TIN TỨC

Nhà văn Nguyễn Trí Huân với tiểu thuyết Chim én bay

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-03-19 22:30:43
mail facebook google pos stwis
20 lượt xem

“Chim én bay” là tên cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1988 và cùng với tiểu thuyết “Năm 1975 họ đã sống như thế”, xuất bản năm 1979, nhà văn Nguyễn Trí Huân đã được nhận “Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật” năm 2007. Và cái tên “chim én bay” tôi xin phép được lấy để làm tựa cho bài viết này.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân sinh năm 1947, tuổi Đinh Hợi. Gặp ông tôi đùa: “Em nghe người ta nói, ai tuổi Đinh Hợi sẽ là người đường sự nghiệp có thể lên cao. Số sống sang cả, vấn đề tiền tài chỉ là vấn đề phụ thuộc công danh, khi công danh đã lên cao thì sự nghiệp và tiền tài thêm phần vững chắc và sung túc. Có đúng phải vậy không bác?”. Nhà văn Nguyễn Trí Huân mỉm cười, khuôn mặt ông chợt đỏ lên như người xấu hổ vậy (thực ra nhà văn Nguyễn Trí Huân là người khiêm tốn, có người bảo ông sống khép mình, nên hễ nghe ai “khen” là mặt ông lại đỏ), ông mãi lâu mới nói: “Chắc là người ta nói vui thế thôi”. Tôi được đà: “Mà em thấy số tử vi nói cũng đúng đấy bác ạ”.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân

Năm 1965, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Trí Huân lên đường nhập ngũ, ông làm lính tại Quân chủng Phòng không – Không quân. Chính ở môi trường của một quân chủng non trẻ mà huy hoàng, với những chiến công sáng chói, bắn máy bay Mỹ “rụng như sung” trong suốt những năm cả miền Bắc đánh trả không quân Mỹ ấy, đã thôi thúc anh lính trẻ vốn là học sinh giỏi văn của trường cấp 3 Đan Phượng cầm lấy cây bút.

Những bài báo ra đời cùng với những trang bản thảo văn học “nóng hôi hổi” đã đưa anh chiến sĩ trẻ Nguyễn Trí Huân trở thành “cây viết” của Quân chủng Phòng không – Không quân. Và rồi anh chiến sĩ phòng không thích viết văn, làm báo ấy năm 1971 được cử tham gia học Khóa 4, Lớp Viết văn do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Thống nhất của Chính phủ tổ chức tại Nhà sáng tác Quảng Bá, Hà Nội. Đối tượng tham dự khoá học là những sinh viên năm thứ 3, thứ 4 Khoa Ngữ văn (có số ít Khoa Sử) của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Trí Huân cùng với các cây bút quân đội như Triệu Bôn và Phạm Minh Lợi và một số cây bút khác là cán bộ dân sự cùng được cử tham gia khóa học.

Buổi chia tay khóa học diễn ra vô cùng xúc động bởi lẽ đây không là buổi lễ bế giảng thông thường như các khóa học thông thường mà đó chính là “buổi chia ly màu đỏ”. Các học viên tốt nghiệp đều được “xung” vào quân ngũ và được đi B luôn. Hôm ấy Nguyên Hồng, ông nhà văn “xóm Cầu Đen”, già dặn văn trường từ hồi mới 20 tuổi thế mà ông cứ nắm chặt tay từng học viên một và khóc.

Nguyễn Trí Huân cùng với Phạm Minh Lợi được cử vào B3 (Khu 5), còn Triệu Bôn đi “sâu” hơn là tới tận B2 (miền Đông Nam bộ). Từ Trạm giao liên Cự Nẫm (Quảng Bình) nhóm “nhà văn ra trận” xuống xe đi bộ theo đường Trường Sơn. Nhà văn trẻ Nguyễn Trí Huân vào tới Quảng Nam thì được nhà văn Nguyên Ngọc cử người ra đón về Bộ Tư lệnh Quân khu 5 khi đó đóng ở miền Tây Quảng Nam. Những tưởng vào tới chiến trường rồi là sẽ được “ra trận”, ai dè, như nhà văn Nguyên Ngọc đã phổ biến “Giờ các cậu lên chỗ tăng gia của quân khu ở Ðak Sao, Kon Tum để sản xuất cái ăn trước đã”. Đang hừng hực mà được phổ biến như vậy nên Nguyễn Trí Huân thấy hơi bị hẫng. Và nhất là khi vào tới Bộ Tư lệnh quân khu được mọi người ùa ra chào đón và chờ quà Tết từ ngoài Bắc vào nhưng dọc đường hành quân, trong ba lô của mình có bao nhiêu thuốc lá, bánh kẹo đã chia cho bộ đội hết.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân kể cho tôi nghe chuyện mà giọng ông nghèn nghẹn: “Tôi cứ ân hận mãi. Tết năm ấy vẫn là khoai sắn thôi”. Tôi hiểu, tận trong sâu thẳm lòng mình ông vẫn một lòng gắn bó với mảnh đất “Khu 5 dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Đúng là ông rất gắn bó thật, có một dạo mọi người cứ ngỡ ông “là người” của Sư đoàn 3 Sao Vàng anh hùng chiến đấu ở mặt trận Bình Định. Hỏi ra mới biết, mỗi khi được cử đi thực tế với bộ đội thì lần nào ông cũng “đi với Sư 3”. Ông đi với cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 3 nhiều lần, đến nỗi ngoài cây bút và cuốn sổ tay ghi chép ra, ông còn trực tiếp cầm súng đánh nhau như một người lính trận. Và cũng vì thế mà ông được Tư lệnh Sư đoàn 3 đề nghị lên cấp trên cho ông được nhận Huân chương Chiến công từ chính đơn vị này.

Tôi hỏi thêm: “Bác đi với Sư 3 nhiều thế, bác có viết nhiều về Sư 3 không?”. Nhà văn Nguyễn Trí Huân lần này không cười đỏ mặt nữa, ông hào hứng: “Viết nhiều lắm. Tiểu thuyết “Năm 1975 họ đã sống như thế” tôi viết về những người lính của Sư 3. Sư 3 chính là “nhân vật” xuyên suốt của tiểu thuyết”. Tôi gật đầu: “Thảo nào đọc cuốn ấy em thấy ký ức về chiến tranh trong những mảng chất liệu tươi nguyên, ròng ròng sự sống như thể tiếng súng vừa ngưng nghỉ ngày hôm qua vậy”.

Miền Nam được giải phóng, cũng như các nhà văn – chiến sĩ trưởng thành từ các mặt trận khác, Nguyễn Trí Huân được cử đi học ở Trường Viết văn Nguyễn Du, ông học Khóa 1 từ 1979. Khóa ấy có 44 học viên, toàn “nhân tài đã nổi danh” cả. Đó là các nhà thơ nhà văn: Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trung Trung Đỉnh, Xuân Đức, Thái Bá Lợi và nhiều người khác. Tốt nghiệp “Nguyễn Du” năm 1982, nhà văn Nguyễn Trí Huân được điều về Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông gắn bó với “Nhà số 4” từ đó, trưởng thành từ Biên tập viên lên đến Tổng biên tập. Ông là Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội lâu nhất, những 14 năm.

Thấy vui vui tôi hỏi thật: “Trong sách bác toàn viết về những người lính chứ chả thấy bác nói gì về mình cả. Hay là hôm nay bác kể chuyện nào mà bác nhớ nhất hồi bác ở chiến trường ấy”. Nhà văn Nguyễn Trí Huân chỉnh lại tư thế ngồi, hình như ông muốn ngồi cho chắc chắn hơn thì phải. Rồi ông nói: “Kể về những lần mình hút chết nhé”.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân đã xuất bản các tác phẩm chính: “Mặt cát” (tập truyện ngắn, 1977), “Năm 1975 họ đã sống như thế” (tiểu thuyết, 1979) “Dòng sông của Xô nét” (tiểu thuyết, 1980), “Chim én bay” (tiểu thuyết, 1988), “Dấu thời gian” (ký, 2004).

Năm 1968, anh lính trẻ, cây viết trẻ của Quân chủng Phòng không – Không quân được cử đi thực tế ở Sư đoàn phòng không 367, Sư đoàn đang bố trí trận địa bắn máy bay Mỹ ở Quảng Bình. Một trưa yên ắng, mọi người đang chuẩn bị ăn trưa thì bất ngờ những chớp lửa lóe lên rồi xung quanh u đặc bởi những tiếng nổ dồn dập. Máy bay Mỹ lao tới bất ngờ và liên tiếp thả bom bi xuống trận địa ta. Cùng với mọi người, phóng viên Nguyễn Trí Huân cũng chỉ kịp chúi đầu xuống gầm bàn. Bỗng anh thấy đau nhói ở bụng chân.

Dứt loạt bom, mọi người nhao nhao hỏi: “Anh nhà báo đâu rồi?”. Họ đã nhìn thấy anh và một người nhanh chóng xốc anh lên lưng chạy dọc giao thông hào vào hầm trú ẩn. Rất may Nguyễn Trí Huân chỉ bị thương nhẹ. Anh được mổ gấp gắp những viên bi ra. Nhà văn Nguyễn Trí Huân cười: “Giờ trong cơ thể tôi vẫn còn ba, bốn viên bi nằm ở đâu đó”. Rồi ông nói thêm: “Chuyến đi đó tôi viết được bài ký “Ghi chép ở một trận đánh”. Kể cũng vui vui”.

Rồi năm 1985, nhà văn Nguyễn Trí Huân được cử sang chiến trường Campuchia. Một lần ông đi cùng các chiến sĩ tới Xiêm Riệp. Giai đoạn này ở Campuchia ít có những trận đánh lớn, bọn tàn quân Pol Pot tuy bị ta đánh tan tác nhưng chúng vẫn tản ra và thực hiện “đánh du kích”. Chiếc xe chở quân ta, trong đó có nhà văn Nguyễn Trí Huân, đang di chuyển cùng với một chiếc xe khác chạy trước thì bất ngờ vang lên tiếng nổ của súng B40. Chiếc xe chạy trước bị bốc cháy cuồn cuộn. Rất may bọn lính Pol Pot chỉ đánh lén một phát rồi chuồn nhanh vào rừng. Chiếc xe bị bắn cháy đó chính là chiếc xe mà nhà văn Nguyễn Trí Huân đã ngồi trước đó ít phút, ông được đổi xe đơn giản là vì xe ấy quá đông người ngồi.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân nói nhỏ: “Chuyến đi đó về tôi viết bài ký “Tháng 3 năm 1985”. Có người đã nói vui: Chỉ vì một bài ký xoàng xĩnh mà cậu suýt đổi cả sinh mạng”.

Chừng như chuyện còn nhiều nhưng lúc đó nhà văn Nguyễn Trí Huân có điện thoại, ông đứng dậy để nghe máy. Tôi nói vui theo: “Về hưu hẳn rồi mà bác vẫn bận việc”. Ông nhà văn “Chim én bay” lại đỏ mặt lên: “Viết về người lính và về chiến tranh cách mạng không bao giờ là đủ cả. Điện thoại nhắc nhớ tới dự Cuộc gặp mặt của Tổng cục Chính trị với các nhà văn Quân đội nhân xuân Quý Mão”.

NGUYỄN TRỌNG VĂN/VANVN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Đọc Đường đến Cây cô đơn
“Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Nhà thơ và thi hứng sáng tạo
Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác,
Xem thêm
Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa
Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn; mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng
Xem thêm
Trương Nam Hương - câu thơ trong trẻo nỗi buồn
Nhiều lần tôi có ý định viết về anh, nhưng một phần vì chưa đọc anh đầy đủ, phần nữa là anh em quen biết đã lâu, để viết về nhau không dễ.
Xem thêm
Nhà văn Sơn Tùng: “Ðạo là gốc của văn”
Nhà văn Sơn Tùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học và cách mạng.
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Sở dĩ tôi đặt tên bài viết là Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh, vì tôi và nhiều người thích bài Quả thơ
Xem thêm
Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình
Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...
Xem thêm
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy: Giữ lại một ngày ta như lá
Cốt cách đằm thắm của một người phụ nữ Huế thể hiện trong thơ Tôn Nữ Thu Thủy chủ yếu tập trung vào sự chan hòa với thiên nhiên.
Xem thêm
Người lạc giữa “vòng tròn số phận”
Mỗi câu thơ viết ra là để tự ru mình, ru người. Nhưng suy cho cùng cũng là một cách mượn lời ru… để thức.
Xem thêm
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần minh chứng cho quá trình khai phá, mở mang, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có từ ngàn xưa. Nó chứa đựng những giá trị lớn cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân ở ĐBSCL nói riêng. Vì thế, từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều công trình khảo cứu về nền văn hóa rực rỡ này, để trên cơ sở đó làm rõ những điều bí mật bị chìm lấp qua hàng ngàn năm lịch sử; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh và gìn giữ những gì cao quý mà các bậc tiền nhân đã làm nên. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà thơ ở ĐBSCL, nhất là những nhà thơ ở An Giang đã có những vần thơ xúc động giãi bày tâm tình và tự hào về cái đẹp của văn hóa Óc Eo còn lưu giữ được nơi đây.
Xem thêm
Tình khúc phương Nam - Một bài thơ gợi nhiều cảm xúc
TÌNH KHÚC PHƯƠNG NAM – MỘT BÀI THƠ GỢI NHIỀU CẢM XÚCNhư là có duyên với nhà thơ Vũ Thanh Hoa vậy, trong số nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ gửi dự thi trên trang vanchuongthanhphohochiminh.vn, tôi dừng lại ở bài thơ “Tình khúc phương Nam” của chị. Có phải vì tứ thơ? Có phải vì hình tượng thơ?
Xem thêm
Vũ Hồng ngân lên Đoản khúc số 8
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Mấy năm trước, nhà văn Vũ Hồng ra mắt tập thơ với tựa đề mang ý tưởng rất lạ và thú vị, dễ gây sự tò mò cho bạn đọc: Đoản khúc số 8. Lại còn chọn khổ tập thơ 19x19cm, khá ngộ nghĩnh. Suy cho cùng đây thường là cái tạng của người nghệ sĩ đa tài khi đặt tựa dù là truyện ngắn hay thơ. Bởi “Nghệ thuật là không lặp lại chính mình và không lặp lại của người khác”. Ai đó đã từng nói như thế.
Xem thêm
Từ một khúc đồng dao
Kao Sơn viết Khúc đồng dao lấm láp năm 1976, trong gần một tháng tham gia trại viết của Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh.
Xem thêm
Bài thơ “Một nửa bông hồng”... và những trăn trở nhân sinh
Một nửa bông hồng mắc ở dây thép gaitàn tích chiến tranh để lại
Xem thêm
Câu chữ vời vợi thanh âm
“Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.
Xem thêm
Phạm Trung Tín và đường chân trời
Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.
Xem thêm