TIN TỨC

Điển cố trong thơ Xuân Diệu trước năm 1945

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-11-06 07:47:14
mail facebook google pos stwis
3036 lượt xem

Xuân Diệu được Hoài Thanh nhận định “mới nhất trong các nhà Thơ Mới”. Thơ Xuân Diệu là một sự lạ hóa về mặt ngôn từ với những cách tân độc đáo mới lạ bởi những ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng siêu thực của lối thơ Pháp. Tuy vậy, những quán tính của thơ cũ vẫn còn trong lối viết của ông. Điển tích điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật được ông vận dụng sáng tạo và có chủ đích.

Nhà thơ Xuân Diệu (ảnh Internet)

1. Nói đến thơ ca là nói đến những đặc trưng của tính hình tượng, đa nghĩa và hàm súc… Điều đó cho phép điển cố được dẫn dụng như một phương thức chủ đạo. Thơ Mới được xem là một trong những nhịp cầu của hai bến bờ thơ ca truyền thống và hiện đại. Bước sang quỹ đạo của thơ ca hiện đại, Thơ Mới không hề đoạn tuyệt với thơ cũ, những ảnh hưởng của âm hưởng thơ Đường, thi pháp văn học trung đại, đặc biệt nghệ thuật dụng điển vẫn song hành bên cạnh những bút pháp mới trong các sáng tác.

Xuân Diệu được biết đến là nhà thơ chịu những ảnh hưởng sâu sắc của lối viết phương Tây. Tuy nhiên, những đặc trưng của thơ ca trung đại, trong đó có điển cố vẫn được ông dẫn dụng trong các sáng tác của mình. Điển cố trong thơ ông không phải là một đồ cổ cũ kĩ lạc hậu trong đối tượng thẩm mỹ hay là sự vụng về, sùng cổ trong bút pháp. Ngược lại, bằng nghệ thuật sử dụng điển cố tài tình, Xuân Diệu đã góp phần chắp cánh cho Thơ mới tích cực hòa nhập với quỹ đạo tiếp nhận của công chúng đương thời.

Nửa đầu thế kỉ XX, khi nền Hán học suy vi, các nhà Thơ Mới nói chung, Xuân Diệu nói riêng ít nhiều chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thơ Pháp. Tuy là một trí thức Tây học nhưng Xuân Diệu vẫn có những ảnh hưởng từ người cha của mình. Chữ Hán đã được ông học tập từ rất sớm. Nhà thơ yêu thích và thuộc nhiều bài thơ Đường, nhiều tác phẩm kinh điển của văn học trung đại nước ta. Đó là cơ sở để ông nắm vững về điển cố và dẫn dụng chúng một cách chủ động, linh hoạt vào trong các sáng tác của mình.

Như đã biết, thơ ca cổ điển phương Đông chuộng trầm tĩnh, chú trọng sự tương giao, tương hợp, nặng về biểu ý, biểu tình… Đó chính là cội nguồn của tư duy Thơ mới. Cho nên không hề mâu thuẫn khi trong các bài thơ của Thơ Mới, trong đó có tác phẩm của Xuân Diệu vừa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng lại vừa yêu chuộng việc sử dụng từ Hán Việt, thi liệu, dẫn dụng các điển cố là những biểu tượng của thơ ca truyền thống. Mượn phương tiện của phương Tây, truyền tải hồn vía của phương Đông là đặc trưng của Thơ mới nói chung và của thơ Xuân Diệu nói riêng.

Trình giữa làng Thơ Mới với một cái tôi đa phong cách, thơ Xuân Diệu trước năm 1945 vừa mang tính hiện đại lại vừa mang hơi hướng cổ điển. Trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió, một số bài thơ như Vội vàng, Vô biên, Huyền diệu, Đây mùa thu tới,… chịu ảnh hưởng rõ nét, có nhiều cách tân trong lối viết được học hỏi từ thơ Pháp bởi chúng thiên về thế giới trữ tình, tràn đầy cảm xúc với những thức cảm thời gian… Một số bài thơ khác như Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ, Nhị hồ, Mơ xưa… lại có hơi hướng cổ điển, mang tính chất hoài cổ, trang nhã, sâu sắc thâm trầm. Việc vận dụng những điển tích, điển cố vào nhóm bài này là hoàn toàn có chủ ý sáng tác. Dĩ nhiên, điển cố mang đến cho những bài thơ này nhiều giá trị thẩm mĩ độc đáo, quan trọng.

2. Được biết đến là “ông hoàng thơ tình” với những mộng Đường thi, Tống thi và cung sự nuối tiếc một thời quá khứ vàng son là cơ sở để Xuân Diệu tìm về những con người tài sắc của một thời. Họ là những minh quân, tôi hiền, giai nhân tuyệt sắc, tức những hình mẫu lí tưởng trong quan niệm về con người của chủ nghĩa lãng mạn. Những điển nhân danh là nhân vật lịch sử như Lộng Ngọc, Tiêu Lang, Bao Tự, Ly Cơ, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi… không còn đơn thuần là những câu chuyện lịch sử về các giai thoại… mà hàm ẩn trong đó nhiều giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Cái hay của việc vận dụng những điển cố này là truyền tải một tư tưởng thẩm mỹ về khát khao tìm thấy con người lý tưởng ngay cả trong tiềm thức:

… Và nàng Lộng Ngọc lấy Tiêu Lang,

Cưỡi hạc một đêm bay lên trời.

Vua Trần hậu chúa ngó trăng vàng,

Khúc Hậu đình hoa đương lên khơi.

[….] Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi,

Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng

Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng,

Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi.

(Nhị hồ)

Trước sự bất hòa với thực tại của chủ nghĩa lãng mạn, xuất phát từ cảm hứng hoài vãng, trong Mơ xưa, Xuân Diệu mượn chuyện Chiêu Dương, Hậu Đình, chuyện Hán Cao Tổ… để tìm đến lý tưởng, những điều phi thường vượt trên hiện thực tầm thường, tù túng:

Những Chiêu Dương, những Hậu Đình tráng lệ

Đẹp vì chưng xây với oán cung phi.

Cung nhà Tần trùng điệp mái lâm ly,

Hán Cao Tổ đốt chín ngày mới hết;

Tần cung nữ ba mươi trăm, chẳng biết

Gót sen vàng liễu yếu chạy về đâu?

Không chỉ những trang giai nhân tuyệt sắc mà những người nữ vô danh như “kỹ nữ”, một đề tài quen thuộc của thơ trung đại, cũng chính là cảm thức “đồng cảm tương liên” để nhà thơ tiếc nuối quá khứ, nghiền ngẫm về cái tôi bản thể giữa cuộc đời. Lời kỹ nữ, bài thơ mượn lại điển thi ca trong bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, là tiếng lòng của một phút thoáng qua giữa mối tình đầy tri kỉ và sâu đậm – “kỹ nữ” và du khách”

Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt,

Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.

Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi,

Gỡ tay vướng để theo lời gió nước

(Lời kỹ nữ)

Cùng với điển nhân danh, các điển địa danh được dẫn dụng cũng làm sống lại không khí của một thời vang bóng. Hệ thống điển địa danh trong thơ Xuân Diệu trước 1945 có số lượng khá lớn, chủ yếu có nguồn gốc văn hóa Hán học, có tác dụng to lớn trong việc phục dựng không gian quá khứ là không gian đẹp đẽ, mỹ lệ, trang trọng, đối lập với không gian chật hẹp, tầm thường trong hiện tại. Ví như, trong Nguyệt cầm, một bến “Tầm Dương” mơ về với dư âm tiếng đàn vang vọng đã làm cho thiên nhiên âm nhạc và con người tương tư, hòa lẫn trong nhau. Nếu tiếng đàn của Bạch Cư Dị hiện lên với những cung bậc tâm trạng của người kĩ nữ bị ruồng bỏ, của người nghe đàn bị đày đọa thì tiếng đàn của Xuân Diệu như là gam màu chủ quan của cái tôi trực cảm can thiệp:

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời;

Đàn ghê như nước lạnh trời ơi!

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…

3. Những điển tích nhân danh, địa danh dẫn ra trên đây là minh chứng cho phong cách mới lạ độc đáo của Xuân Diệu: kế thừa mạch nguồn thơ ca phương Đông, tiếp thu tinh hoa thơ phương Tây để vươn tới những giá trị mới mẻ, độc đáo. Dùng điển đã trở thành phương thức sáng tác đầy dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nghệ thuật dụng điển đã chứng minh Xuân Diệu khước từ những khuôn sáo gò bó của thơ ca trung đại, nhanh chóng hòa vào quỹ đạo của thơ ca hiện đại. Với ngòi bút vừa phóng khoáng, bay bổng, lãng mạn lại vừa tài hoa, uyên bác, truyền tải cả hơi hướng Đông – Tây, Xuân Diệu đã mang tới cho phong trào Thơ Mới tiếng nói của thơ ca dân tộc giản dị mà sâu sắc. Và điều độc đáo ở chỗ, chính nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ Mới” lại là người chủ động vận dụng “cái cũ” nhất của thơ ca truyền thống là điển cố vào trong sáng tác của mình một cách hiệu quả. Đây là một trong những đặc điểm độc đáo trong phong cách thơ Xuân Diệu trước 1945 mà lâu nay chúng ta ít để ý.

NGUYỄN CÔNG TRÍ

Báo Giáo Dục & Thời Đại

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm