TIN TỨC

Đọc Phù sa châu thổ của Hoài Hương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-18 19:11:07
mail facebook google pos stwis
742 lượt xem

PGS.TS VÕ VĂN NHƠN

Tác phẩm  Phù sa châu thổ của nhà văn Hoài Hương gồm có 12 truyện ngắn và 5 tạp văn. Bối cảnh trong những truyện ngắn này khá đa dạng, đó có thể là những hoạt động khoa học như khoa học nông nghiệp, công nghệ thông tin cho đến hoạt động của giới văn học nghệ thuật. Một vài truyện của chị có thể xếp vào văn học sinh thái rất thời thượng hiện nay, như Phù sa châu thổ, Thanh xuân thành phố. Trong lĩnh vực nào, Hoài Hưng cũng tỏ ra có những am hiểu nhất định, từ lĩnh vực khoa học đến nghệ thuật như hội họa, điện ảnh, ca nhạc.

Truyện của Hoài Hương giàu tính thời sự, mang không khí của thời đại, từ chuyện môi trường sinh thái đến cơn hồng thủy của đại dịch Covid vẫn còn đang nóng bỏng hiện nay, đặc biệt là những câu chuyện của tuổi trẻ năng động trong thời đại thông tin, thể hiện ở những nhân vật chính trẻ trung, sôi nổi. Chị cũng nắm bắt được ngôn ngữ của giới trẻ, ngôn ngữ của thế hệ Z với những netizen, với những trend, style. Nhờ vậy mà văn phong chị trẻ trung, linh hoạt.  

Đọc truyện ngắn Hoài Hương, thấy một sự lạc quan không hề nhỏ của nhà văn về tương lai của thành phố chúng ta, một sự tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của đất nước, đặc biệt là niềm tin ở thế hệ trẻ. Nhân vật chính nào trong Phù sa châu thổ cũng trẻ trung, ngoại hình đẹp đẻ, có kiến thức sâu rộng, giỏi giang… Nữ thì có Phù Sa trong truyện Phù sa châu thổ, một trí thức Việt Kiều trẻ nặng lòng với quê hương, với môi trường sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long; có Châu Long con nhà danh gia vọng tộc nhưng lại đam mê nghiên cứu các giống lúa để trở thành thạc sĩ chuyên ngành lúa gạo; có cô MC Diệu Hoàng cá tính, xinh đẹp, là KOL của giới trẻ trong truyện Covid đi qua, tình yêu ở lại. Đặc biệt những nhân vật nam chính thường là “nam thần” có vóc dáng chuẩn, cao trên 1m8, ngoại hình như người mẫu như Hoàng của Phù sa châu thổ, Việt trong Vâng! Đó là thành phố quê hương tôi, Tuấn trong truyện Tuồi 20 sóng gió, tuổi 25 ngọt ngào, Linh tiến sĩ luật trong Người học trò bí ẩn và gia sư sang chảnh, Minh trong Covid đi qua, tình yêu ở lại, chàng ca sĩ kiêm nhạc sĩ Giang ở truyện Trong cơn mê giữa hai bờ sinh tử, Hoàng Lâm tiến sĩ nông học, soái ca của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI trong Giấc mơ cánh đồng lúa rồng… Họ đều có tâm hồn trong veo không tì vết, luôn sống vì lý tưởng, vì quê hương đất nước, vì thành phố thân yêu của mình. Họ có thể gặp những thử thách do hoàn cảnh khó khăn, do bị những con người cơ hội ngăn trở. Họ dẫu có lỗi lầm, vấp ngã nhưng rồi cuối cùng cũng vượt qua được tất cả để chiến đấu, để thực hiện được lý tưởng phục vụ cho thành phố, cho đất nước của mình, nhờ bản thân có sự tỉnh thức kịp thời, nhờ sự giúp đỡ của những con người tốt xung quanh họ. Cũng nhờ vậy mà họ đã giành được những tình yêu của những cô gái cũng xinh đẹp, giỏi giang không kém. Tuấn trong truyện Tuổi 20 sóng gió, tuổi 25 ngọt ngào chẳng hạn, một chàng trai có tài năng về IT nhưng ngoại hình xấu xí nhờ sự giúp đỡ của madame CEO công ty mà trở thành nam thần với uớc mơ cống hiến cho thành phố thân yêu của mình, để nó trở thành “một thành phố thông minh, một thành phố rực rỡ sánh ngang tầm những thành phố lớn nhất của hành tinh Trái Đất”. Việt trong Vâng! Đó là thành phố quê hương tôi là một họa sĩ trẻ có tài, đã vượt qua những cám dỗ của đồng tiền để sống đến cùng với lý tưởng vì nghệ thuật của mình, cũng vì thành phố quê hương của mình. Minh, một tiến sĩ y khoa trong Covid đi qua, tình yêu ở lại đã chiến đấu hết mình vì sức khỏe của nhân dân thành phố, vì thế mà đã giành được tình yêu của nàng MC Diệu Hoàng xinh đẹp, giỏi giang từ  tay một nam thần IT nhưng ích kỷ, hèn nhát khi đối diện với đại dịch Covid.

Trong những truyện ngắn trong tập, tôi đặc biệt thích truyện ngắn Mùi của mẫu hậu. Dù truyện này không có tính thời sự như các truyện ngắn khác, nhưng tôi đã tìm thấy ở đó sự tinh tế mà chỉ có một cây bút nữ mới thể hiện được khi miêu tả những sắc thái khác nhau trong tâm trạng của nhân vật đóng vai thái tử lúc casting với những ứng viên vào vai mẫu hậu.

Về năm tạp văn của Hoài Hương trong tập sách này, trừ Thanh xuân cùng văn chương thành phố là những tâm tình của nhà văn về Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, về thành phố mà chị đã gắn bó 46 năm nay, còn những tạp văn khác cũng là những trăn trở về việc giữ gìn truyền thống đấu tranh trong kháng chiến, về môi trường sinh thái đang bị hủy hoại. Đây hẳn là những ưu tư thường trực của nhà văn.

Có thể nói, tác phẩm Phù sa châu thổ của nhà văn Hoài Hương như Lời nói đầu của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn mang đậm “mạch cảm hứng, dòng chảy truyền thống cách mạng, quê hương”, tác giả “đầy cảm xúc, say đắm khi viết về mảng đề tài này”.

Cuối cùng, là một nhà giáo, thường phải đọc để phản biện các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, vì vậy tôi đã đem con mắt méo mó nghề nghiệp để soi chiếu một vài sai sót về hình thức trong tập sách Phù sa châu thổ này. Cuốn sách vẫn còn một số lỗi đánh máy, một số lỗi viết hoa viết thường, lỗi ghi tiếng nước ngoài… Nếu có điều kiện tái bản, nên xem lại những sai sót này.

Xin chúc mừng nhà văn Hoài Hương với tác phẩm mới này, mong chị sẽ có nhiều tác phẩm thành công hơn nữa.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cảm xúc thành lời
Bài viết về tập truyện HỒN MA FB của nhà thơ Đỗ Anh Thư.
Xem thêm
Nhịp thời gian – nhịp thở tâm hồn
Bài viết về tập thơ Nhịp thời gian của Hoàng Đình Hòa
Xem thêm
Cổ tích mới thời thế giới phẳng
Về tập truyện Hồn ma Facebook của Đỗ Anh Thư
Xem thêm
Cổ tích cảnh sát - Ánh sáng từ những ngôi sao trên công an hàm!
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển, nên sẽ dễ ngạc nhiên và tò mò khi nghe cái tên tác phẩm này. “Cổ tích cảnh sát”? Chuyện cổ tích dành cho cảnh sát giới hay chuyện cổ tích về cảnh sát?
Xem thêm
Những con người trong CƠN MƯA DÀI khát khao hạnh phúc
Nhân đọc tập truyện vừa của nhà văn Lệ Hồng
Xem thêm
Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt
“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận,
Xem thêm
Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định
Xem thêm
Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!.
Xem thêm
Đọc “Nước mắt và niềm vui...” của đại tá Vũ Thành Trung
Tham luận của nhà văn Kim Quyên tại buổi ra mắt sách của Đại tá Vũ Thành Trung
Xem thêm
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình”
Với mong muốn giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về cuộc sống khó khăn vất vả nhưng đầy lạc quan tại huyện đảo Trường Sa, nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt bộ sách Trường Sa! Biển ấy là của mình (Lionbooks và NXB Hà Nội). Bộ sách được thực hiện song ngữ Việt – Anh với 2 tập: Phong ba nơi đầu sóng và Biển ấy là của mình.
Xem thêm
Triệu ngày khắc khoải cùng sự hy sinh của người lính
‘Triệu ngày khắc khoải’ là cuốn sách thu hoạch từ cuộc vận động viết về đề tài thương binh liệt sĩ, vừa được tổng kết và trao giải vào sáng 22/12 tại TP.HCM.
Xem thêm
Thi pháp nhân vật, một thành công lớn về Lốc xoáy của nhà văn Võ Minh
Bài viết của thầy giáo Lê Đình Hòa đăng trên Dân Việt.
Xem thêm
Những hình ảnh ấm áp về buổi ra mắt Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín
Những hình ảnh ấm áp về buổi ra mắt Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín.
Xem thêm
Nhà văn trẻ và cuộc trinh thám từ dấu vết muội tro
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất vừa đóng góp tác phẩm mới có tên gọi Muội tro vào dòng văn học trinh thám.
Xem thêm
Sinh viên đồng hành cùng “Miền Nam xưa ngái”
“Miền Nam xưa ngái”- những câu chuyện ám ảnh về người & đất
Xem thêm
Trưng Nữ Vương - Tiểu thuyết lịch sử của Phùng Văn Khai (Hồi thứ hai phần 2)
Nhà văn Phùng Văn Khai sinh năm 1973 tại ại Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Anh hiện đang công tác Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp bậc thượng tá, chức danh Phó Tổng Biên tập, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Phó Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam Nhiệm kỳ (2020 - 2025). Phùng Văn Khai được biết đến là một tác giả viết nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử nhất gồm 6 bộ gồm: Phùng Vương, Ngô Vương, Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc. Và sắp tới đây anh sẽ ra mắt bộ tiểu thuyết thứ 7 “Trưng Nữ Vương”. Trong những tiểu thuyết lịch sử của anh, bạn đọc đặc biệt chú ý đến các bộ tiểu thuyết; Phùng Vương, Ngô Vương, Triệu Vương phục quốc, trong đó bộ tiểu thuyết Ngô Vương nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam thời kỳ 2016 - 2019. Qua trao đổi trước khi bộ Trưng Nữ Vương sắp được ra mắt, anh cho biết, bộ tiểu thuyết lịch sử này sẽ có nhiều nét mới trong lối hành văn nên văn phong cũng khác hẳn. Và tiểu thuyết Trưng Nữ Vương là tiểu thuyết đầu tiên của anh có nhiều tình tiết hư cấu, có nhiều giai thoại lẫn thần thoại xoay quanh các nhân vật chính, nó thể hiện sự khác lạ so với các tiểu thuyết trước đây. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Hồi thứ nhất của Bộ tiểu thuyết lịch sử này.Phùng Hiệu giới thiệu
Xem thêm