TIN TỨC

Một hạt rơi giữa hai cối xay (phần 2)

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
537 lượt xem

TÔ HOÀNG chuyển ngữ

(Tiếp và hết)

... Báo chí và tính giáo dục tập trung đã nghe thấy gì trong bài phát biểu này - và họ đã trả lời ra sao?

Tôi không ngạc nhiên khi các tờ báo mắng chửi tôi ra rả (suy cho cùng, tôi đã xúc phạm mạnh mẽ đến báo chí!), nhưng họ hoàn toàn bỏ qua mọi thứ quan trọng (khả năng tuyệt vời của truyền thông), mà đã phát minh ra một thứ gì đó không hề có trong bài phát biểu, để đánh bại chúng ở đó, đánh bại ở nơi mà tôi đã không mong đợi, và họ đã hoàn toàn không thành công.

... Trên báo chí những ngày đầu tiên đã sôi sục mắng mỏ: "Cuồng tín ... Thần bí chính thống” ... “Giáo điều tàn ác” ... “Bảo thủ cấp tiến” ... “Phát biểu phản động” ... “Ám ảnh” ... “Mất thăng bằng” .. . “Hãy ném chiếc găng tay trả cho phương Tây”…

Và, đã có sự chuyển đổi sang "kết luận kiểu… tổ chức": "Nếu ông không thích ở đây, ông hãy biến!" (Điều này đã được đăng trên một số tờ báo, không phải một lần).

“Nếu cuộc sống ở Hoa Kỳ quá tồi tệ và thối nát, tại sao ông lại chọn sống ở đây?”. “Ngài Solzhenitsyn, khi ông bước đi, đừng để cánh cửa đập vào người từ phía sau”. “Ông không thích bất cứ thứ gì ở đây, chúng tôi sẽ không tệ khi chỉ ra rằng ông không cần phải ở lại đây”. “Yêu chúng tôi, hoặc không thì chia tay chúng tôi!”. “Hãy để họ gửi cho ông ấy một lịch trình máy bay đến phía đông”. (Họ đặc biệt khó chịu khi trong bài phát biểu của mình, tôi gọi “đất nước của chúng tôi” không phải là Mỹ, mà vẫn là Liên Xô). “Tôi không thể chịu đựng được khi một vị khách đã nói tới những thiếu sót của chúng ta. KGB đã đá đít ông ta, thế mà ông ta dám lên án Mỹ có quá nhiều tự do (điều này thực sự buồn cười)” . “Nước Mỹ đã cứu quê hương của ông ấy khỏi bè lũ phát xít Đức”. (Ở đây đặt lại vấn đề ai đã cứu ai đây).

Trước bài phát biểu ở Harvard, tôi ngây thơ tin rằng tôi đã bước vào một xã hội nơi bạn có thể nói những gì bạn nghĩ, và không cần tâng bốc xã hội này. Hóa ra dân chủ cũng vẫn cần tới những lời xu nịnh. Cho đến nay, tôi kêu gọi "sống không bằng sự dối trá" là kêu gọi ở Liên Xô - điều đó được ở Mỹ hoan nghênh, nhưng "sống không bằng sự nói dối trá” cũng cần kêu gọi ở cả Hoa Kỳ nữa chứ?. “Đúng thế! Hãy mau cút khỏi nơi đây!”

Họ cũng đặc biệt trách móc tôi vì đã chỉ trích báo chí phương Tây khi chính báo chí đã cứu tôi trong trận chiến của tôi. Vâng, điều này dường như là vô ơn. Nhưng khi xung trận sẵn sàng chết, tôi không mong được sống toàn vẹn. Khi đó tôi viết trên tờ "Con bê": "... cường độ của sự đồng cảm phương Tây bắt đầu nóng lên đến một nhiệt độ không lường trước được". Và thật đáng tiếc rằng họ đã giúp tôi. Nếu giả như những người Bolshevik đã lưu đày tôi đến Siberia vào năm 1974, thì liệu phương Tây có dễ dàng tha thứ cho tôi, đặc biệt sau khi công nhận “Bức thư gửi các nhà lãnh đạo”. Kissinger và Giáo hoàng Paul VI đã nhận ra ngay từ mùa thu năm 1973 rằng không cần phải bênh vực tôi.

Gần như cùng thời điểm tôi ở Harvard, Tổng thống Carter đã phát biểu tại học viện quân sự ở Annapolis ca ngợi nước Mỹ bằng mọi cách có thể”. Carter đã mô tả con đường Mỹ hầu như theo những thuật ngữ truyền giáo. “Và Solzhenitsyn đã sụp đổ…”. Vài ngày sau, gần như vi phạm các quy tắc lễ phép và luật lệ, tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia phu nhân của Tổng thống đã có một câu trả lời đặc biệt cho tôi: rằng không hề có sự sụp đổ tinh thần nào ở Mỹ, mọi thứ đều đang nở hoa.

 Một làn sóng rộng rãi biện minh cho Hoa Kỳ tràn ngập các trang báo chí: “Không nắm bắt được tinh thần Mỹ”… “Chúng ta có vô trách nhiệm không? Nhưng chúng ta đã đặt tự do lên hàng đầu, và sau đó là trách nhiệm, chính vì chúng ta là một dân tộc tự do”…

Các tờ báo lớn không in bài phát biểu của tôi tại Harvard, cũng không có lời thanh minh mà chỉ là những đoạn trích phù hợp với yêu cầu của họ. “Một cái nhìn rất thành kiến ​​về thế giới phương Tây”… “Không hiểu rằng trong điểm yếu của chúng ta ẩn chứa một sức mạnh to lớn, ngay trong sự ngây thơ và không độc tôn của chính phủ”. Điều này là không thể hiểu nổi đối với cách hiểu quen thuộc của Nga”. Và như vậy - qua nhiều cách công kích khác: “quá Nga” , “Nga không chê vào đâu được” , “với kinh nghiệm Nga, ông ta không hiểu gì” . “Ông ta coi thường báo chí của chúng ta”… “Mọi người đều thầm mong rằng sau ba năm sống ở Mỹ, ông ta nên nhận ra sự ưu việt của chúng ta” . “Hoặc có thể, dù chỉ một lần ngả mũ chào một xã hội mà ở đó mọi người đều có thể tiếp cận tự do”. “Nhiều người Mỹ sẽ co rúm người lại trước tuyên bố về "quyền không được biết" (Tôi đã nói về "quyền bị mất của những người không được biết, không được lấp đầy tâm hồn thiêng liêng của họ bằng những câu chuyện phiếm, những lời nói viển vông, những điều vô nghĩa vu vơ" - A.S.) - hoặc những lợi ích thương mại bóp nghẹt đời sống tinh thần” ... “So với bài phát biểu của Solznhenitsyl, những phát biểu của Spengler trong "Buổi hoàng hôn của châu Âu" xem ra còn có vẻ lạc quan hơn” ... “Người khổng lồ không thích chúng ta” ... “Harvard không tìm được một diễn giả giỏi. Cảm ơn Chúa, tôi là người Mỹ".

Harrison Salisbury, người đã lên tiếng bảo vệ tôi trên truyền hình vào ngày đầu tiên cho rằng một triết gia vườn trại trong nỗi cô đơn vẫn có thể khái quát được bức tranh lớn một cách hoàn hảo; bây giờ ông này cũng tự hỏi: “Liệu Solzhenitsyn có muốn trở thành một chính phủ đối lập với cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô không đây? Một gánh nặng khó tin cho một bên vai".

Nhưng ngay cả trong dàn đồng ca đầu tiên liên tục lên án, mỗi ngày một mạnh hơn, cũng không thấy có ai đánh giá bài phát biểu của tôi mang chất chính trị. Ấy vậy mà thỉnh thoảng, cũng tới cả chục lần, nó được so sánh với những lời tiên tri trong Kinh thánh, còn tôi thì như những người theo chủ nghĩa thuần túy Mỹ cũ: “Như từ xô chậu đổ ra những lời đe dọa về Sự Phán Xét Cuối Cùng” ... “Ông ta đã làm sống lại truyền thống tiên tri về ngày tận thế và làm xúc động sâu sắc trái tim của nhiều người Mỹ”... “Cũng đã lâu rồi chúng ta không nghe thấy một người theo chủ nghĩa thuần khiết như vậy. Ngài Mather nổi tiếng, chủ tịch của Harvard, có vẻ thoải mái về mặt đạo đức so với Solzhenitsyn” ... “Ông ta là người kế thừa trực tiếp thói quen  thuyết giảng ở New England”. “Những lời chỉ trích đến từ một truyền thống tâm linh khá lâu đời, khắc nghiệt hơn và bi quan hơn so với thời Khai sáng” ... “Đã vượt qua trình độ của người nghe”. “Không ai được chuẩn bị cho việc nhận thức về những ý tưởng như vậy”…”Đã làm rung chuyển đất nước với một cơn địa chấn 9 điểm, sự thật cay đắng".

Và cũng có thể đọc được đánh giá các phản hồi trên báo chí gần đây: “Một trận tuyết lở của sự hiểu lầm” ... “Một phản ứng đau đớn [của báo chí] ... “Một trí tuệ của sức mạnh và tiềm năng to lớn”, “Solzhenitsyn đã khuấy động tổ ong bắp cày”. “Hiếm khi có một bài phát biểu nào với tư cách cá nhân lại dấy lên nhiều phản đối tức giận, và hiếm khi có nhiều câu trả lời đi lạc xa mục tiêu đến vậy”… “Một nhóm nhà báo tập trung muốn bôi nhọ Solzhenitsyn. Ông ta tấn công giới truyền thông vì sự tự tin, đạo đức giả, lừa dối của họ, báo chí sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta điều này” ... “Những người tự do đỏ mặt trước chữ "ác". Nhưng Solzhenitsyn đã nhìn thấy khuôn mặt của Ác ma”.

Và thường xuyên hơn là các câu trả lời của độc giả, được biên tập viên sàng lọc và cắt bớt, các bài báo của các nhà báo có lương tri; báo chí tỉnh lẻ  cũng bắt đầu với các cột báo lớn hơn dành cho các bàn cãi. Càng vào cuộc thì giọng điệu trong việc đánh giá bài phát biểu của tôi càng thay đổi: “Tiếng kêu của Solzhenitsyn ở Harvard thật đáng sợ”. “Cái dễ dàng nhất là giả vờ rằng tất cả những gì ông ta nói đều vô nghĩa, nhưng chúng tôi hiểu rõ hơn”. “Tuy nhiên, những lờiở Harvard có thể đúng, và bất cứ ai thốt ra chúng đều là một nhà tiên tri, ngay cả khi người đó không được tôn kính ở đất nước này”... “Không có món quà nào tốt hơn mà một người nước ngoài lưu vong có thể mang lại cho chúng ta”. “Nếu ông ấy không yêu những gì chúng ta đang có và có thể có, ông ấy sẽ không cảnh báo chúng ta về những gì chúng ta có hôm nay”… “Chúng ta không có những Solzhenitsyns của mình” … “Thật là nhẹ nhõm khi nghe điều này!”... “Chúng ta hãy cảm ơn vì ông ta có đủ sự dũng cảm để nói với lớp trẻ của chúng ta về đạo đức”... “Có một sức mạnh trong những luận cứ của Solznhenitsyl”... “Nghệ thuật và người nghệ sỹ có trách nhiệm đối với tất cả những gì còn lại: đạt cho được và đẩy lên cao hơn những thành quả của mình mà không được thỏa hiệp”… “Nếu chúng ta ngợi khen sự thẳng thắn của ông ta trong một phạm vi này thì cũng phải biết tôn trọng ông ấy ở những phạm vi khác”… “Solznhenitsyl đã viết thư gửi các lãnh tụ Xô Viết, thì bây giờ ông ấy công khai sự khác biệt trong những điều gửi tới “ các nhà lãnh đạo phương Tây”…”Hoan hô! Bài phát biểu là cần thiết, phản ứng của báo chí là ác ý”…”Một sự phản đối đáng thương”… “Chúng ta phải học hỏi từ ông ta, và không nên nổi giận” ... “Các bài báo đã bóp méo bài diễn văn của Solznhenitsyl ở Harvard và đã cho thấy kỹ thuật đặt một vỏ bọc hóa đá xung quanh các đầu đề”...”Hãy để ông ta nói thêm ! Đời sống tinh thần hiện đáng báo động ở khắp mọi nơi trên thế giới”. “Đọc lại bài phát biểu của Harvard không phải là một cuộc tấn công vào chúng ta, mà là một lời kêu gọi toàn thể gia đình nhân loại… ”

Và cuối cùng, một nữ sinh viên tốt nghiệp ở Harvard khóa ấy, cô Wanda Urbanskaya đã viết: “Ông ta đã lộn trái nhiều quan niệm của chúng ta về chính chúng ta và về thế giới mà Harvard đã dày công vun đắp. Tại sao một nhà phê bình báo chí dám nói thay cho các sinh viên tốt nghiệp? Solzhenitsyn đã thách thức chúng ta, đã lay chuyển chúng ta, nhưng sẽ ở lại với chúng ta”.

Đến những năm tháng này thì cũng đã có thể đọc nhiều lời thú nhận cho thấy một New York-Washington Mỹ kiêu kỳ đã hoàn toàn đổi khác: “Trong sâu thẳm, chúng ta biết rằng ông ấy đúng”… “Chúng ta còn tệ hơn những gì ông ấy đã nói nếu chúng ta không thể đối mặt với tệ nạn của mình để cố gắng sửa chữa chúng”… “Ông ấy đúng, đúng tới mức khủng khiếp” … “Chúng ta đấu đá, tranh giành vì tiền bạc mà không hiểu những giá trị đích thực của cuộc sống”… “Chúng ta hiểu tự do theo cái cách chúng ta tìm kiếm những gì tốt nhất cho mình bằng cái giá của những người khác”… “Phương Tây bị bệnh về tinh thần và đang vật vã vì mất ý chí”… “Nhiều người Mỹ chia sẻ với Solzhenitsyn sự thiếu vắng nhiệt tình đối với nền dân chủ”. Trên tiền giấy, chúng ta viết "Chúng tôi tin cậy nơi Chúa" – có cần thiết hoặc phải chứng minh điều đó, hoặc xóa dòng chữ đó đi”... “Mỹ không phải là thần Prometheus về đạo đức, và chúng ta là một quốc gia dung tục hóa, chỉ hoạt động bằng thu nhập” ... “Không có quốc gia nào trong suy nghĩ lành mạnh mà lại dường như chấp nhận tội ác và ma túy, khiêu dâm, tình dục như một tâm điểm của các cuộc trò chuyện và để làm hài lòng trẻ em”. “Tất cả những gì ông ấy nói đều là sự thật, từ sự hèn nhát của chúng ta đến âm nhạc không thể nghe được” ... “Bài phát biểu xuất sắc và táo bạo của ông ấy, như một con dao hai lưỡi, rạch cắt da thịt của nước Mỹ!” .. “Báo “Washington Post” có thể chế nhạo ngữ điệu Nga của Solzhenitsyn, nhưng không thể gạt bỏ ý nghĩa phổ quát của bài phát biểu Harvard”…”Hãy biết ơn trước khi quá muộn”…”Bài phát biểu của ông ấy phải được ghi tạc vào trái tim nước Mỹ".

Đây là cách mà nước Mỹ khác dần dần hiện ra trước mặt tôi – một nước Mỹ có gốc gác, có chân đế, lành mạnh- những gì mà tôi đã linh cảm được khi xây dựng bài phát biểu của mình, mà trên thực tế, tôi vừa đề cập đến.

… Bài phát biểu ở Harvard có một tiếng vang lớn, và lớn hơn nhiều so với những gì tôi có thể nhìn thấy trước.

Mời đọc: Một hạt rơi giữa hai cối xay (phần 1)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm