TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • Gắn kết giữa nhà văn với doanh nhân: Tạo thêm cảm hứng cho sáng tạo

Gắn kết giữa nhà văn với doanh nhân: Tạo thêm cảm hứng cho sáng tạo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-13 10:09:01
mail facebook google pos stwis
1169 lượt xem

Trong chiều dài 41 năm hình thành và phát triển của Hội Nhà văn TP. HCM, lần đầu Hội phối hợp cùng Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn tổ chức buổi tọa đàm DOANH NHÂN VIẾT VÀ VIẾT VỀ DOANH NHÂN để tạo điều kiên cho Doanh nhân, người làm ra giá trị vật chất và Nhà văn, người tạo nên giá trị tinh thần chính thức gặp nhau ở một diễn đàn bàn về nghề nghiệp.

Buổi tọa đàm có hơn 70 nhà văn và doanh nhân tham dự. Nhiều tham luận, nhiều ý kiến sâu sắc, vừa sát sườn thực tế vừa khơi gợi nhiều ý tưởng, nhiều giải pháp để Doanh nhân và Nhà văn có thể gặp gỡ và song hành tạo ra nhiều tác phẩm viết về doanh nhân bằng nhiều thể loại văn chương, phi hư cấu và hư cấu; vừa góp phần cho độc giả có được nhiều quyển sách hay về doanh nhân, doanh nghiệp, nhằm lan tỏa tri thức kinh doanh, lan tỏa khát vọng làm giàu cho dân, cho nước, đồng thời còn giúp nhà văn có thể xây dựng hình tượng doanh nhân trở thành nhân vật trọng tâm của văn chương, góp phần xây dựng kinh tế, văn hóa trong chiến lược phát triển Việt Nam hùng cường thịnh vượng trong giai đoạn sắp tới.

BBT Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh chọn đăng bài khai mạc của nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM và bài tham luận của nhà văn Lưu Vĩ Lân, người thành công nhiều tiểu thuyết mà nhân vật chính là doanh nhân, tại buổi tọa đàm “Doanh nhân viết và Viết về doanh nhân” vào sáng ngày 5/10/2022 tại Trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM (BBT Tạp chí Văn nghệ TP.HCM).
 

Ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội nhà văn TP. HCM và Tạp chí Văn nghệ TP.HCM
 

GẮN KẾT GIỮA NHÀ VĂN VỚI DOANH NHÂN: TẠO THÊM CẢM HỨNG CHO SÁNG TẠO

BÍCH NGÂN
Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, doanh nhân là lực lượng không chỉ giữ vai trò then chốt. Hoạt động của đội ngũ doanh nhân và hệ thống doanh nghiệp không chỉ tác động tới diên mạo kinh tế xã hội quốc gia mà còn có thể tác động tới sự thay đổi của cơ cấu kinh tế toàn cầu và cũng có thể làm thay đổi cả sự tồn sinh của cả nhân loại.

Còn trong sự phát triển của đất nước, hoạt động của các loại hình văn học nghệ thuật mà đặc biệt văn chương, luôn giữ một vị trí quan trọng. Các nhà văn (nhà thơ, nhà viết kịch, dịch giả văn học…) bằng tác phẩm sáng tạo của mình trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước và dựng nước, đã minh chứng sứ mệnh không nhỏ đối với số phận con người và cả số phận của dân tộc.

Sản phẩm được làm ra từ Doanh nhân và Doanh nghiệp giúp cho con người, cho xã hội có một cuộc sống đủ đầy hơn về vật chất và làm bệ phóng cho con người vươn đến những tầm cao mới, những khát vọng mới, mở ra những chân trời mới.

Sản phẩm được sáng tạo bởi các Nhà văn luôn là dưỡng chất của tâm hồn, khiến con người dò tìm được bản thể, không chỉ của riêng mình. Tác phẩm văn chương khiến cho xúc cảm tâm hồn được thăng hoa, đời sống nội tâm thêm phong phú và nhịp đập từ trái tim, nhiều khi không chỉ đập cho riêng mình, mà còn chung nhịp đập của trái tim quốc gia, trái tim dân tộc.

Và, do Doanh nhân, không chỉ là “người chiến sĩ”quả cảm tiên phong của thời bình, mà là đội ngũ giàu trí tuệ, đầy trách nhiệm với cộng đồng, với dân tộc, với đất nước, nên Doanh nhân là người dám thay đổi, dám bứt phá để vươn lên, giành lấy cơ hội hội nhập toàn cầu…nên trở thành “đối tượng” quyến rũ đối với Nhà văn, để Nhà văn có thể gặp gỡ, tiếp cận, khám phá…và qua sự trải nghiệm, chiêm nghiệm, qua cuộc đời thăng trầm, qua sự được mất và cả những trăn trở, ưu tư, những hoài mong, khát vọng của Doanh nhân, Nhà văn có thể nắm bắt được những mạch nguồn có giá trị nhân văn và tác phẩm văn chương có thể được hình thành, có thể được in thành sách và quyển sách đó có thể tạo nên giá trị tinh thần quý báu cho con người, cho xã hội, hôm nay và có thể còn giá trị đến mai sau.

Buổi gặp gỡ, tọa đàm hôm nay giữa các Doanh nhân và các Nhà văn, còn chính là dịp để chúng ta nhìn nhau và nhìn vào chính mình.

Nhìn người và nhìn mình, để xem chúng ta có “tương tác” được với nhau hay không? Và bước chân chúng ta có theo kịp nhau? Bởi, chỉ khi theo kịp nhau, sánh vai nhau thì chúng ta mới có thể đi cùng nhau trên con đường dài dẫn về phía trước: Doanh nhân, Doanh nghiệp sẽ làm nên những sản phẩm tốt hơn. Nhà văn sẽ viết nên những tác phẩm hay hơn. Bởi, văn học nghệ thuật (trong đó văn chương được ví như cái gốc của cây văn học nghệ thuật), là tinh hoa của văn hóa. Mà văn hóa vừa là động lực, vừa là đối tượng của kinh tế.

Một mặt, như người Nhật, với nền văn hóa thanh thoát, tỷ mỉ tới từng chi tiết, triết lý sống và triết lý về cái đẹp đạt mức thượng thừa, tôn thờ vẻ đẹp của từng loại hoa, từng cánh bướm…Trên nền tảng đó, họ đã đưa chất văn hóa đó của mình vào thiết kế xe hơi, tàu cao tốc, cầu đường, các hàng hóa vừa tốt vừa tinh tế…cho đến ẩm thực với từng cuộn sushi bắt mắt, xinh đẹp…đó là chưa kể những giá trị đặc biệt của thơ Haiku, tranh thủy mạc, nghệ thuật thủ công, chữ viết, xếp giấy…Cái đẹp của nghệ thuật tế vi của người Nhật đã và đang chinh phục toàn cầu. Nói nền tảng văn hóa tạo ra động lực cho kinh tế là thế.

Mặt khác, người Hàn với nền Văn hóa K- Pop, tức văn hóa đại chúng Hàn quốc, họ đưa từ âm nhạc, đến điện ảnh, đến thời trang, đến giải phẩu thẩm mỹ, và đặc biệt là văn học với chiến lược quảng bá toàn cầu của họ…đã và đang thành “hàng hóa” và đang chinh phục toàn cầu (nền văn hóa K-pop này hiện trị giá nhiều chục tỷ mỹ kim), chưa kể khi K- pop chinh phục thế giới nó trở thành phương tiện marketing cho cả thế giới biết đến Hàn và nền kinh tế Hàn hưởng lợi rất lớn. Văn hóa đã trở thành đối tượng cho kinh tế tạo ra sản phẩm.

Tìm ra mối nối này - giữa văn hóa nói chung và văn học nói riêng với kinh tế, kinh doanh - là băn khoăn, vừa trăn trở và cũng là một thôi thúc mà Hội nhà TP.HCM muốn tìm kiếm và khám phá. Và để có thể làm được như vậy, chúng tôi muốn kết nối lại hai chủ thể của hai phạm trù trên là: Nhà văn và Doanh nhân.

Nhà văn và Doanh nhân, tuy khác nhau về nghề và cũng không giống nhau về nghiệp, nhưng chúng ta có cùng chung triết lý hành động: Với tác phẩm sáng tạo của mình - giá trị vật chất và giá trị tinh thần, chúng ta góp phần đem lại giá trị thụ hưởng cho con người, cho cộng đồng, cho dân tộc và có thể vượt qua ranh giới của quốc gia, chúng ta, Nhà văn và Doanh nhân, còn có thể góp giá trị từ sản phẩm sáng tạo của mình cho cộng đồng lớn hơn - cho cả nhân loại.

Hội nhà văn TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Hội đồng sách Doanh nhân, Nhà xuất bản, các Công ty sách, cách kênh phát hành sách…sẽ cố gắng làm nhịp cầu kết nối giữa Nhà văn và Doanh nhân, kết nối bằng trách nhiệm và cả sứ mệnh, nhằm góp phần xây dựng một xã hội vừa giàu mạnh về kinh tế, vừa phong phú các giá trị tinh thần và biết tôn vinh giá trị vĩnh hằng của cái đẹp và sự vĩnh hằng của giá trị nhân văn. 

 Sáng ngày 5/10/2022

Bài viết liên quan

Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số Xuân 2025
Xem thêm
Bản sắc và nguồn cội
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Xuân 2025
Xem thêm
Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh - Một năm nhìn lại
Nguồn: Văn nghệ Công an số ngày 16/01/2025.
Xem thêm
Làm sao để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Cần một “Hội nghị Diên Hồng” cho giáo dục
Bài viết của nhà văn Nguyễn Trường
Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm