TIN TỨC

Im lặng sống và thông điệp nhân sinh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-29 20:12:47
mail facebook google pos stwis
365 lượt xem

BÙI PHAN THẢO

Im lặng giờ đây không còn là sự sợ hãi mà là để lắng nghe hơi thở cuộc sống, đón nhận những điều tốt đẹp của ngày mới, để những người đã mất được siêu thoát, an yên.

Cho đến giờ này, những dư chấn của đại dịch COVID-19 vẫn làm rung lắc nhiều kết cấu kinh tế - xã hội ở không ít quốc gia toàn cầu; nhiều gia đình, số phận vẫn chênh chao, hụt hẫng vì mất mát không thể bù đắp nổi. Với các nhà văn, đã có độ lùi cần thiết để nhắc nhớ về một đại dịch khủng khiếp. Những ngày cuối năm 2023, tiểu thuyết "Lặng lẽ sống" - NXB Hội Nhà văn - của nhà văn An Bình Minh ra mắt bạn đọc và nhận lại nhiều sẻ chia, đồng cảm từ những trang viết đầy "gan ruột".
 

Chứng nhân đại dịch kinh hoàng

Không gian của "Im lặng sống" bàng bạc màu lo âu, phảng phất sự u ám những năm đại dịch cao trào, tử thần khoác áo choàng đen bay lượn khắp toàn cầu. Một căn nhà trong tòa chung cư tại thành phố Bình Hải, nơi hai vợ chồng nhân vật chính, ông Thản, kiến trúc sư, phó giám đốc sở và vợ là bà Diệu Hiền, nhà báo; cả hai đều về hưu, con gái lớn lập gia đình đã ở riêng và con trai du học.

Một địa danh, một chung cư cũng như bao vùng đất của đất nước này và cả nhân loại, những ngày đen tối nhất trong 2 năm 2001-2002. Bên ngoài đại dịch hoành hành, bên trong là hai con người, sống với âu lo, căng thẳng, nhất là lúc thành phố nâng dần những cấp độ phòng chống dịch từ thấp đến cao nhất là phong tỏa, cách ly toàn thành phố.

Tất cả, đều nhờ sự tích trữ từ trước và cung ứng từ bên ngoài (người thân đem lại, sau đó là sắp hàng mua theo tiêu chuẩn và cả hàng từ thiện giúp nhau những khi khốn khó). Tất cả, đều nhờ vào thông tin trên báo mạng, trên chiếc điện thoại là kết nối với cuộc sống bên ngoài, mọi sinh hoạt chỉ trong 4 bức tường. Nếu ra khỏi 4 bức tường là hạnh phúc vì được hít thở không khí trong lành thì cũng là lo âu vì nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc quá gần lúc đi xét nghiệm hay tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.


Bìa tiểu thuyết “Im lặng sống” của nhà văn An Bình Minh

Với tác giả An Bình Minh, đại dịch này hơn cả một cuộc chiến khi nước Việt đã có hơn 43.000 người chết, gần 4.500 trẻ em mồ côi cha mẹ. Cuộc chiến đã thuộc về quá khứ và dần phải quên đi để tiếp tục sống. "Nhưng đã từng có một phạm trù nhân sinh thế này: Ai cứ đăm đắm nhớ về một cuộc chiến tranh, kẻ đó không có đầu óc. Nhưng ai quên một cuộc chiến tranh thì kẻ đó không có lương tâm".

Cũng như những người sống sót qua đại dịch, là những chứng nhân, những câu chuyện được kể lại bằng giọng văn dí dỏm, giễu nhại nhẹ nhàng mà thâm thúy. Cái ngỡ rằng xung khắc trong tính cách ông Thản - bà Hiền ngày thường trong cách nhìn sự vật, cuộc sống cũng chính là sự tương hợp, hài hòa của tình chồng vợ. Để nhận ra cái thuận lý trong thực tế đời sống bên cạnh cái phi lý tồn tại như một thực thể hiển nhiên.
 

Triết lý của im lặng

Im lặng để sống, lời khuyên của ông Thản, đối với bà Hiền, lúc này không chỉ vì sợ sệt trước sự hiểm độc của con virus Corona, mà bà hiểu ý chồng rằng đó cũng là Tĩnh. Tĩnh trong con người là để tạo cho con người suy nghĩ thấu đáo, sâu sắc; để rộng mở quan sát, cẩn trọng trong nhận định, hiểu được đạo lý nhân sinh. Im lặng cũng là tĩnh khí, là quá trình dẫn đến sự cân bằng, hài hòa.

Hiểu như thế song với tính cách một nhà báo giỏi, không ngại đụng chạm, bà Hiền có nhiều thông tin và xử lý thông tin nhanh nhạy, nhìn ra bản chất của hiện tượng và không ngại đưa ra những lời nói thẳng. "Vừa cách ly tuyệt đối và khoanh vùng dập dịch, bà đã nói thẳng: Coi chừng vì cách ly mà chết đấy".

Một chân dung nhân vật khác được khắc họa thành công là ông Sang, một nhà văn, nắm bắt thông tin nhanh, đưa ra những nhận định chính xác về hiện trạng những ngày tang thương nhất. Tác giả An Bình Minh dẫn lời ông Sang kể về 3 anh bộ đội đem hũ cốt người qua đời vì COVID-19, "trân trọng chia buồn rồi thắp nhang van vái, thể hiện sự tận trung, tận hiếu của bộ đội với nhân dân".

Qua câu chuyện, ông Sang còn lớn tiếng như quát: "Bây giờ mà chết vì COVID-19 là khỏe nhất. Vừa tiện lợi, đỡ tốn kém, lại vừa khỏi phiền phức tang ma ông ạ".
 

Bi kịch phận người và tội ác đáng nguyền rủa

"Im lặng sống" kết thúc khi thành phố trở lại ngày bình thường mới. Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì xảy ra "vụ nổ" của hai trái bom: kít xét nghiệm Bắc Á và cầu hàng không hồi hương.

Trong tiểu thuyết, tác giả đem lại cái nhìn cận cảnh về "chuyến bay giải cứu" qua chính con trai của ông Thản bà Hiền với đủ thứ thủ tục phức tạp cùng chi phí bôi trơn và con trai của ông bà e ngại đây là "luật rừng", cuối cùng không về nước được.

Còn với thủ đoạn táng tận lương tâm của Bắc Á thì hàng triệu người dân đã là nạn nhân của đủ trò xét nghiệm truy vết F0, truy tìm F1, gây ra tình trạng lây lan dịch bệnh, nhiều người mắc COVID-19 và thiệt mạng oan uổng. Những trang đặc tả xếp hàng xét nghiệm, ngoáy mũi vừa hài vừa bi, nhất là đoạn vợ chồng ông Thản bà Hiền đi tiêm vắc-xin. Bà Hiền xếp hàng mất 2 ngày mới được tiêm, còn ông Thản phải đi tiêm nhờ tại công ty ở khu công nghiệp tỉnh lân cận, với tên của người bảo vệ công ty (sau đó người này sẽ tiêm dưới tên ông Thản) và tên của hai người sẽ hiện lên trên hệ thống tiêm chủng.

Đại dịch đi qua sau những năm nhân loại oằn mình đau đớn. Im lặng sống lại mang thông điệp mới. Im lặng giờ đây không còn là sự sợ hãi mà là để lắng nghe hơi thở cuộc sống, đón nhận những điều tốt đẹp của ngày mới. Im lặng nay là tư duy hành động, không cho "trùm cuối biến thể" có đường trở lại tác họa cuộc sống, để những người đã chết im lặng trong cuộc chiến chống COVID-19 được siêu thoát, an yên. 

Với "Im lặng sống" bạn đọc lặng người trước những bi kịch đổ ập xuống bao sinh linh trong đại dịch. Cái chết của bà Bích Câu, của ông Sang cho thấy phận người mỏng manh, nhất là ông Sang. Câu ông nói "bây giờ mà chết vì COVID-19 là khỏe nhất...", ai ngờ vận vào chính ông sau 7 ngày vào bệnh viện. Hũ cốt cũng được đem về nhà con ông Sang như ông kể cho ông Thản nghe tuần trước, song chính con ông cũng không dám chắc đây là tro cốt của cha mình...

Nguồn: Người Lao động

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm