TIN TỨC

Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-19 10:11:35
mail facebook google pos stwis
367 lượt xem

TS. LA MAI THI GIA


Đồng tiền ngoại thương vào thế kỷ XIX tại Việt Nam.

 

Một trưa hè cách đây không lâu, tôi ngồi với một người bạn từ miền Trung vào, uống mấy ly bia hơi Sài Gòn trong cái quán ven đường phía bên Thủ Thiêm, lúc ấy cầu Ba Son chỉ mới khởi công được nửa đường, còn ngổn ngang cát đá xi măng. Đã quá đầu giờ chiều, quán vắng tanh chỉ còn 2 đứa, câu chuyện về thuở thiếu thời của một đứa li quê và một đứa bám quê cũng đã dịu dần. Trong không gian yên tĩnh chỉ lao xao tiếng gió lùa trong mấy đám dừa nước xung quanh bỗng vang lên câu hát ru con bằng cái giọng miền Tây ngọt lịm:

Ầu ơ…ơ… Anh ham chi đồng bạc con cò

Bỏ cha bỏ mẹ, ầu… ơ… ơ bỏ cha bỏ mẹ theo phò Lang- Sa… ơ…. ơ

Người bạn ngạc nhiên hỏi “trời đất, cũng có câu hát ru con về đồng bạc con cò luôn hử?”. Tôi – cái đứa hơn 20 năm điền dã khắp vùng quê Nam Bộ, táy máy tò mò với bao nhiêu cuốn ca dao dân ca Nam Bộ từ cuối thế kỷ 19 đến nay – khẳng định chắc nịch “có chứ, thậm chí còn nhiều nữa là khác”. Nói rồi, từ từ nhẫn nha đọc cho bạn nghe hết câu ca này đến câu ca khác, câu chuyện lại tiếp tục kéo dài cho đến lúc mặt trời từ từ trôi xuống phía bên kia sông Sài Gòn, đỏ au một vùng mây nước mênh mông.

Trải qua thời kỳ dài mấy mươi năm là thuộc địa của Pháp từ cuối thế kỷ 19 cho đến năm 1945, bên cạnh những tác động mạnh mẽ về chính trị và kinh tế thì văn hóa miền Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Pháp ở nhiều mặt như giáo dục, ngôn ngữ, văn chương, sinh hoạt vật chất và tinh thần… Tránh sao khỏi những dấu ấn đậm nét của người Pháp để lại trong những câu hát dân gian xưa cũ của miền Nam do nhân dân sáng tác, những câu hát ấy không nhằm để miêu tả, kể lể về bối cảnh xã hội, chính trị của đất nước trong thời kỳ đặc biệt ấy mà chỉ là do người dân mượn cớ để nói về tâm tư tình cảm của mình. Tìm đọc các bộ sưu tập câu hát dân gian đã được xuất bản ở Sài Gòn giai đoạn từ năm 1988 đến 1945 với những người mở đầu như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Công Chánh, Nguyễn Bá Thời…, dù không biết gì về lịch sử cũng sẽ thấy rất rõ sự có mặt của người Pháp ở Nam Bộ đã tác động một cách tự nhiên đến đời sống hàng ngày của nhân dân qua các câu hát dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác. Về sinh hoạt vật chất, có lẽ nên nhắc đến trước hết là đồng bạc Đông Dương mà vẫn được lưu hành trong nhân dân qua nhiều cái tên khác nhau như “đồng bạc trắng”, “đồng bạc đầu hình” ,  “bạc trắng hoa xòe”, “đồng bạc con cò”, “bạc trắng thằng Tây”… Các cách gọi như trên đều nhằm để chỉ các loại tiền lưu thông ở các nước Đông Dương trong thời thuộc địa. Sau khi chiếm được Đông Dương, Pháp cho phát hành đồng bạc chung này để nhằm ổn định tình hình tiền tệ ở các nước thuộc địa và cũng để dễ bề điều hành kinh tế thương mại. Đồng bạc trắng hay đồng bạc con cò tức là để chỉ màu trắng của loại bạc đúc tiền và hình con cò (thực ra là hình con ó nhưng dân gian nhìn như con cò quen thuộc của nước mình) in dập nổi trên một mặt của đồng tiền.

Câu hát ru con của cô gái miền Tây ở trên như một lời trách móc người yêu vì ham “bạc trắng thằng Tây” mà theo giặc Lang Sa, đầu quân vào làm lính tập để ăn lương. “Lang- Sa” hay Pha Lang Sa, Phú Lang Sa hay Phú Lãng Sa … là cách mà người Việt dùng để chỉ người Pháp ở Nam Bộ hồi đầu thế kỷ 19 một cách phổ biến mà ngày nay không còn dùng nữa.

Tương tự như câu hát ru con ở trên cũng có một câu hát là lời trách móc của cô gái với người đàn ông của mình:

“Tham chi bạc trắng thằng Tây

Anh đi lính tập bỏ bầy con thơ”

Lính tập là các đơn vị quân đội bản xứ do người Pháp tổ chức thành lập nhằm phụ trợ cho quân chính quy Pháp trong việc đánh dẹp các thế lực chống đối và nhằm bảo vệ an ninh của chính quyền cai trị sau khi chiếm được Nam Kỳ. Tên đồng bạc con cò còn xuất hiện trong những câu hát dân gian có tính huê tình, giao duyên nam nữ, chứ không chỉ là lời trách móc người chồng theo giặc như câu hát ru con ở trên

“Cưới em phải bạc con cò

Đâu phải hẹn hò nói chuyện đẩy đưa”

Hay

“Con cò nó bạc như vôi,

Chứ tôi với bạn xứng đôi quá chừng”

Cụm từ “con cò nó bạc như vôi” khiến ta dễ liên tưởng đến hình ảnh con cò trắng muốt, một biểu tượng quen thuộc trong văn học Việt Nam và là một loài vật quen thuộc trên cánh đồng lúa ở các vùng nông thôn nước ta. Tuy nhiên trong câu này lại dùng để chỉ đồng bạc con cò – đồng bạc Đông Dương của Pháp, cũng vừa nói đến sự bạc nghĩa bạc tình, chỉ vì tiền tài vật chất mà đôi lứa phải chịu xa nha.

Hoặc ngược lại, là lời trách móc của chàng trai bị người yêu phụ bạc cũng vì cái nghèo hèn của mình, tình yêu của anh ta bị vụt mất bởi những đồng bạc trắng. Có thể đó là lời trách cứ, giận dữ:

“Thằng Tây đen, đồng bạc trắng

Em ham chi đồng bạc con cò

Đêm nằm với nó đen mò như cục than”

 

“Anh tiếc cho em phận gái má đào

Ham đồng bạc trắng, dấn mình vào Tây đen”

Hay lại là lời thương tiếc xót xa của anh chàng khi nhìn tấm thân xinh đẹp nõn nà hay nhân phẩm của người yêu mình bị chà đạp bởi đồng tiền:

“Ngán thay đồng bạc con cò

Tiếc thay giá trắng đen mò vì mi”

Ngoài cách gọi là đồng bạc con cò hay đồng bạc trắng thì “đồng bạc đầu hình” cũng là cách mà dân gian Nam Bộ hay dùng để chỉ đồng bạc Đông Dương này.

Giàu kết dươn, khó lại phụ tình,

Sao mình không nhớ thưở bạc đầu hình trao tay”.

“Cái thân em nom kỷ cũng tỷ như đồng bạc đầu hình,

Người người ai cũng muốn nhìn,

Bớ anh ôi, lăng xăng đương buổi chợ, biết gởi mình vào đâu?”

Đồng bạc đầu hình chính là cách mà dân gian dùng để gọi đồng xu mà mặt trước in hình bà đầm Marianne đầu đội vương miện cùng hào quang tỏa sáng (biểu tượng nền Tự do của Cộng hòa Pháp).

Ngoài ra, còn một tên gọi nữa về đồng bạc Đông Dương đã từng được nhà văn Ma Văn Kháng đặt tên cho cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của mình, đó là đồng bạc trắng hoa xòe. Trong một câu hát dân gian cũng có nhắc đến tên gọi này:

“Em ham đồng bạc hoa xòe

Trốn cha trốn mẹ đi kề thằng Tây”

Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.

Trong lúc tôi đang thao thao bất tuyệt với anh bạn về kiến thức của mình thì phía sau hàng dừa nước lại vang lên câu hò ngọt xớt:

“Hò.. ơ…ơ.. Cha mẹ tôi sinh ra ba người con gái, bày người con trai. Phận tôi là út, kết thúc cây kiềng vàng. Áo đen kia ba mớ, bạc đầu hình chẵn trăm… hò ơ ơ ơ…”.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm
55 năm “Đi trong hương tràm”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Tấm “Giấy thông hành” văn chương
Bài đăng báo Văn nghệ số 35+36/2023
Xem thêm
Bài thơ ĐI HỌC được viết khi tác giả mới 15 tuổi
Hôm qua em đến trườngMẹ dắt tay từng bước...
Xem thêm
Bạn văn ở quê
Đọc Mai Tiến Nghị ( MTN) những năm gần đây, tôi quý giọng văn mộc mạc, chân quê của người vùng chân sóng. Tại trại viết Phú Yên do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, tôi gặp Mai Tiến Nghị. Nhà văn quê hương vốn là lính thời chống Mỹ hẹn hò, dịp nào về quê gặp nhau.
Xem thêm
Thấy gì ở nghệ thuật… xấu?
Bài đăng Văn nghệ số 34/2023
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 2)
Hồi đó ai chẳng thế, Xuân Oanh thường nói vậy mỗi khi các con hỏi vì sao ông theo Cách mạng.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 1)
Đây là bài viết mà sinh thời anh Châu đã âm thầm chuẩn bị với mong muốn một ngày nào sẽ kể lại cho họ hàng, bạn bè và mọi người biết thêm về một người vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là một chiến sỹ ở tuyến đầu trong cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu của Dân tộc
Xem thêm
Thú vị Bảy nổi ba chìm kiểu Nguyễn Bắc Sơn
Vấn đề không phải là Hồi kí thuần túy, mà là tự truyện.
Xem thêm