TIN TỨC

Chuyện về các liệt sĩ hy sinh trước thềm giải phóng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-11 09:30:31
mail facebook google pos stwis
580 lượt xem

HƯỞNG ỨNG  CUỘC THI "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"                      

TIỂU LINH

“Máu của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói…” - Hơn 5 năm đồng hành với các Đội Quy tập liệt sĩ, các cựu chiến binh (CCB), các nhân chứng và cả các thân nhân liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc, câu nói của Bác Hồ luôn vang lên trong tôi như một lời nhắc nhớ về những người con đất Việt đã ngã xuống cho sự bình yên hôm nay. Chẳng có nỗi đau nào lớn hơn khi đường tới hòa bình chỉ còn những bước rất ngắn nhưng các bác đã không có cơ hội được nhìn thấy cờ hoa rức rỡ đường phố Sài Gòn. Đó là câu chuyện của các liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn Vận tải 701, Bộ Tham mưu, Quân đoàn 1.

ĐI QUA CHIẾN TRANH MỚI THẤU TÌNH ĐỒNG ĐỘI

Tháng 4/1975, Tiểu đoàn vận tải 701 (d701) Bộ Tham mưu, Quân đoàn 1 (QĐ1) tham gia chở khí tài chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Ngày 22/4, khi tới địa bàn xã Đăng Nghĩa, huyện Bù Đăng, tỉnh Phước Long (nay là xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), chiếc xe bị ném bom, bốn đồng chí hy sinh. Do sự khẩn cấp của công việc, các anh chỉ kịp an táng đồng đội của mình ngay bên đường rồi tiếp tục hành quân về Sài Gòn.

Sơ đồ mộ chi an táng các liệt sĩ.

Bốn liệt sĩ được an táng theo thứ tự: Phần mộ thứ nhất của liệt sĩ Vũ Ngọc Hùng, mộ thứ hai của liệt sĩ Vũ Hữu Thi, mộ thứ ba mang tên liệt sĩ Phạm Văn Khâm và phần mộ liệt sĩ Trần Văn Châu ở vị trí cuối cùng. Các anh đều cùng quê Thanh Hóa.

Ngày 28/5/1975, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các đồng chí của d701 quay ra Bắc. Khi đến nơi an táng 4 đồng đội, các anh đã vẽ lại sơ đồ mộ chí và bàn giao cho chính quyền địa phương, người tiếp nhận và ký biên bản là ông Nguyễn Hường - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Đăng Nghĩa. Chiến tranh kết thúc, dù phải bắt tay xây dựng đất nước, song công tác quy tập liệt sĩ vẫn được Đảng, Nhà nước và Quân đội đặc biệt quan tâm. Trên khắp cả nước, các phần mộ liệt sĩ lần lượt được tổ chức quy tập và đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS), liệt sĩ hy sinh ở đâu sẽ quy tập về NTLS của địa phương đó. Vì vậy, phần mộ của 4 liệt sĩ d701 của QĐ1 cũng được cất bốc và đem về an táng tại NTLS Phước Long. Tuy nhiên, do sơ suất của cán bộ quy tập nên trong phần đơn vị của các liệt sĩ được ghi chú là QK1. Chính vì sự nhầm lẫn này mà đội ngũ cán bộ Chính sách của QĐ1 đã nhiều lần vào Bình Phước tìm kiếm nhưng không có kết quả, dù trong tay họ có đầy đủ hồ sơ liệt sĩ và sơ đồ mộ chí. Cuối năm 2014, Ban Chính sách -  QĐ1 đã gửi toàn bộ hồ sơ của 4 liệt sĩ cho Hội Cựu chiến binh (CCB) tình nguyện tỉnh Bình Phước, đề nghị hỗ trợ tìm kiếm.

CCB Vũ Đình Luật cùng các CCB Đoàn CCB tỉnh Bình Phước trong một hành trình tìm kiếm liệt sĩ.

Là một trong những người đầu tiên tiếp nhận hồ sơ của 4 liệt sĩ d701QĐ1, CCB Vũ Đình Luật đã quay lại những mốc địa giới cũ để xác minh chính xác vị trí xã Đăng Nghĩa. Sau đó, ông được biết xã Đăng Nghĩa nay đã đổi tên thành xã Nghĩa Trung. Tiếp tục hành trình tìm kiếm các nhân chứng, ông nhận thông tin sau khi quy tập đưa về nghĩa trang thì không ai nắm được chuyển về đâu. Và thật bất ngờ, các liệt sĩ đều được đưa về an táng tại NTLS thị xã Phước Long, vị trí bốn phần mộ vẫn không thay đổi. Khi đứng trước các liệt sĩ, ông đã thốt lên thành tiếng: “Các anh đang ở đây mà sao thử thách chúng tôi nhiều thế. Tôi đi tìm mãi…”. Dù biết những người lính dưới bao tấc đất kia chẳng thể nghe nhưng ông vẫn muốn được chia sẻ với họ những cảm xúc của mình lúc ấy.

Hơn 2 năm rong ruổi khắp các NTLS của thị xã Phước Long, để rồi khi đứng trước những phần mộ ấy, ông lại thấy sự thử thách 2 năm của mình thật xứng đáng. Mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc ấy, CCB Vũ Đình Luật đều rơi nước mắt vì xúc động: “Chỉ ai đã từng bước qua chiến tranh, mới thấu hiểu tình đồng đội”.

NHỮNG CUỘC TRÙNG PHÙNG CẢM ĐỘNG

Tôi nhớ, hôm ấy là một ngày đầu đông năm 2016, ngày Hà Nội đón đợt lạnh tái tê. CCB Vũ Đình Luật gọi điện cho tôi từ Bình Phước và nói trong niềm xúc động: “Cháu ơi, cuối cùng chú đã tìm được các liệt sĩ của Tiểu đoàn vận tải 701 rồi, ngay trong NTLS huyện Phước Long. Các anh ấy ở ngay trước mắt mà bao năm nay đồng đội vẫn mải miết đi tìm. Người ta nhầm QĐ1 thành QK1 cháu ạ, chỉ sai một tí ấy thôi mà cuộc tìm kiếm phải kéo dài gần 40 năm”. Vậy là sau 2 năm vất vả ngược xuôi, người lính già ấy đã có thể mãn nguyện khi tìm được phần mộ của các liệt sĩ.

CCB Vũ Đình Luật gặp gỡ các nhân chứng để tìm kiếm thông tin cho các liệt sĩ.

Mấy ngày sau, tôi nhận được hồ sơ của các liệt sĩ d701 kèm bức thư tay của CCB Vũ Đình Luật. Trong thư, ông có nguyện vọng nhờ tôi cùng đồng hành để tìm kiếm thân nhân cho 4 liệt sĩ. Trong mọi cuộc tìm kiếm thì hành trình tìm người thân liệt sĩ lúc nào cũng đơn giản nhất bởi chỉ cần có địa chỉ, dù ở đâu trên mảnh đất này chúng tôi cũng cố gắng tìm được. Và chuyến đi tìm thân nhân cho các liệt sĩ d701 thuộc QĐ1 cũng không ngoại lệ. Khi chúng tôi về đến Thanh Hóa, Phòng Người có Công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cung cấp cho tôi hồ sơ đầy đủ của 4 liệt sĩ và người đang thờ cúng các liệt sĩ. Không mất nhiều thời gian, chúng tôi đã liên hệ được cả 4 thân nhân. Tuy nhiên, chỉ có thân nhân liệt sĩ Vũ Ngọc Hùng và thân nhân liệt sĩ Trần Văn Châu muốn đưa các bác về quê hương, gia đình liệt sĩ Vũ Hữu Thi và liệt sĩ Phạm Văn Khâm muốn các ông ở lại cùng đồng đội ở NTLS thị xã Phước Long.

Thân nhân liệt sĩ Trần Văn Châu đón chúng tôi trong căn nhà nhỏ ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn. Trên ban thờ, bên cạnh di ảnh bố mẹ được chụp cẩn thận thì di ảnh liệt sĩ chỉ được vẽ lại theo mô tả của các anh chị em trong gia đình. Nghe tin tìm được phần mộ của em trai, bà Trần Thị Bang thắp nén nhang trước di ảnh liệt sĩ, mắt ngấn nước. “Thương em nhiều lắm. Mấy chục năm giờ mới biết tin em. Vừa cưới vợ chưa kịp có con thì ra trận. Dẫu chiến tranh ác liệt nhưng vẫn lạc quan động viên mọi người. Thế rồi tin em hy sinh bay về, mẹ già khóc thương tiễn con, nhìn sang con dâu vừa qua tuổi đôi mươi, chẳng nhẽ vờ võ vậy cả đời?” - Bà Bang nói với tôi mà như nói với chính mình.

Khi nghe tin đã tìm được phần mộ của chồng cũ, bà Lê Thị Thú rất xúc động. Gần 40 năm trước khi nghe tin chồng hy sinh, bà vô cùng đau khổ. Chính mẹ chồng là người động viên bà đi bước nữa chứ không muốn con dâu góa bụa và cô đơn một đời. Các anh chị em nhà chồng động viên, cuối cùng bà đồng ý. Dù có chồng mới nhưng bà vẫn chưa bao giờ quên trách nhiệm của mình với gia đình liệt sĩ Trần Văn Châu. Gia đình chồng mới cũng trân trọng những ký ức đẹp đẽ của bà với gia đình liệt sĩ và cùng bà giữ gìn tình cảm ấy.

Đón nhận tin về phần mộ của anh trai ở NTLS thị xã Phước Long, ông Vũ Văn Cường hết sức ngỡ ngàng. Thực tế, ông đã có rất nhiều chuyến đi tìm liệt sĩ Vũ Ngọc Hùng ở rất nhiều nghĩa trang nhưng càng đi càng vô vọng. Cho đến khi ngỡ như phải bỏ cuộc thì lại có thông tin. “Giấy báo tử chỉ ghi là hy sinh mặt trận phía Nam nên bao năm qua tôi cứ đi tìm theo cảm tính. Tôi còn không biết anh hy sinh ở Phước Long” - Ông Cường nói xong, úp tấm sơ đồ vào mặt mình, người rung lên.

TRỞ VỀ…

Khi mọi thông tin đã khớp nối với nhau, tôi lên đường vào Bình Phước để cùng Đoàn CCB Tình nguyện tỉnh Bình Phước tổ chức đưa các liệt sĩ trở về quê nhà. Rới NTLS huyện Phước Long để thắp hương cho các liệt sĩ, CCB Vũ Đình Luật đã chờ tôi ở đó, ông chỉ vào hai lá cờ Tổ quốc và rất nhiều hoa cúc mà Đoàn CCB tỉnh Bình Phước chuẩn bị cho 2 liệt sĩ mà mỉm cười và khẽ nói: “Đây là giây phút hạnh phúc nhất của những người lính già”.

CCB Vũ Đình Luật và các CCB tỉnh Bình Phước tiễn đưa các liệt sĩ D701.

Trước khi rời Phước Long, tôi cùng CCB Vũ Đình Luật đi dọc những hàng mộ ở NTLS Thị xã Phước Long, nơi an nghỉ của hàng ngàn liệt sĩ khắp cả nước. Nhiều phần mộ chưa biết tên, một số khác thiếu thông tin nên chưa kết nối được với người thân. Những ngôi mộ có đủ thông tin thì gia đình lựa chọn để các liệt sĩ ở đây cùng đồng đội... Dù đã tìm được người thân cho các liệt sĩ hay chưa thì với người dân thị xã Phước Long, các liệt sĩ đều là những người con của quê hương họ, là một phần của mảnh đất này.

Sau gần 40 năm ngày những người lính anh dũng quả cảm nằm lại nơi đây, mảnh đất Phước Long giờ đã thay da đổi thịt, cuộc sống mới đã và đang hiện rõ hình hài qua từng con đường tôi đi qua, trên từng gương mặt mà tôi đã gặp.

Trên chuyến xe từ Nam ra Bắc, mỗi khi đoàn chúng tôi dừng lại nghỉ chân, người dân hai bên đường chẳng ai bảo ai, đều bước tới thắp nhang cho các liệt sĩ. Tôi nhớ mãi hình ảnh một người lính già, vừa đặt hai bông hoa lên hai chiếc tiểu sành phủ cờ Tổ quốc vừa thủ thỉ: “Các anh hy sinh cho tôi được sống, chúng tôi sẽ luôn nhớ về các anh, nhớ về quá khứ để nhắc mình sống thật ý nghĩa”.

Khi bước đến thắp hương cho các liệt sĩ, nhìn lá cờ đỏ sao vàng phủ trên những chiếc tiểu nhỏ, tôi nhớ về bác mình - Liệt sĩ Nguyễn Văn Cừ, hy sinh ở Kon Tum nhưng đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Tôi đã đi khắp chiến trường Tây Nguyên để tìm bác nhưng không có kết quả. Thời gian quá lâu, địa hình thay đổi, ngay cả khi cầm trên tay tọa độ nơi bác hy sinh nhưng tôi cũng không thể xác định được phần mộ bác ở đâu. Hơn 50 năm, ngoại tôi đã không thể chờ được con trai về.

Mỗi người lính nằm xuống hay có những người bỏ lại một phần lại một phần thân thể nơi chiến trường đều là một ánh hào quang soi tỏ hơn con đường chúng ta đi hôm nay, nhắc nhở chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước, để xứng đáng với sự hy sinh của cha ông mình.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm