình có gì đó ‘không ổn trong đầu, và thế là bà ấy xấu hổ vì ông. Bà ấy hết lòng yêu thương ông, nhưng ông xấu xí với đôi mắt nhăn nheo và cái kiểu “bồn chồn” tới mức bà giấu ông đi không cho người khác nhìn thấy. Tất cả những món cao lương mĩ vị bà mang từ nhà lớn xuống là dành cho đứa con mù, bà ấy đánh đập những đứa con khác của mình bất cứ khi nào thấy chúng chọc ghẹo ông hay cố giật lấy cái xương gà từ tay ông. Ông biết nói sớm, nhớ mọi thứ trong đầu và người mẹ nói là ông ‘không hẳn đã không ổn.’ Bà đặt tên ông là Samson vì ông bị mù, nhưng ở đồn điền ông được gọi là ‘đứa con hồn nhiên của Martha da vàng.’ Ông dễ bảo và biêt tuân phục, nhưng tới năm lên sáu thì ông bắt đầu chạy ra khỏi nhà chơi, bao giờ cũng chọn một hướng duy nhất. Ông dò đường qua đám hoa tử đinh hương, men theo hàng rào cây hoàng dương lên cánh nam của nhà lớn, nơi tiểu thư Nellie d’Arnault sáng sáng lại tập đàn piano. Việc này làm mẹ ông tức giận hơn bất cứ điều gì khác ông có thể làm; bà ấy xấu hổ vì vẻ ngoài xấu xí của ông tới nỗi không thể chịu được khi có người da trắng nhìn thấy ông. Cứ khi nào bắt được ông chuồn ra khỏi nhà là bà ấy đánh ông tới tấp bằng roi không thương xót và cho ông biết những điều đáng sợ mà ngài d’Arnault già sẽ làm với ông nếu có bao giờ thấy ông đến gần nhà lớn. Nhưng lần tiếp theo Samson có cơ hội là ông lại chạy đi. Nếu tiểu thư d'Arnault ngừng tập một chút và đi tới cửa sổ thì cô ấy thấy đứa bé da đen nhỏ thó gớm ghiếc này, người mặc một mảnh vải gai thô đứng trong khoảng trống những hàng thục quỳ, cơ thể nó đu đưa tự động, khuôn mặt của kẻ mù lòa ngước lên hướng về mặt trời và mang biểu cảm sung sướng mê li đến ngu ngốc. Cô ấy thường muốn bảo Martha là đứa trẻ này phải được giữ trong nhà, nhưng không hiểu sao kí ức về khuôn mặt hạnh phúc, ngớ ngẩn của ông làm cô nản lòng. Cô nhớ rằng thính giác gần như là tất cả những gì ông có được – dù cô không nghĩ ra được là có thể ông có nó nhiều hơn những đứa trẻ khác.

Một ngày Samson đang đứng như thế trong khi tiểu thư Nellie đánh đàn cho giáo viên của mình nghe. Cửa sổ thì để mở. Ông nghe thấy tiếng họ đứng dậy khỏi cây đàn, nói chuyện một lát rồi rời khỏi phòng. Ông nghe thấy cánh cửa đóng lại sau lưng họ. Ông len lén tới cửa sổ trước và thò đầu vào: không có ai trong đó hết. Bao giờ ông cũng có thể phát hiện ra sự hiện diện của bất kì ai trong phòng. Ông đặt một chân lên bệ cửa sổ và ngồi giạng chân trên đó.

Mẹ ông cứ nhắc tới nhắc lui là nếu ông chủ phát hiện ra ông đang “xía vào chuyện của người khác” thì ông ta sẽ mang ông đem cho con chó ngao Anh. Có lần Samson đã tới chuồng của nó quá gần và cảm nhận được hơi thở khủng khiếp của nó trên mặt mình. Ông nghĩ tới chuyện đó, nhưng lại rút chân kia lên.

Ông tìm đường tới Vật đó trong bóng tối, tới miệng của nó. Ông chạm nhẹ vào và nó trả lời một cách dịu dàng và ân cần. Rồi ông bắt đầu sờ khắp cây đàn, lướt đầu ngón tay dọc theo thân bên trơn nhẵn, ôm lấy mấy cái chân chạm trổ, cố hình dung ra hình dáng và kích thước của nó, của khoảng không gian nó chiếm lấy trong cảnh tối tăm nguyên thủy. Nó lạnh lẽo và cứng ngắc không giống thứ gì hết trong vũ trụ tối tăm của ông hết. Ông trở lại miệng đàn, bắt đầu ở một đầu phím đàn và mò mẫm ấn xuống tạo nên âm thanh như tiếng sấm động trầm ổn xa hết mức có thể. Dường như ông biết được rằng phải làm vậy bằng ngón tay chứ không phải với nắm tay hay bàn chân. Ông tiếp cận loại nhạc cụ được con người chế tạo công phu này chỉ bằng bản năng và ôm chặt lấy nó, như thể ông ấy biết nó sẽ gắn chặt vào cuộc đời mình và khiến ông trở thành một con người vĩ đại. Sau khi đã thử qua tất cả các phím, ông bắt đầu đánh những đoạn nhạc mà tiểu thư Nellie vẫn tập, những đoạn nhạc vốn đã là của ông rồi, chúng nằm bên dưới mẩu xương sọ nhỏ xíu hình nón định rõ là lòng khao khát của sinh vật sống.

Cửa mở, tiểu thư Nellie và giáo viên dạy nhạc của cô đứng đằng sau, nhưng Samson mù lòa vốn rất nhạy cảm với sự hiện hữu của người khác lại không hề biết họ ở đó. Ông đang nghiên cứu những âm thanh đã nằm sẵn sàng ở đó trên những phím đàn lớn nhỏ khác nhau. Khi ông dừng lại một chút vì âm thanh bị sai và ông muốn bấm một nốt khác thì tiểu thư Nellie dịu dàng cất tiếng. Ông quay cuồng trong kinh hoàng, nhảy tới trước trong bóng tối, đập đầu vào ô cửa sổ để mở rồi hét lên và ngã xuống sàn với máu chảy ròng ròng. Ông bị thứ mà mẹ ông gọi là ngất. Bác sĩ tới và cho ông một liều thuốc phiện.

Khi Samson khỏe lại, cô chủ nhỏ dẫn ông trở lại cây đàn. Nhiều giáo viên đã thử qua với ông. Họ phát hiện ra ông có khả năng thẩm âm chính xác và một trí nhớ khác thường. Dù còn rất nhỏ nhưng ông đã có thể lặp lại tàm tạm bất kì tác phẩm nào nghe được. Dù có đánh sai bao nhiêu nốt ông vẫn không bao giờ mất tập trung vào đoạn nhạc, ông luôn tìm ra được điều cốt lõi bằng cách thức không theo quy tắc và đáng kinh ngạc. Ông làm giáo viên của mình mệt lử. Ông không bao giờ học như người khác, không bao giờ học được bất kì kết thúc nào. Ông luôn là một thần đồng người da đen chơi đàn sai chuẩn một cách kì diệu. Nếu là về chơi piano thì có lẽ như thế là tệ hại, nhưng về mặt âm nhạc thì đó là thứ có thật được truyền sức sống bởi khả năng cảm nhận được nhịp điệu, thứ mạnh mẽ hơn các giác quan thể chất khác của ông – nó không chỉ lấp đầy tâm trí tăm tối của ông mà còn không ngừng làm thể xác ông lo ngại. Nghe và xem ông chơi đàn là nhìn thấy một người da đen hạnh phúc theo kiểu chỉ có người da đen mới có thể hiểu được. Cứ như thể toàn bộ các cảm giác dễ chịu có thể có ở những sinh vật làm bằng máu thịt đều chất chồng trên những phím trắng và đen đó, và ông đang nhìn chúng đầy thèm muốn, làm chúng chảy nhỏ giọt qua kẽ ngón tay mình.

Đang chơi một điệu van nhanh thì giữa chừng đột nhiên d’Arnault bắt đầu chơi chậm lại và quay sang một người đứng cạnh mình thì thầm rằng, “Có ai đó đang nhảy ở đây.” Ông hất cái đầu tròn của mình hướng về phía phòng ăn. “Tôi nghe thấy tiếng bàn chân nhỏ nhắn, chắc là của con gái rồi.”

Anson Kirkpatrick leo lên một chiếc ghế và hé mắt nhìn qua thanh đố cửa. Ông ta nhảy xuống, giật mở cửa thật mạnh và chạy tới phòng ăn. Tiny, Lena, Antonia và Mary Dusak đang nhảy điệu van ở giữa phòng. Họ tách nhau ra và vừa bỏ chạy về phía bếp vừa cười khúc khích.

Kirkpatrick túm được khuỷu tay Tiny. “Có chuyện gì với mấy cô thế? Khiêu vũ một mình ở đây trong khi có cả một phòng đầy đàn ông cô đơn ở phía bên kia bức tường ngăn cơ đấy! Giới thiệu tôi với các bạn cô đi Tiny.”

Các cô gái vẫn đang cười và cố gắng trốn đi. Tiny trông hoảng hốt. “Bà Gardener sẽ không thích thế đâu,” chị ta chống chế. “Bà ấy sẽ phát điên lên nếu các anh tới đây nhảy với chúng tôi.”

“Bà Gardener đang ở Omaha đấy cô. Giờ thì cô là Lena phải không? Còn cô là Tony và cô là Mary. Các cô đã hết do dự chưa?”

O’Reilly và những người khác bắt đầu chất ghế lên bàn. Johnnie Gardener từ phòng làm việc của mình chạy vào.

“Từ từ đã các chàng trai!” ông ta van nài họ. “Các vị sẽ đánh thức bà bếp và sẽ có chuyện không hay xảy ra cho tôi mất thôi. Bà ấy không nghe thấy tiếng nhạc đâu, nhưng bà ấy sẽ xuống ngay nếu có bất kì chuyển động nào trong phòng ăn đấy.”

“Ôi trời, ông lo cái gì chứ Johnnie? Đuổi việc bà bếp và đánh điện cho Molly kiếm người khác. Thôi nào, sẽ không ai kể ra đâu.”

Johnnie lắc đầu. “Có một sự thật đó là nếu tôi uống một li ở Black Hawk thì Molly ở Omaha biết ngay!” ông ta nói vẻ bộc bạch.

Khách khứa cười to và vỗ vỗ lên vai ông. “Ôi dào, bọn tôi sẽ lo chuyện với Molly. Tự tin lên đi Johnnie.” Tất nhiên Molly là tên của bà Gardener. Dòng chữ ‘Molly Bawn’ lớn được sơn màu xanh dương hai bên thân màu trắng sáng chói của chiếc xe chuyển thức ăn trong khách sạn, ‘Molly’ được khắc bên trong nhẫn của Johnnie và trên cái hộp đựng đồng hồ của ông ta – đảm bảo là trên trái tim ông ta nữa. Đó là một người đàn ông nhỏ thó trìu mến và ông ta nghĩ rằng vợ mình là một người phụ nữ tuyệt vời; ông ta biết rằng không có bà ấy mình sẽ chẳng hơn gì một chân tiếp tân trong khách sạn của ai đó.

Nghe Kirkpatrick nói xong, d’Arnault vươn mình choán lấy cả chiếc đàn và bắt đầu tấu nên một điệu nhạc khiêu vũ sôi động trong khi mồ hôi lấp lánh trên mái tóc ngắn giống như len và trên khuôn mặt ngước lên của mình. Nhìn ông giống như một vị thần niềm vui nào đó của Phi châu sáng long lanh, cơ thể tràn trề thứ nhựa sống hoang dã, mạnh mẽ. Cứ khi nào những người khiêu vũ dừng lại để đổi bạn nhảy hay lấy hơi là ông lại cất tiếng oang oang, “Ai đang không giữ lời với tôi đấy? Tôi cá là một anh chàng thành phố đây mà! Giờ thì các cô không định để sàn nhà nguội đi đấy chứ?”

Mới đầu Antonia có vẻ hoảng sợ và cứ nhìn Lena và Tiny qua vai Willy O’Reilly vẻ dò hỏi. Tiny Soderball có vóc người thon thả với đôi bàn chân nhỏ nhắn hoạt bát và phần mắt cá chân xinh xắn – chị ta mặc váy rất ngắn. Chị ta nhanh miệng, chuyển động nhẹ nhàng và cư xử khéo léo hơn mấy cô gái kia. Mary Dusak có khuôn mặt to bè và rám nắng có hơi điểm vết thâm do đậu mùa, nhưng nhìn chung là xinh xắn. Chị ta có mái tóc màu hạt dẻ quấn thành lọn tuyệt đẹp; trán thấp và mịn màng cùng với đôi mắt sẫm màu uy nghi nhìn thế giới vẻ bàng quan và gan dạ. Trông chị ta táo bạo, tháo vát và cẩu thả, mà đúng là thế thật. Họ đều là những cô gái xinh đẹp, nước da tươi tắn vì lớn lên ở vùng thôn dã, và trong mắt họ có vẻ rực rỡ mà chao ôi, không phải dùng phép ẩn dụ chứ nó được gọi là ‘ánh sáng tuổi trẻ.’

D’Arnault chơi tới khi người quản lí của ông tới đóng cây đàn lại. Trước khi rời đi, ông cho chúng tôi xem chiếc đồng hồ bằng vàng điểm giờ và một chiếc nhẫn hoàng ngọc được một nhà quý tộc Nga nào đó tặng vì hài lòng với những giai điệu của người da đen nghe d’Arnault chơi ở New Orleans. Cuối cùng ông ấy gõ gậy tìm đường lên lầu sau khi cúi chào mọi người vẻ ngoan ngoãn và hạnh phúc. Tôi đi về nhà với Antonia. Chúng tôi phấn khích tới mức sợ phải đi ngủ. Chúng tôi nấn ná một lúc lâu ở cổng nhà Harling, thì thầm nói chuyện trong cái lạnh tới khi cơn bồn chồn chậm chạp tan biến.

 


[1] ‘My old Kentucky Home,’ một bản ballad chống lại chế độ nô lệ được sáng tác vào năm 1852.

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm