TIN TỨC

Lòng tri ân luôn là giá trị bất biến

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-03 17:42:31
mail facebook google pos stwis
919 lượt xem

BÍCH NGÂN

Cuộc vận động viết bút ký về đề tài Thương binh - liệt sĩ do Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh, Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Tp. Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh phố hợp tổ chức, phát động từ tháng 12/2021 đến hết tháng 9/2022.

Chỉ chưa đầy 10 tháng đã có 150 tác giả gửi gần 200 tác phẩm về tham gia và hưởng ứng cuộc vận động. Rõ ràng, chủ đề “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt đã tiếp tục thôi thúc những người cầm bút kể những câu chuyện về những con người đã chiến đấu ngoan cường, xông pha giữa hòn tên mũi đạn hay bất khuất trước đòn thù tra tấn chốn lao tù; những người ngã xuống cho thanh bình đất nước hôm nay và những người còn sống mải miết đi tìm đồng đội, chăm lo cho những gia đình thương binh – liệt sĩ như một cách tri ân máu xương, tri ân sự hy sinh vô bờ bến của biết bao người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc và đó cũng còn là cách, mà người cầm bút hôm nay tri ân cuộc đời này sau bao nỗi mất - còn.

Cuộc vận động còn có sự hưởng ứng của nhiều nhà văn, nhà báo tên tuồi và đặc biệt là có bài viết của nhiều tướng lĩnh, nhiều cựu chiến binh, những người đã xông pha trong lửa đạn chiến tranh và trong số này có những người đã gởi lại chiến trường một phần xương máu, có người cũng đã từng vuốt đôi mắt đồng đội và nén tiếng nấc khi chôn cất người đồng chí của mình, đã góp phần làm cho tập sách đầy đặn hơn, hàm lượng cảm xúc phong phú hơn và lắng đọng hơn.

 Tác phẩm hưởng ứng của GS.TS nhà văn Trình Quang Phú, nhắc lại câu chuyện cảm động của nhạc sĩ Vân Dung với cô thanh niên xung phong tên là Thì Thương ở Quảng Bình. Nụ hôn của nhạc sĩ lên trán Thì Thương vẫn còn ấm thì cô đã hy sinh vì bom Mỹ. Và, nhạc sĩ Vân Dung sáng tác ca khúc Ôi cô gái Trường Sơn trong nước mắt và cảm xúc nghẹn ngào.

Nhà văn – đại tá Đỗ Viết Nghiệm viết chuyện Nhà Út Tiếp, tính cách Nam Bộ khảng khái của nhân vật thật đẹp. “Út Tiếp bất ngờ mỉm cười, rồi nói: “Đừng quá sân si, đất nước mình còn hàng trăm, hàng ngàn gia đình mất mát, hy sinh lớn hơn gia đình tôi nhiều lắm”. Có lẽ Út Tiếp đúng, điều đó làm tôi nể phục”.

Doanh nhân – cựu sĩ quan quân đội Lê Kiên Thành kể lại những hồi ức quân ngũ, về đồng đội đã hy sinh. Ông dẫn bài hát Nga Đàn sếu nói về các chiến sĩ Hồng quân hy sinh. “Những người lính hy sinh, không nằm lại đất lạnh, mà biến thành sếu trắng. Phải chăng vì thế ta thường ngắm trời xanh trong đớn đau, câm lặng?...”

Trong 50 năm, chị ấy đã chờ, nhà văn Trầm Hương kể câu chuyện qua nhân vật Mười Trung đau đáu chuyện hồ sơ, giấy tờ “ngủ quên” hàng chục năm trời. Đó sẽ là “trận chiến” để tìm lại sự thật, sự công bằng, chống lại sự lãng quên, đang rất cần sự đồng hành của nhiều người.

Với các tác phẩm tham gia cuộc vận động viết về đề tài Thương binh - Liệt sĩ, dễ dàng nhận ra sự tươi mới của câu chữ và cảm xúc dù nhiều câu chuyện dường như đều đã phủ lớp bụi thời gian.

Những người suốt đời mua vé ngồi của Huỳnh Dũng Nhân cho chúng ta thấy rõ hơn: Những con người, câu chuyện có thể ta gặp, nghe hoặc đọc đâu đó, nhưng khi được viết lại, đọc lại vẫn ngập tràn xúc động...

Trong Nước mắt rơi khi trùng khơi cuộn sóng của Bùi Minh Tuệ, hình ảnh trên con tàu giữa Trường Sa, những kỷ vật, lá thư cô giáo nhờ nhà báo thả xuống biển khơi, gởi về người yêu là liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa làm cay mắt bao người.

Còn trong Tinh thần Phù Đổng từ chiến tranh đến hòa bình, tác giả Hoài Hương đặc tả chân dung thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, người luôn bồn chồn không yên khi nghĩ đến những đồng đội còn nằm lạnh lẽo đâu đó suốt các chiến trường từ Bắc vào Nam. Chính điều đó đã thôi thúc ông phải quyết tâm đi tìm đồng đội đã hy sinh…

Triệu ngày khắc khoải, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Dân kể câu chuyện hơn 40 năm người thân đi tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Văn Bạng. Tiếc rằng, di vật của liệt sĩ chỉ còn mảnh vải dù, hai nút áo, hai đồng xu, một cán dao găm và, với nhiều, thật nhiều ký ức, yêu thương của người còn lại.

Tác giả Tiểu Linh với Chuyện về các liệt sĩ hy sinh trước thềm giải phóng thì lại cho thấy có những chuyện không thể ngờ, đôi khi chỉ vì sai sót ở một chi tiết nhỏ, là nhầm lẫn Quân đoàn 1 với Quân khu 1 đã khiến hành trình tìm hài cốt liệt sĩ kéo dài hàng mấy chục năm trời…

Đau lắm. Nhưng biết làm sao hơn? Các anh hùng liệt sĩ đã hòa vào hồn thiêng sông núi, như nhà văn Trần Thế Tuyển viết: “Thân thể em trai và đồng đội của tôi đã biến thành đất đai Tổ quốc. Và, hồn của họ đã bay lên hóa linh khí quốc gia”.

Là con gái của chủ tịch lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát, cô nữ sinh Huỳnh Lan Khanh đã rời đô thị phồn hoa lên căn cứ Trung ương Cục miền Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ. Trong Thắm biếc một nhành lan, tác giả Nguyễn Minh Ngọc ghi lại cuộc đời nữ anh hùng, bị giặc bắt đã lao từ máy bay xuống, hy sinh khi 20 tuổi, mãi thanh xuân trong tiếc nhớ của người thân, gia đình và biết bao người.

Câu chuyện Kiều Nguyệt Nga ngày nay của tác giả Bạch Phần như một cổ tích giữa đời thường, là tình yêu chung thủy của chị Nguyễn Kim Xoàn và anh Nguyễn Văn Vân. Là huyện đội trưởng, anh Vân bị thương cột sống, liệt nửa người. Chị đi tìm anh ở bệnh viện dã chiến, chăm sóc cho anh, quyết lấy anh làm chồng! Bất chấp ai khuyên ngăn thế nào, chị vẫn một mực: “Đời tôi chỉ có anh Tư Vân mà thôi! Sống, chết gì tôi cũng ở bên ảnh, chăm lo cho ảnh”...

Trong Trần Duy Phương – người con gái kiên cường, tác giả Quế Hà lại cho ta một chân dung nữ anh hùng là thương binh nặng, sống để trả nợ ân tình. Bà cho rằng: “Cuộc đời còn lại của tôi, những gì có thể làm được cho đồng đội mình tôi sẽ làm. Tôi mang ơn đồng đội tôi. Tôi muốn đền đáp cho đồng đội tôi”.

Tác phẩm Con gái khâm phục và biết ơn ba của tác giả Kiều Quốc Túy cho ta hiểu thêm về liệt sĩ Kiều Tấn Lập, một người con đất Long An, hy sinh khi chưa tròn 30 tuổi, lá thư ông viết cho vợ con đã nói tất cả: “Anh không ham muốn địa vị, danh vọng gì hết. Chỉ mong nước nhà mau độc lập để về với mẹ già kính yêu, về với vợ con và các em yêu quý...”

Bên cạnh những tấm gương thời chiến, nhiều gương sáng thời bình như người suốt đời rong ruổi tìm mộ liệt sĩ, hay làm việc thiện giúp đời để đền ơn đáp nghĩa. Anh hùng nơi làng quê của tác giả Vũ Đảm kể về thương binh Đào Viết Thoàn đi chữa bệnh, được danh sư dạy cho bài thuốc cứu người, sau đó tự ông sáng tạo thêm bài thuốc chữa bỏng. Với tài năng, đức độ, ông đã cứu chữa cho hàng ngàn người ở khắp nơi trên cả nước tìm về…

Đại tá nhà văn Trần Thế Tuyển, đồng trưởng ban tổ chức, có nhận định, khái quát: “Điều đáng trân trọng, các tác phẩm ấy đều cố gắng ở mức cao nhất nhằm khắc họa phẩm chất anh hùng, bản sắc Việt của mỗi công dân Việt Nam, dù họ là tướng lĩnh, chỉ huy hay là một người lính bình thường. Đặc biệt hơn nữa, trong các tác phẩm ấy, hình ảnh các bà mẹ, người vợ, người yêu chiến sĩ - liệt sĩ với việc làm, suy nghĩ bình thường đã chạm vào trái tim người đọc”

Bài viết nào tham gia cuộc vận động viết hay hưởng ứng cuộc vận động viết, cũng khiến người đọc cảm nhận được nhịp tim mình đập nhanh hơn. Sau mỗi câu chuyện với những số phận được hiện ra trước mắt, khiến chúng ta vừa vừa tự hào vừa nể phục trước sự hy sinh quá đỗi lớn lao nhưng đồng thời, cũng bật ra từ mỗi chúng ta những câu hỏi day dứt đến xót xa. Vì sao con số hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy còn lớn quá. Những năm qua, hoạt động Đền ơn đáp nghĩa được quân dân và cả hệ thống chính trị rốt ráo thực hiện, song vẫn nhói lòng vì những cảnh đời cơ cực, những góc khuất âm u, những số phận cơ nhỡ đâu đó rải rác trên khắp dải đất linh thiêng hình chữ S này, vẫn làm cho mỗi chúng ta như cảm thấy mình có lỗi, có lỗi với máu xương và vẫn thấy mình mắc nợ với cuộc đời này.

Đóng góp của người viết, dù thật nhiều nỗ lực, cũng chỉ là một phần. Phần đẹp nhất, hay nhất chính là con người, những con người đã tận hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho sự sống còn của dân tộc. Chính từ “chất liệu” quá cao cả, quá bình dị và cũng quá đỗi thầm lặng mà không kém phần nghiệt ngã đau thương bởi chiến tranh và hệ lụy của chiến tranh, để những người cầm bút không chỉ kể về họ trong cuộc vận động viết này, mà còn sẽ tiếp tục kể, kể mãi cho đời sau, cho những thế hệ mai sau.

Và, từ cuộc vận động viết này, những người cầm bút sẽ tiếp tục góp phần khơi dòng chảy nghĩa tình trong đời sống tinh thần xã hội đối với những người có công với Tổ Quốc. Bởi, chúng ta đều biết, trong dòng đời vạn biến này, chỉ có lòng tri ơn mới là giá trị bất biến và luôn là giá trị bất biến.

_______

(*) Nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM, đồng Trưởng ban tổ chức Cuộc vận động viết bút ký về đề tài Thương binh - Liệt sĩ.

Nguồn: Văn nghệ số 53/2022

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm