TIN TỨC
  • Nhà văn trẻ
  • Hùynh Thị Quỳnh Nga: Sự chiêm cảm về cái đẹp, sự sống và thời gian

Hùynh Thị Quỳnh Nga: Sự chiêm cảm về cái đẹp, sự sống và thời gian

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-05-31 09:37:39
mail facebook google pos stwis
900 lượt xem

 

Võ Tấn Cường

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Nhà thơ chính là người đi tìm và tái hiện giấc mơ tuổi thơ mà con người trưởng thành đã lãng quên hoặc đánh mất. Giấc mơ tuổi thơ ẩn chứa cái đẹp trong trẻo, sự sống nguyên sơ và sự chuyển dịch, biến đổi của thời gian trong tâm thức của nhà thơ.

Nhà thơ Quỳnh Nga

Nhà thơ chính là người đi tìm và tái hiện giấc mơ tuổi thơ mà con người trưởng thành đã lãng quên hoặc đánh mất. Giấc mơ tuổi thơ ẩn chứa cái đẹp trong trẻo, sự sống nguyên sơ và sự chuyển dịch, biến đổi của thời gian trong tâm thức của nhà thơ. Trên hành trình sáng tạo, nhà thơ bộc lộ sự chiêm cảm, suy tưởng và khám phá thế giới nội tâm của chính mình đồng thời tạo dựng hệ thống ngôn ngữ, hình tượng thơ hướng đến mối giao hòa với sự vật, thiên nhiên và vũ trụ. Nữ thi sĩ người Mỹ Natasha Trethewey từng viết: “Thơ ca là ngôn ngữ thiêng liêng, cho phép chúng ta kết nối xuyên thời gian và không gian, xuyên qua mọi điều chia tách và hủy diệt chúng ta. Nó khơi dậy trong ta những thiên thần, tri thức, cảm xúc và cả sự thấu hiểu, đồng cảm…”. Đúng vậy. Ngôn ngữ của thi ca gần gũi với ngôn ngữ của những câu thần chú. Nó quyến rũ, ám thị tiềm thức của con người giữa sự âm vang của nhịp điệu ngôn ngữ và hình tượng của bài thơ. Đối với Huỳnh Thị Quỳnh Nga, công việc làm thơ chính là tạo dựng, khắc họa thế giới ngôn ngữ, hình tượng thơ khác với thế giới nhà thơ đang sống nhưng hai thế giới vẫn tương tác, liên hệ qua lại với nhau qua sự liên tưởng và tưởng tượng, hình dung của con người. Đối với chị, làm thơ chính là khắc họa giấc mơ về cái đẹp trong trẻo, tinh khiết và cái thiện lành ẩn tàng trong mỗi tâm hồn con người và sự bí ẩn của sự vật, thiên nhiên.

Hành trình sáng tác thơ giai đoạn đầu của Huỳnh Thị Quỳnh Nga chủ yếu hướng về cái đẹp kiêu sa, chân phương. Khoảng 5 năm gần đây, thơ của chị thường bộc lộ, khắc họa cái đẹp lộng lẫy, tiềm tàng sức sống mạnh mẽ trong con người và sự vật, thiên nhiên. Thơ của Huỳnh Thị Quỳnh Nga giàu tính chiêm cảm về cái đẹp, sự sống và thời gian. Cái nhìn, tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ hướng về sự tương tác, giao thoa giữa tâm hồn con người và các sự vật khác nhau về hình dáng, tính chất, trạng thái… Cảm xúc và sự suy tưởng trong thơ của chị dịch chuyển, khuấy đảo tâm trí, cảm xúc của người đọc. Thơ của chị thường gợi ra trường- cảm - xúc mới lạ, độc đáo và tạo ra sự giao động về cảm xúc thẩm mỹ đối với người đọc. Viết về những sự vật nhỏ nhoi, bình dị như những ngón tay và chiếc lá, tiếng dế… nhà thơ vẫn phát hiện và khắc họa mối giao hòa giữa các sự vật như bản giao hưởng tuyệt diệu, thiêng liêng của đất trời, thiên nhiên:

“Trên những ngón tay

Đóa thời gian nở xanh

Ngày em nép vào chiếc lá thơm mùi diệp lục

Tôi đi qua ô cửa

Nghe tiếng dế khuya bên gốc hạnh gọi trăng…

(Đóa thời gian xanh)

“Những tia sáng trên tay em

Thắp tím…

Mùa kinh Cựu ước!”

(Mùa kinh Cựu ước)

Âm bản tâm hồn của nhà thơ thường ẩn giấu sâu kín qua giấc mơ nhưng vẫn hiện rõ qua ngôn từ, hình tượng trong mỗi câu thơ, bài thơ. Những câu thơ viết về giấc mộng của Huỳnh Thị Quỳnh Nga mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, khiến người đọc liên tưởng hình như con người và sự vật đã bước ra từ cõi ảo, hiện hữu giữa dòng chảy thời gian của cõi trần thế.

”Một hôm ta nằm mộng

Chạm môi người trinh nguyên

Phía bờ xanh gió lộng

Tiếng ai cười hồn nhiên…

(Một hôm nghe tóc hát)

“Từ trong giấc mơ xưa đó

Màu hoa chín lên phận người

Những cuộc hành hương ánh sáng

Giờ trôi dưới chân cỏ xanh…

(Nghe từ chân cỏ)

Nhà thơ hóa thân vào sự vật để chiêm cảm về sự sống sinh sôi, biến đổi trong tận cùng sự bí ẩn. Mỗi bài thơ của Huỳnh Thị Quỳnh Nga đều hé lộ sự kiếm tìm, khám phá bí ẩn sự sống thông qua thế giới của ngôn ngữ, hình tượng.

“Đi qua đỉnh đời mê dại

Con trăng xanh lời ẩn thoại

Còn rằm bán nguyệt một đêm”

(Đi ngang loài người)

“Chẳng nói gì chỉ yên lặng

Nghe đá nát nghe vàng phai

Nghe gừng cay nghe muối mặn

Nghe tim thổn thức. Yêu!”

(Nghe từ yêu dấu).

Hầu hết các bài thơ của Huỳnh Thị Quỳnh Nga thường cấu tứ lỏng, mỗi đoạn thơ tạo thành từng mảng tâm trạng, cảm xúc và ý tứ khác nhau, hợp thành ý tứ tổng thể của bài thơ, giống như từng mảng màu khác nhau tạo thành một bức tranh lập thể.

”Em kéo gió trời làm võng

Đưa ta về giấc muôn trùng

Nghe cánh hạc bay qua mộng

Khắc khoải trong mỗi hình dung

(Nhẹ như hương lụa em cầm)

“Từ kỷ nguyên này

Em như mây. Và em như mưa

Rớt xuống tận cùng nỗi khát

Những cánh hồng đêm qua thắp lên ánh sáng

Bằng mùi hương của Adam của Eva

Để khi rụng xuống. Em tan vào cỏ cây

Em tan vào đám mây. Tan vào anh

Chúng ta bay lên cùng những suy niệm trắng…”

(Adam – Eva và những đám mây)

Nhà thơ Huỳnh Thị Huỳnh Nga đã xuất bản tập thơ đầu tay: “Trăng phục sinh” (Năm 2021). Chị đã hoàn thành bản thảo và chuẩn bị xuất bản hai tập thơ mới trong năm 2022. Hành trình sáng tạo của Huỳnh Thị Quỳnh Nga vẫn còn dài và chị vẫn đang thử nghiệm, khám phá, định hình phong cách thơ độc đáo của riêng mình. Hàng ngày, sau những giờ bận rộn với công việc và bộc lộ thiên chức của người phụ nữ, chị vẫn âm thầm đeo đuổi nỗi đam mê, sáng tạo nên những bài thơ khắc họa sự giao hòa giữa tâm hồn con người và cái đẹp, sự bí ẩn thiêng liêng của sự vật, thiên nhiên và vũ trụ.

 

Mỹ Tho, tháng 05/2022

V.T.C

Bài viết liên quan

Xem thêm
Văn học trẻ TPHCM: Chờ đột phá
Tháng 12/2021, Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng. Hiện tại, Hội Nhà văn TP.HCM vừa hoàn tất danh sách đề cử 15 tác giả trẻ gửi ban tổ chức. Đây là cơ hội để nhận diện văn học trẻ của thành phố hiện nay.
Xem thêm
‘Tôi không tin một tác phẩm thiếu thực tế lại chạm được vào cảm xúc con người’
Sau những dự án về biển đảo với những ấn phẩm ra đời song hành cùng các hoạt động xã hội sôi nổi tri ân hậu phương của những người lính Trường Sa, nhà thơ nhà báo Lữ Mai lại tiếp tục đồng hành cùng những cựu chiến binh trong hành trình kiếm tìm đồng đội. Tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nhưng không chỉ có tiếng bom đạn, không chỉ có đau thương mà còn có những cảm xúc ngậm ngùi, hoài niệm trên hành trình đưa hài cốt các anh về đất mẹ. Chư Tan Kra là địa danh đã đi vào lịch sử gắn với những cuộc chiến đẫm máu, nhưng Chư Tan Kra xuất hiện trong thơ Lữ Mai không chỉ là những trận đánh ác liệt, mà còn là một kỉ niệm, nơi tình đồng chí được tôn vinh và sống mãi. Chư Tan Kra mây trắng, tập trường ca mới nhất của chị vừa hoàn thành ngay lập tức đã tạo những hiệu ứng xã hội lan tỏa. Chị cho rằng, thực tế là điều kiện quan trọng để nảy sinh cảm xúc khi viết, chị không tin một tác phẩm thiếu thực tế sẽ chạm đến được cảm xúc của người đọc.
Xem thêm
Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình – Truyện ngắn của Võ Chí Nhất
1. Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu Quận thì Mẫn “lãng tử” có bấy nhiêu cái tên. Điều ấy đòi hỏi một trí nhớ tốt, vì người ta nhẵn mặt gã trên báo với những “chiến tích” lừa đảo và trộm cắp. Xui xẻo cho gã là cả gan đội lốt phóng viên một tờ báo Công an tìm đến tư thất nhà văn Lan Chi để nhận bài viết “Chiến công thầm lặng của những người khoác bộ quân phục xanh lá mạ”. Bà nhà văn già trước khi viết bài đã sốt sắng gọi về tòa soạn báo để hỏi thăm và thế là sau khi chôm chiếc nhẫn đính kim cương 4 karat của bà, Mẫn “lãng tử” được cảnh sát chờ sẵn để mời đi “nghỉ dưỡng”… Nhưng nhà tù chỉ giữ chân Mẫn chứ không thay đổi được gã, hết hạn thì cũng phải thả ra thôi.
Xem thêm
Người bị sét đánh - Truyện ngắn Ngô Thúy Nga
Ngô Thuý Nga sinh năm 1989 ở Hà Tĩnh, tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TPHCM, hiện là Biên tập viên NXB Hội Nhà Văn chi nhánh miền Nam. Cô đã xuất bản 2 tập truyện ngắn Nước mưa của chàng câm, Mùa này sao cứ dài nhung nhớ, tiểu thuyết Những mùa ngâu và tập thơ Nốt lặng; được trao nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TPHCM năm 2016 cho tập thơ Nốt lặng và Giải ba Giải thưởng Cây Bút Vàng lần thứ 3 (2015 -2017) với tiểu thuyết Những mùa ngâu.
Xem thêm
Ở phía bên kia núi - Truyện ngắn của tác giả trẻ Đặng Thùy Tiên
Đặng Thùy Tiên sinh ngày 08/8/1990 ở Lai Châu, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành bảo hiểm Trường Đại học Lao động – Xã hội năm 2013; có truyện ngắn, tản văn đăng trên báo chí địa phương, trung ương và in chung một vài tuyển tập, được trao 2 giải thưởng văn học mạng; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu.Truyện ngắn của Đặng Thùy Tiên là những câu chuyện xoay quanh đời sống người miền núi, chủ yếu là giới trẻ, với những hình ảnh lạ lẫm và cung bậc cảm xúc khác nhau, hạnh phúc xen lẫn đớn đau, ấm nồng xen lẫn nghịch cảnh. Với người phụ nữ trẻ hòa trộn ba dòng máu Thái-Kinh-Hoa, văn chương với Đặng Thùy Tiên như là cánh cửa tâm hồn rộng mở để cô tìm đến sự chia sẻ, đồng cảm và lưu giữ những ký ức văn hóa, cuộc sống đang diễn ra lặng lẽ và sinh động “ở phía bên kia núi” nơi mảnh rất ruột thịt ở vùng biên cương phía Bắc. Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu truyện ngắn Ở phía bên kia núi của nhà văn trẻ Đặng Thùy Tiên đến với bạn đọc.
Xem thêm
Nhà văn trẻ và câu hỏi Vì sao chúng ta viết?
Vì sao chúng ta viết là khẩu hiệu và cũng là định hướng thảo luận quan trọng tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 do Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức vào nửa cuối tháng 12/2021 tại TP Ðà Nẵng.
Xem thêm
Nhà văn Võ Thu Hương - Truyện viết ra được in vạn bản
Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện là Chánh Văn phòng Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Đọc ‘Phút Bù Giờ’ của Minh Đan để ta có trách nhiệm hơn với cuộc đời mình
Từ một niềm say mê bóng đá, tác giả Minh Đan vừa ghi thêm vào bộ sưu tập thơ của mình một thi phẩm mới có cái tựa rất thể thao: “Phút bù giờ” sau nhiều lần trì hoãn vì dịch Covid-19.
Xem thêm
Tháng Chạp mùa đi tìm nắng | Chùm thơ Mạc Tường Vi
Cầu nguyện giữa núi rừng, Em yêu lục bát & Tháng Chạp mùa đi tìm nắng
Xem thêm
Chùm thơ Trần Hạ Vi
đường xưa quen lối ngày đã đinhuộm nước mắt trở mình tấm thiệplời chúc mừng lọt trót lời giã biệtngậm rã đắng mềm rời lạc mảnh tim
Xem thêm
Dịch Ruồi - Truyện trinh thám của Võ Chí Nhất
Dịch Ruồi – Truyện ngắn trinh thám Võ Chí Nhất
Xem thêm
Chùm thơ Nguyễn Trọng Lĩnh
Thu lại về trên mắt biếc long lanhbuồn rơi rớt chiếc lá vàng đâu đóanh vội nhặt gói vào trong nỗi nhớsay giấc Huếchiều mơ…
Xem thêm
Diễn đàn Tác động của mạng xã hội với văn chương: “Đó là một phần thế giới mà chúng tôi đang sống”
Đối với người viết trẻ, việc đề cập đến mạng xã hội, công nghệ… trong tác phẩm là hoàn toàn tự nhiên - nhà văn trẻ Nguyễn Dương Quỳnh nói.
Xem thêm
Dịch giả trẻ Hà Linh: Văn chương thế giới đang dần xoay trục
Hà Linh là một dịch giả trẻ dịch khá nhiều tác phẩm Hàn Quốc sang tiếng Việt nhưng cô khá kín tiếng trong giới dịch thuật. Cô cũng từng tham gia dự án chuyển ngữ tiếng Anh cuốn tiểu thuyết Untold Night and Day của Bae Suah – một trong những nhà văn đương đại Hàn Quốc nổi bật. Mới đây, Hà Linh đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam dịch phẩm Trắng của Han Kang, một nhà văn Hàn Quốc nổi bật khác. Cô cũng đang rất háo hức với cơ hội được trải nghiệm dịch Cursed Bunny của Bora Chung trong thời gian tới. Góc nhìn của cô về văn chương Hàn và con đường để văn học xứ kim chi đi ra thế giới có nhiều điều đáng để suy ngẫm.
Xem thêm