TIN TỨC

Nguyễn Vũ Quỳnh người hát lời quê hương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-22 15:51:08
mail facebook google pos stwis
786 lượt xem

XUÂN TRƯỜNG
(Đọc tập thơ  Ru lại lời quê của Nguyễn Vũ Quỳnh)

Nguyễn Vũ Quỳnh thuộc thế hệ thanh niên dấn thân yêu đời từ con nhà nông cầm súng ra trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Thời bình trở lại, anh rũ bụi khói chiến trường về lại giảng đường, về với cánh đồng văn, ruộng báo vẫn trong màu áo nhà binh. Anh đã giã từ quê hương tuổi thơ, mẹ già và bao nhiêu ước mơ đầu đời để lên đường ra trận, dạn dày với nắng gió trong đạn bom vẫn lạc quan dan díu với thơ: Tổ quốc ơi tiếng ru hời/ Vẫn vang vọng đến cổng trời Trường Sơn. (Tiếng thơ trên đèo Phu La nhích). Tuổi trẻ của Nguyễn Vũ Quỳnh vượt qua bao nhiêu gian khó thăng trầm, bụi thời gian đã hóa trầm tích trên màu quân phục.

Ngày về trong thanh bình, người lính lại phải tồn tại trong một môi trường sống khác đó là áo cơm, tình yêu, hạnh phúc cho bản thân, tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước quê hương. Hành trình này cũng vô cùng khó khăn không kém thời chinh chiến. Có lẽ ngày lên đường xa quê Nguyễn Vũ Quỳnh đã thầm gieo những hạt thơ xuống cánh đồng quê hương tuổi thơ, mảnh vườn yêu dấu mưa nắng quê nhà. Do vậy mà ngày về những câu thơ đã bật mầm ký ức nở ra hoa thơm trái ngọt dâng tặng quê hương bởi tình quê luôn đau đáu và thường trực trong tâm hồn anh.

Trên hành trình cơm áo những trải nghiệm cuộc đời, những đa đoan thiên hạ càng làm cho anh thương nhớ về quê hương “Bao nhiêu ngần ấy với quê /Vẫn thao thức mãi ngày về đêm nay / Năm xưa Mẹ nhặt tháng ngày / Cõng đời con nặng luống cày chân đê” (Tự tình với quê). Cái hồn quê đã nhập vào anh và anh đã biết đời mình chưa thấm vào đâu với mái ngói đình làng đã trầm tích thời gian. Phải chăng anh muốn níu lại hồn quá khứ để mà thao thức, để mà nhớ thương, để mà tưởng niệm: “Bao nhiêu phiên khúc đời mình / Chưa bằng đời ngói sân đình làng tôi” (Tự tình với quê). Nếu cái cảnh quê đã đã quyến luyến anh đến thế thì cái tình quê lại rạo rực trái tim anh “Người dưng nay đã đưa nôi / Vẫn còn khất mãi một lời hát xưa / Vẫn tà áo trắng trong mưa / Để em hát lại lời xưa ấy mà”. Đó là những khổ thơ mở cửa cho ta đi vào vườn thơ trữ tình của Nguyễn Vũ Quỳnh. Lang thang trong “Tình tự với quê” của nhà thơ, tôi đã bắt gặp những bà mẹ tảo tần, những người cha sương nắng, những người quê thật thà như lúa, như khoai. Ta bắt gặp tuổi thơ hồn nhiên dậy thì tinh khiết như hương hoa cải. Những ngọn rau rừng Trường Sơn, những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong, anh bộ đội đi trong lửa đạn, những con đường ra trận gian khổ một thời. Tất cả đều gắn bó hữu cơ máu thịt với cánh đồng làng mà ra hôm nay nơi ký ức vẫn tươi xanh, dấu ấn bao đời của văn minh lúa nước. Phép nhân hóa của nhà thơ đã thi vị biết bao khi ta bắt gặp hình tượng cánh đồng và người quê nói chuyện với nhau, chất vấn và trả lời với nhau. “Chưa biết lẽ đời, chưa hiểu hết nhà nông/ Một nắng hai sương cánh đồng làng, xóm/ Lam lũ nhọc nhằn bàn tay như mắt khóm/ Cãi nhau với cả thời gian/ Chất vấn được mất cánh đồng/ …” (Chất vấn cánh đồng), đây cũng là những ý lạ trong thơ Nguyễn Vũ Quỳnh đã làm sống động lại cảnh quê, nhất là trong nhịp độ đô thị hóa ngày nay, không khéo “đi xa mất chỗ trở về.” Những âm thanh vừa lạ, vừa quen vang lên đâu đây làm cho không gian thơ Nguyễn Vũ Quỳnh lưu chuyển những luồng sinh khí mới như: Tiếng cãi nhau với thời gian. Tiếng chất vấn cánh đồng. Tiếng gió bay của khói lam chiều. Tiếng võng đưa. Tiếng trống trường. Tiếng tắc kè. Tiếng thì thầm của con song, con suối. Còn nhiều thứ tiếng nữa mà càng cảm nhận ta sẽ bắt gặp cái hay ở đó. Những câu thơ viết trên ngọn rau rừng, thơm lừng hương sắc. Những cô gái Thanh Niên Xung Phong mười tám đôi mươi trên đường ra trận: “Nơi bom đạn chiến tranh/ Ở Trường Sơn giữa hai đầu trận đánh/ Em đi hái rau rừng/ Ngọn lá tàu bay non quá /Sau mưa dầm vắt bung lên cành lá/ Búng vào khoảng lặng miên man”. Cái xao xuyến bất ngờ của tuổi thành niên trong giây phút đã nhường lại cho tinh thần ra trận hôm nay: “Anh ngắt lá mua … em đừng sợ vắt/ Vòm ngực trần long lanh ánh mắt/Hồi hộp đầu đời người ra trận hôm nay”. Dấu ấn Trường Sơn với những người lính trẻ chẳng bao giờ quên được bởi đó là những kỷ niệm sâu sắc: “Đakrông lạnh lắm suốt mùa Đông/ Em xuống tắm cả dòng sông nổi nóng/ Hoa ven bờ cũng thầm ghen bóng/ Nụ em hồng của ngà ngọc Mẹ cho/ Đời lính đi qua dốc Khỉ, đèo Ho/ Chỉ áo xuân hè với vành mũ cối/ Tiếng phập phồng con tim bối rối/ Lúc nữa khuya xoa ngực bỗng bật cười” (Trường Sơn gửi lại mai sau),“Em xuống tắm cả dòng sông nổi nóng”.Lúc nửa khuya xoa ngực bỗng bật cười.” Hình tượng đẹp quá, giàu chất thơ, làm ta xao xuyến lâng lâng. Đó là những phát hiện rất riêng mà lung linh đẹp như bài ca người lính.

Thường thì ta xa nhà chứ đâu phải nhà xa ta, bởi vì nhà đã gắn liền trên quê cha đất tổ, do vậy ai đi đâu cũng muốn về nhà. Hình ảnh của người Mẹ luôn luôn gắn liền với nhà nên khi ta nhớ nhà là nhớ tất cả, nỗi nhớ nhà đã đi vào thi ca tự ngàn xưa và bây giờ Nguyễn Vũ Quỳnh dù có đi đâu rồi cũng muốn về ngã vào lòng Mẹ để tìm lại lời ru, tìm lại thời thơ ấu tuổi thần tiên: “Con không thể quên muối mặn gừng cay/ Dù ở nơi đâu cuộc sống có vơi đầy/ Con vẫn mong về vui vầy bên Mẹ/ Ngủ nhà mình nghe Mẹ kể chuyện xưa”(Viết lại lời quê). Nguyễn Vũ Quỳnh đi nhiều, giàu trải nghiêm, giàu chất sống, những bước chân lãng du thi ca qua nhiều miền đất nước. Do vậy anh đã chọn cách nói biểu cảm của thi nhân và nhịp điệu khác nhau cho thơ mình khi thì nhanh trong như sông nước miền Trung mùa khô, khi thì chậm ngọt như sông nước Cửu Long. Thơ anh khi thì nhẹ nhàng như mây bay gió thoảng và dồn dập như mưa đại ngàn Trường Sơn, khi thì nhịp quân hành. Cách chọn đa đề tài, nhiều cách thể hiện, làm phong phú nội dung ngôn ngữ thơ thật thà dí dỏm mà bay bổng sâu lắng, đọng mãi trong lòng người. Nơi đâu Nguyễn Vũ Quỳnh đã qua anh đều để lại những cảm xúc rất riêng của mình và nơi địa đầu Tổ Quốc anh cảm nhận: “Lên Lũng Cú nói những điều mong ước/ Kịp chào cờ Tổ Quốc buổi ban mai/ Nghe tiếng khèn đường xa em chẳng ngại/ Rượu ngô say mềm ngẫu hứng những chàng trai…Bông hoa rừng những phút giây bối rối/ Nhưng chưa nơi nào đẹp như em hôm nay” (Em đẹp nhất hôm nay). Ra tới Trường Sa nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, nơi muôn trùng sóng gió anh viết: “Ở đảo Sinh Tồn khi bình minh lên/ Là nỗi nhớ hòa vào với biển/ Nơi ngày đêm đã hóa thành kỷ niệm/ Nghe Hương thầm tiếng hát giữa trùng khơi” (Mai em về Trường Sa)

 Trong Ru lại lời quê anh có nhiều bài viết về quê hương đất nước nhưng tựu trung ở tập thơ này anh muốn nói với những người xa làng quê về phố, những người đi xa Tổ quốc bằng bài thơ, lời thơ nhắn gửi: Về nơi tiếng trống sân trường ngày xưa bắt đầu bằng từ Về. Để: “Về nơi đàn sếu đàn giang/ Liệng qua đồng lúa, nghiêng sang sườn đồi/ Về nhé em, về đi thôi/ Về quê lên đỉnh bồi hồi gặp xưa” và trong bài: Thương miền quê xa, với bốn mươi hai câu thơ thì trong bài với ba mươi chín từ đầu câu thơ bắt nguồn bằng từ Quê: “Quê trong Ví dặm lứa đôi/ Quê làng Quan họ người ơi đừng về/ Quê nơi vuông chiếu chú hề/ Quê làn chèo cổ, đình quê hội làng/ Quê câu Dạ cổ hoài lang/ Quê bao vất vả bên hàng dừa xanh/ Quê nơi gương vỡ lại lành/ Quê cánh cò lã ru thành lời ca/ và cuối cùng: Về quê cộng với người ta/ Vẫn là hai đứa thành ra chúng mình”. Viết những vần thơ như vậy dễ nhớ, dễ thương mà thấm thía gần gủi với quê. Với hai mươi bốn câu thơ bắt đầu bằng từ về đầu tiên: “Về đi em giữa yêu thương/Về nơi tiếng tróng sân trường ngày xưa và cuối cùng là: Về đi em, về đi thôi/ Về quê trên đỉnh bồi hồi gặp xưa” như đã dục giã bước chân tha hương ai mà không muốn trở về cho ta thấy quê hương nghĩa nặng biết bao nhiêu. Những câu thơ sâu lắng ân tình mà nhà thơ đã tạo dựng nên thi ảnh nghệ thuật khúc chiết như vậy làm người đọc cảm thấy bâng khuâng.

 Nhà thơ Cựu chiến binh Nguyễn Vũ Quỳnh có những câu thơ bảng lãng mà rung động con tim khi tìm thăm đồng đội trên nghĩa trang Liệt sĩ như kết nối giữa chiến tranh và hòa bình, tỏ rõ lòng biết ơn, tri ân những người nằm xuống cho đất nước đứng lên, cho hòa bình lập lại, không có sự mất mát nào ở nước ta lớn hơn thế nữa : “Đồng đội ơi sao chúng mày nghiêm thế/ Cứ mãi xếp hàng không chịu tản ra/ Khi còn sống đã xếp hàng đều đặn /Hy sinh rồi hàng vẫn xếp thẳng ngay… và: Đồng đội ơi chúng ta chẳng đứa nào mà không có tên/ Khi điểm danh đứa nào cũng có/ Lúc ngã xuống trong bom rơi đạn nổ? Trên mộ phần tên người có người không”. Nỗi đau chiến tranh còn đọng đến bây giờ, Nguyễn Vũ Quỳnh đã khơi dòng cảm xúc, nơi các đồng đội từng một thời ra trận đã ngã xuống không trở về với Mẹ, đau xót mà nghẹn ngào có phải thế không hỡi những người còn sống: “Chiều Trường Sơn nhè nhẹ khói hương thơm / Nơi đồng đội tôi đang tập hợp trở về/ Đã cùng nhau chung mười lời thề/ Giữ non nước này cho Tổ Quốc bình yên”. Hố bom có thể được lấp đầy thành đồng ruộng, mọi thứ đổ nát có thể xây dựng lại nhưng con người đã mất đi thì không thể nào sống lại, do vậy việc đền ơn đáp nghĩa phải luôn luôn được quan tâm trong suốt chiều dài lịch sử, không thể có giây phút nào quên.

Nguyễn Vũ Quỳnh luôn luôn trăn trở nhớ thương đồng đội, những kỷ niệm quê hương, những rung cảm đầu đời, những lời ru của Mẹ, những thay đổi đến chóng mặt trong tiến trình đô thị hóa, tất cả đã làm nên chất liệu cho thơ anh nhẹ nhàng mà sâu lắng, ấm áp nhưng không thiếu những khoảng lặng hiện thực cuộc sống nhưng không thiếu những ảo điệu xuyến xao. Ngày nay ta đi trong phố bỗng nhiên gặp những chiếc cổng làng giữa đô thị thanh bình với bao vết tích chiến tranh, do vậy Nguyễn Vũ Quỳnh còn giàu vốn liếng để viết về đô thị ngày xưa và hôm nay. Tôi tin rằng trong những tập tới anh còn viết về quê hương đất nước và con người mới mẻ hơn. Nguyễn Vũ Quỳnh đang vẫy gọi chúng ta vào vườn thơ trữ tình của anh để thấm thía thi vị đời sống thơ anh.

TP. HCM, ngày 5 tháng 3 năm 2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.
Xem thêm
Hành trình trở về trong chùm thơ Phạm Thanh Bình
Những ngày cuối năm, khi mùi Tết đã phảng phất đâu đó, tôi bỗng nhận được chùm lục bát của nhà thơ Phạm Thanh Bình ở thành phố Hồ Chí Minh gửi tặng. Thật lạ, giữa thành phố ồn ào náo nhiệt vậy mà từng câu thơ lục bát vẫn trong trẻo chân quê. Bao hình ảnh về cảnh quê, Tết quê dường như cứ thao thiết chảy trong dòng cảm xúc thương nhớ của nhà thơ. Tôi cũng là người xa xứ cùng thế hệ với tác giả nên đọc thơ mà cảm thấy lòng mình cứ nao nao nỗi nhớ cố hương.
Xem thêm
Nguyễn Bình Phương, nhà thơ chơi chữ họa lên tương phản thực hư của hiện thực huyền ảo
Thơ Nguyễn Bình Phương không dễ đọc. Sáng tác của ông không hướng tới công chúng xã hội mặc định thường giới, mà cho một tầng tinh anh chỉ định, dù thơ ông chính là trữ tình tự sự, câu nào cũng dựng hình ảnh biểu tượng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
“Tiếng sấm Đồng Khởi” Bến Tre (1960) âm vang dai dẳng dồn dập nhiều năm khiến chế độ cộng hòa đương thời còn chịu sự tác động ngoại lai phải kinh hoàng lo sợ, tiếp tục bắt lính khắp nơi để tăng quân, không chừa cả sinh viên, giáo viên ở các trường học. Năm 1963, bị gọi đi trình diện học sĩ trù bị, tôi âm thầm trốn học trò và hiệu trưởng, rời bỏ Trường Trung học Long Mỹ - Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) - một huyện lỵ xa, lánh về Cần Thơ xin dạy Việt văn tại Trung học Tư thục Thủ Khoa Huân tại đường Thủ Khoa Huân (Cần Thơ) của ông Trần Đình Thân. Tình cờ, không, phải nói là may mắn, tôi được gặp một bài văn của Trang Thế Hy mà không rõ vì lý do nào, soạn giả lại không ghi xuất xứ. Đoạn văn được nhà văn, nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà (1) biên soạn, đưa vào quyển Giảng văn lớp Đệ Lục (nay là lớp 7) do nhà xuất bản Sống Mới ấn hành năm 1962. Nhan đề bài giảng văn là “Con người quả cảm”.
Xem thêm
“Bình yên từ phía quê nhà” của Nguyễn Văn Hòa
Cầm cuốn tản văn nho nhỏ trên tay: “Bình yên từ phía quê nhà”, giữa chốn nhộn nhịp của đất Sài Gòn, mà trong lòng tôi cảm thấy có một điều gì đó rất đỗi là chân quê, rất đỗi là an yên trong tâm hồn của một con người, khi bản thân chúng ta luôn quay cuồng với những tất bất hơn thua, cố gắng, lăn lộn ngoài đời sống, để đi tìm những giá trị vật chất hay tinh thần nhằm thỏa mãn những ham muốn khát vọng ở đời thường, thì khi đọc bình yên từ phía quê nhà, chúng ta dường như, hoặc đã có trong tay liều thuốc cho sự tự chữa lành, cho việc quân bình, cân bằng lại trong cuộc sống.
Xem thêm
Có một buổi chiều như thế!
Đọc bài thơ “Thơ viết chiều cuối năm” của tác giả Ngô Minh Oanh
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền - nhìn trời thấy hiện dòng sông
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 157, ngày 2/1/2025
Xem thêm
Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng
Bài viết của Khuất Bình Nguyên về thơ Mai Quỳnh Nam đăng trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
‘Mùa xuân’ trong thơ Trần Ngọc Phượng
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
“Hoa cho tình yêu” kết quả “ngọt lành”
Về tiểu thuyết “Hoa cho tình yêu” của Nhà văn Hoàng Phương Nhâm, tác phẩm được trao giải thưởng của TPHCM...
Xem thêm
Những ngón tay mải miết lần tìm mạch sống
Cảm tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên” của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Tôn thờ mảnh hồn quê thô mộc mà thiêng liêng trong Vẽ nhớ”
Thanh thoát, nhẹ nhàng, trầm tư, ưu nhã nhưng nhiều nỗi bồn chồn: Nỗi bồn chồn mang tên Thanh Hoàng. Tâm sự lòng riêng của một hồn thơ chọn vị trí kẻ làm con để tạo tác cái đẹp nén đau
Xem thêm
Anh Đức: Nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu của nền văn nghệ cách mạng miền Nam
Tham luận của PGS-TS Võ Văn Nhơn đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Anh Đức, cuộc sống và quan niệm sáng tác
Bài viết của nhà phê bình Bùi Công Thuấn
Xem thêm
“Minh Châu tỏa sáng” với nhiều góc nhìn
Bài của nhà văn Lê Thanh Huệ về truyện ngắn “Minh Châu tỏa sáng” của Nguyễn Trường
Xem thêm