TIN TỨC

Nghĩa tình và nâng niu cuộc sống

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-09-24 07:55:44
mail facebook google pos stwis
1623 lượt xem

BÙI PHAN THẢO

Những ngày cuối tháng 1/2021, tại Tp. Hồ Chí Minh, nhà văn Triệu Xuân đã tổ chức họp mặt nhóm Văn Chương Hồn Việt do ông sáng lập và ra mắt tiểu thuyết Cõi mê, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, tái bản lần thứ 6.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Triệu Xuân có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu mến như các tiểu thuyết Giấy trắngNổi chìm trong dòng xoáyTrả giá (giải thưởng văn học 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), Sóng lừngBụi đờiCõi mê… Tiểu thuyết Cõi mê được xem là một trong những tác phẩm quan trọng trong đời văn của Triệu Xuân, có tiếng vang trên văn đàn Việt. 


Ai đó đã từng đúc kết rằng, nhà văn là phải sống gấp 5 gấp 10 cuộc đời người khác. Điều đó đúng với Triệu Xuân và càng đúng với Cõi mê. Vốn sống của ông cực kỳ phong phú, từng là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội, phóng viên chiến trường. Sau 1975, ông có nhiều năm làm báo nói, báo in rồi làm Trưởng Chi nhánh Nhà xuất bản Văn học tại Tp. Hồ Chí Minh bên cạnh sức viết văn sung mãn, bền bỉ. Sự từng trải, kinh nghiệm sống và viết, cộng thêm kiến thức sâu rộng giúp cho những trang văn của ông đậm đặc chất liệu và ngồn ngộn sức sống. Những nhân vật của ông trong biến thiên lịch sử được khắc họa bằng những nét đậm nhạt, trong khung cảnh ấy, thời khắc ấy, cho người đọc một hình dung chân thực về lịch sử và nhân vật. Người đọc sẽ khó quên khung cảnh đất nước những năm trước cách mạng tháng Tám 1945, Hà Nội những năm 1945-1975, Sài Gòn những năm 1975 đến những ngày đầu đổi mới 1986-1990 và giai đoạn bung ra làm kinh tế thị trường sau này. Những đoạn chấm phá, những trang viết công phu, cứ liệu chắc chắn liên quan đời sống nhân vật, gắn với những địa danh nổi tiếng, những chi tiết từng đưa vào sử sách càng làm cho người đọc thú vị vì được hiểu thêm một cách tường tận, vừa có tính khoa học vừa có sắc màu lãng mạn qua lăng kính văn chương.

Trong Cõi mê, có những nhân vật trẻ tuổi mà những sinh hoạt, tâm tư của lứa tuổi này không phải dễ hiểu. Để am hiểu tường tận, phải có vốn sống, sự đồng cảm, sẻ chia, phải xâm nhập thực tế mới có thể viết được. Những chân dung đó được ông khắc họa thành công. Đó là cô gái trẻ Phương Nam, nữ trí thức xinh đẹp, tài giỏi, sống và yêu ngay thẳng, chân thành. Là Nguyễn Hùng Tâm, chàng trai không theo cha mẹ sang Mỹ định cư mà quyết ở lại Sài Gòn vì yêu Sài Gòn, vươn lên làm giàu bằng sự nhanh nhạy, thông minh. Là Nguyễn Ngọc Bắc, con riêng của ông Nguyễn Kỳ Hòa, vai anh con ông bác của Hùng Tâm, một đại gia từ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp. Bằng nhiều lối rẽ của số phận, mỗi người đều trở nên giàu có và sau khi tình cờ hai anh em gặp nhau, sự hợp tác làm ăn càng giúp họ thành công rực rỡ trên thương trường. Đó là “nghịch tử” Nguyễn Quốc Thăng, cháu đích tôn của ông Nguyễn Kỳ Hòa, đứa cháu hư hỏng, làm hao tâm tổn trí và thất tán tiền bạc của ông bà nội vì thói ăn chơi đủ ngón nghề dù tuổi đời còn rất trẻ. Là cuộc đời cô nàng tên Ngọc Tiên, từ vùng quê miền Trung quyết vào Nam đổi đời, chồng bỏ, một thân một mình nuôi con, nhờ thông minh sắc sảo cùng vốn ngoại ngữ và nhan sắc trời cho, cộng thêm kỹ thuật “giường chiếu” thượng thừa khiến cho các đấng mày râu già trẻ lớn bé đều “xin chết” để rồi chết dưới lưỡi dao oan nghiệt của chính mình sau khi cắt lấy “của quý” của Thăng và bị Thăng dùng chính lưỡi dao ấy hạ sát Tiên. Những trang viết của Triệu Xuân về những người trẻ này phản ánh đậm nét không khí xã hội đương thời với những con người sống trong không gian đó với đầy đủ “hoan, hỉ, ái, nộ, lạc” cùng những quan hệ phức tạp, đan xen, những va đập của cuộc sống, những tình yêu chân thành, cả những dối lừa, cạm bẫy… mà ngòi bút đầy chất liệu sống trải ra đầy trang viết, luận giải một cách thuyết phục những vấn đề nhân sinh muôn thuở, những mâu thuẫn nội tại nóng bỏng trong từng bản thể nhân vật. 

Những người trẻ đó, bước vào đời sớm để tự lập thân hay sống trong đại gia đình tứ đại đồng đường, vẫn cho thấy khoảng cách thế hệ. Khoảng cách này dù không đến nỗi gay gắt hay phủ nhận nhau song cũng đã xuất hiện, với tư duy, nhận thức khác nhau của từng thế hệ, cũng là lẽ đương nhiên. Tác giả đẩy tình tiết, sự kiện lên đến cao trào và xử lý thấu đáo các mâu thuẫn bằng sự chắc tay của một nhà văn lão luyện. May mắn là trong đại gia đình ông Nguyễn hay ông Hoàng còn có tình yêu thương níu kéo, gắn kết họ lại với nhau, để những vết thương trong lòng rồi cũng thành sẹo và người ta phải sống hướng đến ngày mai tốt đẹp hơn. 

Những lát cắt số phận trong Cõi mê cũng là những lát cắt lịch sử. Qua từng đời người và nội tâm được Triệu Xuân diễn tả, là cả giai đoạn của đất nước. Những trang văn của Triệu Xuân dắt đưa bạn đọc về với cụ Nguyễn Công, người tâm phúc của võ tướng anh hùng Nguyễn Tri Phương, cùng chủ tướng vào sinh ra tử trên khắp các chiến trường; về ông Nguyễn Kỳ Hòa thời trai trẻ ở đất Sài Gòn, căn nhà vợ chồng trẻ tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt, mua được ở đường Hàm Nghi và ông đem cốt cách anh Hai Sài Gòn đi tập kết, sống phóng khoáng để rồi chậm lên lon, khi Sài Gòn giải phóng cũng chỉ là trung tá. Dù nắm nhiều quyền hành sau đó thì đến khi về hưu, cấp hàm cao nhất vẫn chỉ là đại tá, giấc mơ được đeo lon tướng không thành. Xen giữa những diễn biến thời cuộc, biến động đời sống của nhân vật là những trang viết nhẹ nhàng về khung cảnh êm đềm Hà Nội những năm vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; cảnh bà Yến làm mậu dịch viên cửa hàng Thủy Tạ ở bờ hồ Hoàn Kiếm; cảnh xếp hàng mua bia hơi và uống bia hơi vỉa hè, trò chuyện cùng nhà văn Nguyễn Tuân hay những cảnh sinh hoạt gia đình như lễ mừng đại thọ 100 tuổi của cụ Nguyễn sau này ở Sài Gòn…

Vốn sống và kiến thức phong phú đó giúp Triệu Xuân viết những trang văn đầy chất đời, ngồn ngộn hiện thực mà cũng đầy nhân hậu, tràn tình cảm nhân văn cùng nhiều chi tiết lay động, thức tỉnh tình người. 

Với Cõi mê, Triệu Xuân dựng nên cây phả hệ và làm chủ các tuyến nhân vật. Ông sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, dẫn dắt, đan kết, đồng hiện, hồi ức, tự sự…, nâng hiệu ứng nghệ thuật của tác phẩm. Chỉ là hai gia đình nhưng từng đoạn đời nhân vật và nhân vật hiện ra cực kỳ sống động, cho ta cảm nhận họ thở và đi lại, làm việc, vui chơi, yêu đương... Mối quan hệ hai gia tộc cũng là những quan hệ điển hình cho các gia đình Việt trong dòng chảy lịch sử, nhất là đất nước trong thế kỷ XX, cách mạng tháng Tám 1945 và hai cuộc kháng chiến trường kỳ, sự chia cắt hai miền sau Hiệp định Genève ngỡ rằng chỉ 2 năm mà kéo đến 20 năm, dẫn theo hệ lụy chia cắt, đổ vỡ, những hạnh phúc đan xen bi kịch cá nhân và gia đình. Người đọc, nhất là những người có tuổi đời trên dưới 40 đều nhận ra bóng dáng cha ông và bóng dáng thế hệ mình trong đó, càng dễ thấu cảm với những thông điệp và những điều tâm can mà tác giả gửi gắm sau từng trang viết.

Gia đình đầu tiên trong Cõi mê là gia đình cụ Nguyễn. Con trai cụ Nguyễn Công là Nguyễn Quang Minh một lòng theo cách mạng, vợ mất, một mình nuôi dạy các con thành người. Các con của cụ Nguyễn Quang Minh là Nguyễn Kỳ Dũng hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Nguyễn Kỳ Hòa tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và nhận nhiều trọng trách sau khi đất nước thống nhất, về hưu với hàm đại tá. Nguyễn Kỳ Khoa sống tại Sài Gòn, trở thành một công chức, sau 1975 ra nước ngoài sống.

Các con của ông Nguyễn Kỳ Hòa là Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Anh Trung đều hy sinh trên chiến trường miền Nam. Con gái út Phương Nam xinh đẹp, tài giỏi là điển hình của trí thức Việt Nam những năm đất nước bắt đầu đổi mới, hòa nhập với bạn bè quốc tế. Nguyễn Ngọc Bắc là con riêng của ông Hòa với một nữ bác sĩ tại chiến trường xưa. Bắc đi qua tuổi thơ nghèo khổ, buồn bã và Bắc vượt lên số phận để thành công trong cuộc sống, giàu có, hạnh phúc. 

Riêng Nguyễn Hùng Tâm, con trai ông Nguyễn Kỳ Khoa, cháu gọi ông Hòa là bác ruột, lại không đi Mỹ theo cha mẹ mà ở lại Sài Gòn. Với sự nhanh nhạy của tuổi trẻ, bươn chải thương trường, quyết chí làm giàu, Hùng Tâm thành doanh nhân thành đạt. Ba anh em chú bác Ngọc Bắc, Phương Nam, Hùng Tâm là niềm tự hào của đại gia đình cụ Nguyễn về sự giỏi giang, xinh đẹp, giàu có hơn người. Còn cháu đích tôn của ông Hòa, chắt đích tôn của cụ Nguyễn là Nguyễn Quốc Thăng, lại là một “phiên bản lỗi” của dòng họ, do sự sắp đặt của số phận và những đẩy đưa thời cuộc, là sự trả giá cho những lỗi lầm của người lớn và cho chính sự buông thả, bê tha của Thăng. Thăng sống bản năng, bất chấp quá khứ gia đình, bất kể hiện tại và tương lai, là hiện thân cho sự thất bại của dòng họ cụ Nguyễn. Là con của Nguyễn Anh Trung đã hy sinh, Nguyễn Quốc Thăng được gia đình quá chiều chuộng, nhất là bà nội, thương đứa cháu khổ từ bé do mất cha, mẹ lấy chồng khác, nên muốn bù đắp cho cháu bằng tất cả tình thương đến mù quáng. Thăng đua xe đâm chết người vẫn được ông bà lo lót để khỏi ngồi tù. Từ đó, Thăng tha hóa nhanh chóng, ăn chơi trác táng, làm tay chân cho trùm mafia. Khi Thăng bị bắt sau cái chết của Ngọc Tiên, bọn mafia đầu độc giết chết Thăng trong trại giam để bịt đầu mối vì Thăng biết quá nhiều về những đường dây làm ăn của băng nhóm mafia này.

Đối xứng với gia đình cụ Nguyễn là bốn thế hệ gia đình ông Nguyễn Ngọc Hoàng, sống ở miền Bắc, vô Sài Gòn sau năm 1975. Hoàng đi theo cách mạng, lên đến chức phó bí thư tỉnh ủy. Sau ngày giải phóng miền Bắc, Hoàng làm Phó chủ tịch phụ trách công nghiệp một thành phố lớn, rồi lên Thứ trưởng, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Biển, cuối cùng về hưu. Các con ông là Nguyễn Thành Đạt, giám đốc Công ty Dịch vụ biển, do sơ hở trong làm ăn kinh tế với nước ngoài, bị kẻ xấu đặt điều hãm hại, phải đi tù hai lần; Nguyễn Ánh Dương, giám đốc Công ty vật tư, cũng bị bọn xấu hãm hại phải đi tù, sau được minh oan. Con gái Nguyễn Thành Đạt là Nguyễn Minh Thảo, sau khi du học nước ngoài, trở thành doanh nhân nổi tiếng. Minh Thảo là người thành công nhất, là nhân tố hóa giải cho những rạn nứt, mâu thuẫn giữa ông Hòa và ông Hoàng, khi tình yêu của cô và Ngọc Bắc đơm hoa kết trái.

Bằng những trang viết gai góc mà cũng đầy nhân hậu, Triệu Xuân tái khẳng định mối quan hệ gia đình thời nào cũng luôn sâu đậm, thiêng liêng. Gia đình là phản ánh của xã hội. Những số phận cá nhân, số phận gia đình cũng là những phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc. Trong đó, vẫn chất chứa những đúc kết của cha ông: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời; con hư tại mẹ cháu hư tại bà. Luật nhân quả là có thật. Cõi mê là có thật. Đời vẫn là một giấc mơ, không biết bao người vẫn sống trong mê muội của những ham muốn tầm thường sân si danh lợi, đến khi hiểu ra thì quỹ thời gian của cuộc đời đã cạn kiệt, hành trình đời người đã đến ga cuối, không thể quay lại để làm lại từ đầu.

Trong Cõi mê, bóng dáng quan chức tha hóa, quan trí thấp kém, tư duy cũ mòn, cản trở sự phát triển, dù có lúc thấp thoáng mà cũng rất sâu. Đó là ông Dưỡng, một cấp trên của ông Hoàng, với lối tư duy cũ kỹ và giáo điều, ngu muội nhưng hay quát nạt, khinh thường cấp dưới. Một ông sếp khác là ông Đức thì cứng nhắc, chỉ nghĩ đến chuyện xử lý kỷ luật người khác dù thông tin ông có được chỉ là lời đồn, cảm tính; là ông khách quý của tổng công ty, lúc thuyết giảng thì cả trăm người lặng phắc mà nghe, nhưng có tật mê gái tơ, ông ta thẳng thắn yêu cầu Hoàng phải có gái cung phụng ông ta sau từng ngày giảng bài. Ngay trong một con người, như ông Hoàng, đã nói với Ngọc Tiên - cô tình nhân nhỏ tuổi những lời gan ruột về quan niệm sống, không quá lên gân nhưng đúng với nhiều người đã dám vượt thoát khỏi chiếc bóng cơ chế nặng nề thời ấy: “Phải có bản lĩnh, nếu không ta sẽ chẳng dám nghĩ, dám làm điều gì trong cơ chế này. Nếu không quả cảm, ta sẽ chỉ là cây chùm gửi ký sinh vào cuộc đời này, như thế thì không đáng sống. Chính là khi ta sống một cách xứng đáng, ta sẽ tự hào”. Tuy nhiên, cũng chính con người ấy, đã bước qua lằn ranh của đạo đức xã hội để ngoại tình, để bảo bọc, tạo dựng cho Ngọc Tiên cuộc sống vật chất đủ đầy, quên đi bà vợ cả đời hy sinh vì sự nghiệp thăng tiến của chồng. 

Chọn tựa đề Cõi mê, Triệu Xuân cũng đưa ra một thông điệp gũi gần mà sâu sắc, dù rằng không phải cũng ai sớm ngộ ra rằng đời người - xét cho cùng cũng chỉ là một cõi tạm trên dương thế. Hãy sống sao cho đúng với đạo làm người. Sống sai lạc, trái đạo lý đến khi tỉnh ngộ, biết mình mê muội thì đã muộn. Nhưng đó cũng là cuộc đấu tranh giằng xé trong từng con người, bởi ai sinh ra cũng có tính thiện. Người nào bị lưu manh hóa, tha hóa do chính đưa đẩy của dòng đời và bản thân họ không thắng nổi những phù hoa, cám dỗ vật chất, danh vọng.

Khi “phần người” lên tiếng là lúc họ dằn vặt, đấu tranh với bản thân. Nhưng khi sự tha hóa tới mức tột cùng, mê muội đến mù quáng thì họ bất chấp. Cũng như những kẻ bất chấp thủ đoạn đẩy Đạt, đẩy Dương vào tù, đẩy ông Hoàng rơi khỏi những chiếc ghế ngỡ như dành sẵn cho ông sau những kỳ đại hội. 

Đọc Cõi mê khó mà dứt ra được với mạch văn tuôn chảy. Những nhân vật, khung cảnh cứ níu kéo người đọc lật giở từng trang với sự hấp dẫn đón chờ. Nhà văn Triệu Xuân cho biết ông viết Cõi mê trong 9 năm, hơn 500 trang in. Một cuốn sách được dày công như thế với biết bao tâm huyết của cuộc đời được nhà văn dồn vào từng câu chữ, xứng đáng nhận được tình cảm trân trọng của bạn đọc. Qua tiểu thuyết này, nhà văn cũng nhắn nhủ người đọc hãy biết quý và nâng niu từng phút giây cuộc sống, giữ cho nhau những ngọn lửa nhân ái, nghĩa tình. Với các nhà văn, hãy chấm ngòi bút lên những khổ đau của đời người để có những tác phẩm ở lại lâu bền trong lòng người đọc…
 

Nhà văn Triệu Xuân trong chuyến đi Trà Vinh, 9/2018.

Nguồn Văn nghệ số 14/2021

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm
Đặng Phúc Minh - Một tấm lòng phụng sự vì sự phát triển của cộng đồng
Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh.
Xem thêm
Nhà thơ Hoàng Cầm – Mưa dần xanh lại lá diêu bông
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Xem thêm
Vị tướng của lòng dân
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP
Xem thêm
Nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai – Người tạo được “giang sơn” không cho riêng mình
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã định vị trong lòng công chúng với nhiều ca khúc nổi tiếng. Và trong số đó, không ít ca khúc được chị phổ nhạc cho thơ. Thơ của chị, thơ của nhiều nhà thơ. Đam mê nghệ thuật của chị không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà được mở rộng sang lĩnh vực thi ca. Với 6 tập thơ đến với bạn đọc, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã âm thầm, góp thêm cho đời sống văn chương những sáng tạo của mình để công chúng tham khảo, khám phá và cũng có thể hòa điệu tâm hồn.
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm