TIN TỨC
  • Truyện
  • Ngày 3D - Trần Thị Thanh Thảo

Ngày 3D - Trần Thị Thanh Thảo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-24 10:08:28
mail facebook google pos stwis
1335 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

TRẦN THỊ THANH THẢO

Tôi được định hình khung và chế tác hoàn chỉnh trong một cơ sở trông rất hoành tráng, và được chuyên chở đến công viên này nhanh như tên lửa, tổng cộng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Người ta gọi tôi là ghế đá, và từ đây, tôi bắt đầu vòng đời của mình.

Tôi được đặt ở vị trí hướng ra mặt đường xe cộ như nêm, giờ cao điểm người đi xe máy chạy lấn lên lề suýt va tôi không ít lần. Bên phải tôi là lối đi nhỏ. Bên trái tôi là một đồng nghiệp trông có vẻ cứng tuổi, quần áo lấm lem bụi thời gian, thoạt nhìn rất quê mùa và cũ kỹ, tôi thầm gọi là bác nhà quê. Lúc mới về, nhác thấy một anh xe máy văn phòng hầm hố lấn lề lao về phía mình, tôi la bài hãi. Tiếp sau lại một cặp thời trang đi SH lạng lách, tôi nhắm mắt khóc thét. Bác nhà quê bảo: Yên tâm đi, đừng la nữa, tụi nó không lấy trứng chọi đá đâu. Tôi ngơ ngác: Bác nói gì em chưa rõ? Bác nhà quê cười: Chú chẳng phải làm từ đá hay sao, ai dại gì đâm đầu vào đá bao giờ. Tôi hiểu ra, nhệch miệng cười, nhưng vẫn cố cùn cho đỡ quê: Nhưng trong 100 đứa nhỡ có một đứa say hay thần kinh thì sao bác? Bác nhà quê thở dài: Nếu vậy thì là cái số rồi, có tránh cũng chẳng được, huống hồ chúng ta có tự chạy đi để tránh được đâu. Tôi ngoài mặt vờ thở dài vẻ đồng cảm cùng bác, nhưng trong bụng nhảy múa: Tôi đây cũng có kiến thức đối đáp đấy, không phải là thứ bảo sao nghe vậy đâu, đừng tưởng là ma cũ mà vội lên mặt dạy đời người ta nhé.

Tôi có bộ quần áo xanh ngọc điểm trắng mướt mát, ai nhìn cũng thích. Người ta tranh nhau ngồi lên tôi. Và tôi lấy làm sung sướng lắm. Làm ghế thì để người ta ngồi, càng nhiều người ngồi chứng tỏ mình rất hữu dụng. Nhưng nhiều quá thì phải chọn lựa. Mỗi ngày, tôi đều cố gắng để bộ quần áo của mình tinh tươm nhất có thể. Tôi cố sức hút những giọt sương hay nước đọng lại trên người mình, để tôi khô thật nhanh, để người ta trông thấy là muốn ngồi ngay. Tôi cố sức ưỡn ẹo để tống khứ những thân hình hôi hám, những bộ đồ thô cộc ngồi lên người tôi, để tránh ám mùi và làm mất hình tượng chiếc ghế mang nhãn hiệu phục vụ khách thanh tao do tôi tự tạo. Những lúc như vậy, tôi nhìn sang bác nhà quê đang gồng mình phục vụ những vị khách do tôi đẩy sang, lòng thư thái lắm lắm. Có lúc vắng người, tôi tỏ vẻ tức giận, nhỏ giọng tâm sự, nhưng kỳ thực là khoe khoang bản thân mình: Bác ạ, khách của em có nhiều người lạ lắm, bực lắm. Như cái cậu hot... hot boy gì đấy, vừa ngồi lên em có vài giây, mới rời đi đã có bao người lại hôn chỗ cậu ấy ngồi, tức là hôn em đấy, làm bực cả mình bác ạ. Bác nhà quê im lặng, chỉ cười.

Kịch bản không như dự tính, tôi thấy mặt hơi ê ê, cố vớt vát câu nữa: Em thấy bác có một ông khách quen, mặt mũi thì bặm trợn, áo chẳng bao giờ bỏ vô quần, trông rất lôi thôi, ngày nào cũng đóng đinh bác vài tiếng, sao bác có thể chịu được. Bác nhà quê lúc này mới à lên một tiếng, rất hiền từ nói: Mình là ghế đá công viên, sao có quyền chịu hay không chịu khách hả chú? Dù bác nhà quê không hề cao giọng nhưng tự nhiên tôi vẫn thấy nhột nhạt khắp người. Thì ra, dù tôi có tự tìm mọi cách nâng tầm của mình thông qua những khách hàng mẽ ngoài bóng loáng mà tôi phục vụ, trong mắt bác tôi vẫn chỉ là một cái ghế đá công viên, chứ không phải là cái ghế mây hay sofa giường người ta bày trong gia đình.

Ai cũng có quyền ngồi lên tôi cả, dù tôi thích hay không thích. Càng nghĩ càng ức. Tôi đẹp thế này, tôi mới tinh mới tươm thế này, sao lại cứ lôi cái chất ghế đá để đánh đồng tôi cá mè một lứa với những thứ cũ kỹ, xấu xí, quê kệch kia được. Tôi là loại một, và đã là loại một nghĩa là đứng trên mọi người thì tôi phải có quyền chọn lựa của riêng tôi. Tôi chỉ phục vụ khách hàng xịn thôi đấy. Tôi mạnh miệng tuyên bố như thế đấy. Thời buổi hiện đại thế này rồi, phải dẹp ngay sự cổ hũ lạc tông lạc điệu. Bác nhà quê cắm cúi nghe, không nói lại câu nào. Từ đấy trở đi, bác cũng chẳng nói thêm với tôi câu nào, trừ khi tôi có việc cần hỏi thì bác trả lời. Lâu dần tôi và bác thành ra hàng xóm trên danh nghĩa, đóng đô ở cạnh nhau nhưng đèn nhà ai nấy tỏ. Lúc đầu tôi cũng hơi bứt rứt, vì người trẻ như tôi mà suốt ngày không được trò chuyện, bao nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu quan điểm dồn ứ lại, đôi lúc muốn nổ tung. Nhưng rồi tôi cũng tìm được cách giải tỏa. Tôi chỉ nói với bác những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhạt nhẽo, không cần bày tỏ quan điểm.

Thời gian còn lại tôi chú tâm học cách đọc vị khách hàng lịch sự cao cấp để phục vụ nhiều hơn, rồi cuối ngày tôi lưu tất cả vào nhật ký. Thỉnh thoảng rảnh rỗi lôi ra đọc lại, lại thấy mình đúng là tài năng, là loại 1, càng không thể xếp chung với mấy cái ghế đá công viên quá tầm thường.

Một sáng, tầm hơn 9 giờ, một quý ông sơ mi đóng thùng tử tế, tóc tai gọn gàng, chầm chậm đi về phía tôi, thả phịch người xuống. Người ông ta thoảng hương nước cạo râu loại trung bình, đôi giày vẫn còn bóng lớp xi. Nhìn chung là chấp nhận được. Vậy nên tôi quyết định không dùng chiêu trò nhô vài cái dăm đá trong người tôi chọc vào mông ông ta, tức là tôi chấp nhận phục vụ khách hàng này.

Thế nhưng ông ta ngồi mãi, rất lâu mà không thay đổi tư thế, như bất động. Cả người toát lên sự tĩnh lặng buồn thảm.

Không thể theo dõi mãi một chủ thể tĩnh như vậy, lại không phải lúc thích hợp để viết nhật ký, tôi đành quay sang bác nhà quê, định khêu vài câu cho có thanh âm, thì bắt gặp lão khách quen bặm trợn của bác đang chằm chằm nhìn quý ông của tôi, vẻ muốn tìm hiểu gợi chuyện thì phải. Thế là tôi quay ngoắt lại. Tôi phải tìm cách chặn đứng ngay sự lôi thôi thô kệch đeo bám vào thương hiệu lịch lãm của tôi, nếu không lần một ắt sẽ có lần hai, lần hai sẽ có lần thứ n.

Tôi đang nghĩ cách thì chuông điện thoại reo vang. Quý ông của tôi chậm chạp rút từ trong túi quần ra một chiếc Iphone đời mới nhất. Thấy chưa, khách hàng của tôi là phải có tầm cỡ như thế chứ, ai như cái lão bặm trợn, cái cục gạch từ năm 2000 mà xem như báu vật, hôm trước lão lỡ tay làm rớt xuống đất mà tôi thấy mặt lão sắp nổ tung như trời sập.

Chuông điện thoại vẫn thiết tha. Quý ông của tôi có vẻ lưỡng lự hồi lâu rồi mới nhấn nút nghe. Theo cách ông ta trả lời thì tôi biết là vợ gọi, bảo con vẫn còn nằm viện đấy, hối mau đem tiền đến đóng tiếp viện phí. Giọng ông ta đáp lại rất nhẹ nhàng, bảo chờ anh chút, anh đang đi công việc, trưa sẽ có tiền cho em ngay. Rồi ông ta cúp máy, cũng chẳng buồn nhét điện thoại vào lại túi quần mà đặt nó phịch ngay cạnh bên mình.

Mắt ông vẫn nhìn đăm đăm lòng đường. Dòng xe cộ vẫn như mắc cửi. Phía xa một thằng bé bán báo xuất hiện. Báo mua và bán đây, đầy đủ thông tin mua bán tuyển dụng việc làm đây. Tiếng rao phát ra từ một cái radio cũ kỹ nó sáng kiến chế lại và quàng sau lưng bằng sợi dây dù như một đứa con nít quàng cặp. Quý ông của tôi ngoắc nó lại, hối hả trả tiền tờ báo rối ngấu nghiến đọc. Thằng bé bán báo đứng nhìn một lúc rồi khẽ hỏi: Chú ơi, chú tìm việc sao không lấy Iphone vào mạng mà tìm có phải nhiều thông tin và nhanh hơn không? Quý ông ngẩn ra, rồi gầm lên, tiếng gầm che lấp sự thịnh nộ trong tuyệt vọng vì đã để người khác nhìn thấy tì vết của mình: Mặc kệ tao. Mày muốn bán lấy tiền hay muốn dạy đời người khác hả? Thằng bé lủi ngay tức khắc, không biết vì sợ hay vì kinh nghiệm tránh phiền phức. Lòng tôi gợn lên, kiểu như mình vừa bị một con dao đông lạnh thật sắt cắt nhầm vào tay, vết máu tuôn ra là có thật nhưng hiện vật tạo thương thoáng chốc chỉ còn là một vũng nước tù. Chẳng lẽ quý ông này cũng giống như những câu chuyện phiếm mà tôi nghe được, sử dụng Iphone đời mới nhất chỉ để nghe gọi nhắn tin và tô vẽ mã ngoài là chính.

Bỗng tôi nghe tiếng rên rỉ. Quý ông của tôi đang ôm đầu. Tiếng rên rỉ từ một người đàn ông như tiếng thép vỡ vụn. Ngỡ ngàng. Ứa lòng. Thế là hết. Chẳng ai cần thợ làm bánh ngọt nữa. Chẳng nơi nào cần thợ làm bánh ngọt nữa. Họ đã có: cái máy in 3D quái quỉ khốn kiếp!

In ra các loại bánh ư? Bọn chúng đã thử ăn chưa? Làm sao có thể ngon bằng do chính bàn tay con người làm chứ? Máy móc đem so với con người ư? Bọn chúng điên rồi! Sa thải hàng loạt ư? Để rồi xem, để rồi xem...

Chuỗi rên rỉ dồn ứ lại thành tiếng nấc, tiếng nấc ban đầu nghèn nghẹn, rồi vỡ ra thảm thiết. Con tôi đang nằm viện. Vợ tôi đang thất nghiệp. Trưa nay tôi phải có tiền đóng viện phí. Vậy mà ông chủ bảo sa thải hàng loạt? Cửa hàng tư nhân lách luật rất dễ, chẳng bồi thường gì. Chẳng nơi nào tuyển dụng, dù chỉ là lao động tay chân. Máy in 3D làm hết rồi, từ xây dựng, sản xuất sản phẩm đến in ra cả bộ phận con người. Những người như chúng tôi chỉ còn là một đống thịt chờ từ từ thối rữa.

Tiếng nấc cuối cùng hét lên uất ức, thức động hết xung quanh. Lão bặm trợn có vẻ như muốn rời khỏi chỗ ngồi tiến về phía quý ông của tôi, mặc dù giờ đây tôi cho rằng dùng từ quý ông đối với người thợ bánh ngọt làm công ăn lương này là quá xa xỉ. Bỗng xẹt qua rất nhanh, một bóng người rách rưới lao vút xuống đường, người thợ bánh ngọt hớt hải lao theo, hình thể xoắn vặn và tiếng kêu méo mó: Cướp... cướp Iphone... Dòng xe cộ mắc cửi choáng váng, không xử lý kịp. Tiếng thắng xe. Tiếng thân người đổ sụp. Tiếng đám đông hỗn loạn. Máu tươi ứa ra, đỏ mặt đường. Lão bặm trợn vội vã lao theo, chặn ngay chiếc taxi vừa trờ đến. Trên tay lão không biết từ khi nào tôi thấy xấp 500 ngàn tung tóe. Lão hét lên với người lái xe: Chở ngay anh này đến bệnh viện gần nhất, muốn bao nhiêu tôi sẽ đưa. Đám đông vẫn hỗn loạn. Tôi chỉ kịp nhìn thấy cánh tay thõng xuống của người thợ bánh ngọt tội nghiệp lúc được lão bặm trợn phụ bế lên xe.

Tôi se sẽ thở dài. Một lúc rất lâu người tôi vẫn trống rỗng. Tôi chẳng tha thiết gì nữa, tôi mặc kệ những người hiếu kỳ đủ mọi thành phần ngồi lên tôi để truyền tải vụ tai nạn vừa xảy ra. Nhiều lúc muốn quay qua nói một câu gì đó với bác nhà quê nhưng thấy bác cũng đang oằn lưng vất vả phục vụ khách, nên lại thôi. Mãi gần đứng bóng, đám đông tản đi rồi, tôi mới khẽ hỏi: Bác có mệt lắm không?

Bác nhà quê cười rất hiền: Tôi đã quen rồi chú ạ.

Tôi được dịp hỏi tới: Cái lão bặm trợn ấy trông lôi thôi mà sao lắm tiền thế, bác nhỉ?

Bác vẫn từ tốn: Ông ấy trước mở công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm, sau con cái lớn hết nên giao lại cho con cái quản lý. Ông và vợ thường đi dạo ở công viên này. Vợ ông ấy mới mất cách đây vài tháng.

Bác nói vậy tức là ông ấy là người có tiền?

Đúng vậy.

Thế còn cái máy in 3D gì đấy, chẳng lẽ không ảnh hưởng gì đến công ty của ông ấy sao?

Từ khi thông tin máy in 3D đầu tiên xuất hiện, chẳng mấy ai để ý thì ông ấy đã hết sức quan tâm. Ông ấy cho rằng việc sa thải nhân công hàng loạt khi máy in 3D bành trướng là điều không tránh khỏi, nên ông ấy đã âm thầm chuẩn bị từng bước để thích nghi từ từ.

Theo tôi biết, công ty của ông ấy từ lâu đã bắt tay với nhà sản xuất máy in 3D thực phẩm chuyển qua sản xuất nguyên liệu bán kèm theo máy in 3D, và chỉ giữ lại một số người có năng lực thực sự thôi.

Tôi cúi gằm mặt. Hóa ra thời gian qua tôi chỉ như con ếch ngước nhìn trời qua miệng giếng. Giọng tôi thật khẽ, ngượng ngùng lẫn chút trách móc bác nhà quê: Bác biết nhiều thế sao chẳng chỉ dạy cho đàn em…

Bác cười rất hiền: Ấy, tôi có tuổi, sắp vào viện bảo tàng rồi, tôi không dám nhận làm đàn anh của chú vì chú hơn tôi nhiều ấy chứ. Tôi được làm từ công nghệ cũ, còn chú được làm ra từ một máy in 3D đấy.

(Truyện đã đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM, số 11/2022).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm