TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • “Gặp” lại nhà văn Lưu Thành Tựu với “Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5”

“Gặp” lại nhà văn Lưu Thành Tựu với “Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5”

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
675 lượt xem

Nhà văn Lưu Thành Tựu hiện là phó ban điều hành phân hội văn học, hội văn học nghệ thuật Bình Dương. Truyện ngắn Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5 của anh là tác phẩm đạt giải tại Cuộc thi truyện ngắn Đông Nam bộ năm 2022, đã đăng trên vanvn.vn và Tạp chí Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh như một sự ra mắt sau khi tác giả được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Lưu Thành Tựu

Đọc truyện ngắn trên đây, ta cảm thấy như “gặp” lại một Lưu Thành Tựu vốn thân thuộc từ lâu. Vẫn là câu chuyện khá độc đáo, được diễn đạt bằng giọng văn thủ thỉ, giàu cảm xúc và không kém phần duyên dáng, đúng như phong cách vốn có của anh, nhưng có phần sâu sắc và từng trải hơn.

Nhân vật chính trong truyện ngắn Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5 là Lam, một cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp, có học thức. Cô là nhân viên kế toán của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp VSIP. Trong một cuộc hội thảo, cô gặp diễn giả Tony, một chàng trai mà cô có cảm tưởng giống tài tử Hồng Kông Kim Thành Vũ một thời cô đã say mê. Từ phía trên nhìn xuống, Tony cũng nhìn thấy cô gái “xinh xắn và rất hiện đại”. Giờ giải lao, hai người chủ động tìm nhau và tình yêu của họ bắt đầu từ đấy. Lần sinh nhật đầu tiên bên Tony, Lam được anh tặng chậu xương rồng, loài cây anh yêu thích. Chậu cây rất đẹp và tao nhã được Lam đưa về đặt bên cửa sổ phòng cô ở tầng 5 của tòa nhà 5 tầng trong khu công nghiệp. Mối tình thơ mộng ấy đã “dìu Lam đến đỉnh thiên đường”.

Trước khi làm việc tại khu công nghiệp VSIP rồi quen Tony, Lam từng du học ở nước ngoài về và vào công tác tại một cơ quan công quyền theo sự sắp đặt sẵn của mẹ cô với tương lai đầy hứa hẹn. Tuy vậy, do cảm thấy lạc lõng nên cô đã từ bỏ để đi theo con đường riêng của mình. Cô nghĩ, nếu vấp ngã đón đợi phía trước thì xem như bài học để vươn lên. Việc làm của Lam làm mẹ cô buồn và thất vọng  nhưng được ba cô, một người đàn ông trung thực mà cô hết mực kính trọng ủng hộ. Sau ba năm vừa học hỏi, vừa làm việc không mệt mỏi, Lam được đề bạt làm kế toán trưởng với mức lương ngất ngưởng. Lúc này, mẹ cô cũng đã nghỉ hưu. Bà sống trong tâm trạng hụt hẫng, chơi vơi.

Thắm thoắt đã hết nhiệm kỳ 5 năm tại Việt Nam, Tony phải trở về Hồng Kông. Những ngày xa cách, hai người liên lạc với nhau qua điện thoại chờ ngày Tony quay trở lại. Bỗng một ngày tin nhắn và cuộc gọi của Lam không được phản hồi  trong khi Hồng Kông đang  đắm chìm trong bất ổn. Đợi đến khi tình hình ổn định, cô quyết định bay qua Hồng Kông theo địa chỉ Tony để lại. Qua lòi mẹ Tony, Lam được biết Tony đã mãi mãi ra đi bởi một tai nạn thương tâm do đám đông hỗn loạn gây ra khi anh cùng bạn xuống đường. Lúc chia tay, cô xin phép mẹ Tony đưa tro cốt của anh trở lại Việt Nam như lời hứa trước đây.

Sau một tuần ngụp lặn với nỗi đau, Lam buộc mình không được gục ngã mà phải đứng lên tiếp tục cuộc sống. Một buổi sáng, trên cửa sổ tầng 5 của ngôi nhà 5 tầng, cây xương rồng nở một bông hoa rất đẹp. “Lam thích thú ngắm nhìn bông hoa đang mơn man trong gió” và đặt tay lên bụng “như vuốt ve một sinh linh bé nhỏ dưới làn áo mỏng, đang hân hoan thở những nhịp đều”. 

Chuyện một cô gái Việt Nam lấy chồng nước ngoài không còn mới mẻ trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, với Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5, mối tình của Lam và Tony diễn ra trong một bối cảnh khá riêng biệt: Đó là khu VSIP, một khu công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài được xem là kiểu mẫu. Rộng hơn nữa là khu vực và thế giới, trong thời điểm hòa bình, hợp tác đan xen với bất ổn và căng thẳng. Về nhân vật, Lam và Tony yêu nhau với tính chất cá nhân, đồng thời có thể xem là hình ảnh của hai bên đối tác làm ăn. Vì vậy, câu chuyện mang một ý nghĩa mới mẻ và tạo nên sức hấp dẫn riêng.

Qua tác phẩm, nhân vật Lam hiện lên như là hình ảnh đại diện cho một bộ phận tuổi trẻ có học thức và có lối sống mới. Cô quyết định không đi theo con đường êm ái, trải đầy hoa được mẹ cô, một người có địa vị trong xã hội đã sắp đặt sẵn, mà tự xác định hướng đi cho cuộc đời mình, mặc dù có thể gặp không ít gian nan thử thách. Đó là “dũng khí” của một người trẻ dám nghĩ, dám làm, không muốn dựa dẫm và bị ràng buộc bởi những khuôn phép cũ mà quyết khẳng định năng lực bản thân bằng cách tự đứng trên đôi chân của mình. “Dũng khí” ấy được xác lập trên những cơ sở chắc chắn. Đó là những kiến thức cô đã tích lũy được qua bao năm tháng học tập, rèn luyện; là sự ủng hộ của những người thân có bản lĩnh và bề dày kinh nghiệm như ba cô. Đó còn là niềm tin yêu cuộc sống cô đã và đang thụ hưởng: Một cuộc sống mới tươi đẹp trên đất nước thanh bình mà ở đó, mỗi người được tạo môi trường thuận lợi để tự do cống hiến sức lực, tài năng của mình cho quê hương, đất nước. Tuy nhiên, để có được điều đó, cô đã phải bứt phá để “thoát ra khỏi cái bóng mơ hồ” đang trùm phủ lên mình. Đó là cảm giác “được chiều chuộng và săm soi bởi nhiều cặp mắt dõi theo nửa vuốt ve nửa dè chừng, nhưng có lẽ không phải đối với Lam mà với cái ghế mẹ cô đang tại vị” khi cô “thênh thang bước vào cơ quan được mẹ cô dọn sẵn”. Cái bóng  ấy nhiều khi được khoác bằng chiếc áo mỹ miều. Ngày cô từ giã cơ quan, thủ trưởng gọi lên dạy bảo: “Lam à, chú luôn tôn trọng quyết định nghỉ việc của con, nhưng với truyền thống gia đình của mình, con phải biết giữ gìn và phát huy lấy nó. Được như vậy, con chính là hồng phúc của cả họ hàng…”.

Bên cạnh công việc, Lam cũng là cô gái rất nhạy bén và quyết đoán trong tình yêu. Với mối tình được xác lập ngay từ lần đầu tiên gặp mặt Tony, một loại tình yêu mà người ta thường gọi là tình yêu sét đánh, tưởng chừng như Lam sẽ chuốc lấy thất bại cay đắng bởi sự nông nổi của mình, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Tuy Tony là chàng trai ngoại quốc nhưng Lam đã mau chóng nhận ra điều khác biệt giữa anh và Quân, người bạn trai của cô thời du học. Sau những phút giây “trái tim loạn nhịp” trước đôi mắt và nụ cười của nam thần, cô đã kịp tìm hiểu “đối tượng” và biết rằng “Tony sinh trưởng ở Hồng Kông rồi sau đó theo cha qua Singapore làm việc. Mẹ ở lại quê nhà cùng người em trai nên đối với anh, Hồng Kông vẫn là mau mủ, là quê hương mãi không phai mờ”. Một người thanh niên chí thú làm ăn đồng thời luôn nặng lòng với gia đình, quê hương, đất nước như thế chắc chắn là một con người đứng đắn, chung tình. Rồi, “khi đã yêu nhau, Lam nhận ra rằng yêu anh không chỉ hòa hợp giữa hai tâm hồn, hai trái tim thổn thức cùng một nhip đập mà yêu anh yêu cả sự chân thành trong đầu tư tại Việt Nam. Anh đầu tư khác hẳn với một vài ông chủ nước ngoài luôn đặt mục đích lợi nhuận mà bất chấp sai phạm để cuối cùng tháo chạy hoặc tiếp tục “đầu thai” thành doanh nghiệp mới”. Nghĩa là Lam quyết đoán trong tình yêu nhưng không yêu theo cảm tính. Với trí thông minh và nhạy cảm của mình, cô mau chóng nhận ra những phẩm chất tốt đẹp trong con người Tony, và khi đã có cơ sở của niềm tin, cô yêu bằng tất cả trái tim của tuổi trẻ. Những ngày Tony về nước, “nỗi buồn len lỏi theo Lam trú ngụ trong tòa nhà 5 tầng”, rồi giữa hai người là “những dòng tin qua lại gửi đi, những cuộc điện thoại facetime dài lê thê thường diễn ra sau giờ làm việc”. Những lần như thế, Lam kể với Tony đủ thứ chuyện, có cả “chuyện về đám cưới trong mơ diễn ra như thế nào khi Tony trở lại”. 

Đáp lại, Tony đã dành cho Lam tấm chân tình. Những ngày hai người yêu nhau trong khu VSIP, “người ta thường thấy có đôi tình nhân đèo nhau qua nhiều cung đường vào những đêm trăng sáng”. Đêm cuối cùng chuẩn bị chia tay để Tony trở về Hồng Kông, “ánh trăng hạ tuần tàn tạ xuyên qua cửa sổ như nghe được những lời thầm thì”. Đó là lời hứa của Tony, rằng anh sẽ quay lại Việt Nam, “bởi đất nước này trở nên thân thuộc mà anh không thể quên, không thể sống thiếu Lam trong quãng đời còn lại”. Những ngày xa nhau, Tony đã dành thời gian và tâm huyết để vẽ hình Lam. Những chi tiết ấy đủ cho chúng ta biết đây là mối tình đẹp đẽ, sắt son của đôi trai gái tài sắc vẹn toàn trong bối cảnh hòa nhập phát triển kinh tế rộng lớn.

Nhưng  rồi một ngày, Tony bặt tin khi trên đất nước anh “đang diễn ra xung đột bất ổn với các cuộc biểu tình căng thẳng đòi quyền tự trị nên phố phường chìm đắm trong khói súng hơi cay”. Đầu óc Lam như muốn nổ tung với nhiều câu hỏi lởn vởn trong tâm trí.

Lòng ta chợt quặn lại trước nỗi đau thương mất mát của Lam và mẹ Tony. Khi Lam qua Hồng Kông tìm đến nhà Tony, được mẹ anh đưa vào phòng rồi lặng lẽ đi ra. “Ở đó một mình, Lam như ngã quỵ khi nhìn thấy di ảnh Tony, thấy hình vẽ của mình đang bày biện quanh phòng, thấy chậu xương rồng lẻ loi cô độc, thấy hũ tro tàn chưa kịp hỏa táng ra sông được đặt trên bàn cùng khói nhang bay lên bảng lảng, Lam òa khóc, tiếng khóc cất lên nghe ai oán đau thương và nghèn nghẹn ở trong lòng…”. Lúc chia tay, mẹ Tony “xót xa nhìn Lam rồi ôm cô mà khóc. Bà khóc thật nhiều, tiếng khóc thê lương như đè nén lâu ngày”.

Tình yêu của Lam và Tony thật đẹp đẽ và cao quý, nhưng tiếc thay, mối tình ấy kết thúc đầy bi thương và mau chóng. Tuy nhiên, sự ra đi của Tony và những người như anh sẽ làm thức tỉnh lương tâm của bao người, không chỉ ở Hồng Kông mà khắp nơi trên trái đất. Từ đó, họ cảm nhận sâu sắc giá trị to lớn của cuộc sống trên một đất nước thanh bình. Chỉ ở trong môi trường ấy, con  người mới thực sự có được cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc viên mãn. Riêng với Lam, bên cạnh nỗi đau mất mát, cô có quyền tự bào về những năm tháng cô đã được sống với cuộc sống như mình hằng mong muốn, đã yêu và được yêu một cách chân tình và nồng hậu. Tony đã không còn bên cuộc đời Lam, nhưng tình yêu của anh mãi còn đó, cuộc sống của anh đang tái sinh khi cây xương rồng anh tặng cô đã “nở một bông hoa rất đẹp”, đang “mơn man trong gió”, và “một sinh linh bé nhỏ dưới làn áo mỏng, đang hân hoan thở những nhịp đều” trong sự vuốt ve âu yếm của Lam. Có lẽ, qua câu chuyện, tác giả muốn gửi tới người đọc một thông điệp: Khi chúng ta biết chọn cho mình một lối sống cao đẹp, một tình yêu chân chính thì bất luận trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

Mặc dù xuất hiện trong một phạm vi khá hẹp của các mối quan hệ, Lam là hình ảnh đại diện cho thế hệ phụ nữ Việt Nam trẻ tuổi, có học thức, vừa mang trong mình những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, vừa có lối sống mới phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh Lam, qua ngòi bút của tác giả, những nhân vật còn lại tuy xuất hiện thoáng qua nhưng tạo được ấn tượng khá rõ nét. Tony là chàng trai có dáng dấp của một “nam thần” nhưng là người có lối sống trung thực, sâu sắc, giàu trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu. Ba của Lam là người đàn ông trầm tĩnh, trung thực và chân chính, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của lớp trẻ. Mẹ cô tuy còn mang lối sống thực dụng, muốn dùng quyền hành của mình để bao bọc cho con cái, nhưng bà không có những hành vi quyết liệt hay bất chấp thủ đoạn để thực hiện ý đồ ấy. Mặc dù trong gia đình bà còn tồn tại những đợt sóng ngầm từ mâu thuẫn giữa các quan niệm sống khác nhau nhưng đó không phải là mâu thuẫn đối kháng và là điều vẫn thường xảy ra trong thực tế hiện nay, khi mà cái cũ chưa hoàn toàn mất đi, cái mới chưa hoàn toàn thắng thế. Ta có thể tin tưởng rằng, trước xu thế chung của thời đại và mối quan hệ máu thịt với những người thân yêu trong gia đình, nhất định bà sẽ hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Mẹ Tony cũng là một người đáng kính, với tấm lòng đôn hậu của người phụ nữ Á Đông. Tính cách các nhân vật trên đây đã góp phần làm cân bằng không khí của câu chuyện.

                   *

Đọc Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5, tôi có hai điều băn khoăn: Tại sao căn phòng Lam ở trong khu công nghiệp thuộc tầng 5 của ngô nhà 5 tầng mà không phải là con số khác? Là một “nam thần” bóng bẩy, trước một cô gái trẻ, đẹp, hiện đại, cùng một mối tình đầy thơ mộng, sao Tony không tặng Lam một loài hoa rực rỡ, quý phái, tượng trưng cho tình yêu nam nữ như hoa hồng chẳng hạn, mà anh tặng cô cây xương rồng, lại còn cho biết đó là loại cây anh yêu thích?.

Điều băn khoăn thứ nhất tôi đã được tác giả cho biết là anh muốn gửi gắm vào đó quan niệm về nhân sinh, về vũ trụ. Với điều băn khoăn thứ hai, tôi chưa có dịp hỏi nhà văn nhưng tự nghĩ, cây xương rồng là một loài cây đặc biệt. Nó không sang trọng như nhiều loài cây khác. Thân và lá cây xương rồng đầy gai độc. Nó ít khi trổ bông nhưng bông của nó có màu trắng tinh khôi và có nét đẹp riêng. Nhất là cây xương rồng có thể sinh sống và phát triển trong những môi trường khắc nghiệt nhất. Thể hiện sự yêu thích cây xương rồng, Tony ngầm nói lên quan niệm sống của mình, và anh đã trao gửi cho Lam thông điệp ấy. Một sự trao gửi thật hòa hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Lam, và hình ảnh bông hoa xương rồng mới trổ, đang mơn man trong gió trên cửa sổ tầng 5 của ngôi nhà 5 tầng ở cuối truyện cứ đọng mãi trong tâm trí người đọc.      

Như trên đã nói, Lưu Thành Tựu có lối kể chuyện khá riêng biệt. Hãy nghe anh mở đầu câu chuyện: “Chiều tắt nắng, hoàng hôn chưa kịp ùa vào bóng tối thì ánh sáng rực rỡ phát ra muôn màu nên khu công nghiệp đẹp như bức tranh sống động về đêm. Khi con số múa máy trên màn hình vi tính, Lam uể oải đứng dậy đến bên cửa sổ ngắm nhìn vũ điệu ánh sáng từ những bóng đèn được trộn lẫn vào các vì sao xa xăm”. Những câu văn như thốt ra từ tấm lòng đầy trắc ẩn của tác giả. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh và màu sắc, thể hiện sự quan sát tinh tế và khả năng hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.

Nói về nỗi niềm của Lam sau đêm sinh nhật đầu tiên của cô bên cạnh Tony, anh viết: “Nhớ lần sinh nhật đầu tiên bên anh… Đêm sinh nhật ấy, một đêm mùa thu đầy huyễn hoặc, cơn gió luồn qua căn phòng của Tony cũng hùa theo mơn trớn, ton hót những lời đường mật dìu Lam đến đỉnh thiên đường”.

Mỗi tình tiết trong câu chuyện thường được nhà văn miêu tả, dẫn dắt một cách có hồn và giàu chất thơ như thế. Điều đó góp phần tạo nên sự hấp dẫn từ các tác phẩm của Lưu Thành Tựu.

 

 NGUYỄN QUẾ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm